Địa chỉ: Khu di tích lịch sử đền Ngọc Sơn, Phố Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cầu Thê Húc với sắc đỏ son nổi bật là điểm tham quan, du lịch không còn xa lạ ở khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cây cầu được làm bằng gỗ, có nhiều trụ liên tiếp và nằm bắc ngang qua hồ nước rộng lớn, nối với hòn đảo nhỏ là nơi tọa lạc của đền Ngọc Sơn. Tên gọi “Thê Húc” của công trình này có nghĩa là “ngưng tụ hào quang” hay “nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm”.

Về lịch sử hình thành, vào năm 1865 dưới triều Tự Đức, Nguyễn Văn Siêu cho xây cầu nối giữa bờ bên này của hồ Hoàn Kiếm với bờ bên kia của đền Ngọc Sơn. Trước khi hoàn thành, công trình đã trải qua hai lần tái thiết kế. Lần thứ nhất là vào năm 1865 nhưng dưới triều Thành Thái, lần thứ nhì là vào năm 1952 ở thời thị trưởng Thẩm Hoàng Tín sau khi một nhịp cầu gãy vào đêm Giao thừa do khách đi lễ đền quá đông.

Xem thêm: Khám phá Hồ Hoàn Kiếm, biểu tượng của thủ đô nghìn năm văn hiến

Cầu Thê Húc nối đôi bờ lưu dấu nét đẹp văn hóa Hà Nội 2

Cầu Thê Húc nối từ bờ bên này của hồ Gươm qua bờ bên kia của đảo Ngọc

Cầu Thê Húc nối đôi bờ lưu dấu nét đẹp văn hóa Hà Nội 3

Tên gọi "Thê Húc" của cây cầu có nghĩa là "ngưng tụ hào quang"

Cầu Thê Húc tọa lạc ngay tại vị trí trung tâm Thủ đô Hà Nội, do đó bạn có thể đến đây tham quan bằng đa dạng các loại phương tiện từ xe bus, taxi đến ô tô, xe máy, v.v.

Xe bus: Nếu di chuyển bằng xe bus, tín đồ du lịch có thể bắt các tuyến 02, 04, 42, 146, CNG 03 với mức giá dao động từ 7.000 - 9.000 VNĐ/lượt.

Xe máy, ô tô: Nhìn chung, có 3 cung đường di chuyển thuận tiện nhất cho các bạn chọn đến cầu Thê Húc bằng phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy.

- Tuyến đường 1: Đi từ Giảng Võ đi theo hướng đường Nguyễn Thái Học - Hai Bà Trưng - Đinh Tiên Hoàng

- Tuyến đường 2: Xuất phát từ Khâm Thiên theo hướng đường Trần Hưng Đạo - Hàng Bài - Đinh Tiên Hoàng

- Tuyến đường 3: Lái xe từ đường Đại Cồ Việt đến Phố Huế - Đinh Tiên Hoàng

Dừng chân tại cầu Thê Húc, sẽ là thiếu sót rất lớn nếu không tham quan và khám phá lối kiến trúc của công trình văn hóa này. Cầu Thê Húc xưa kia được làm bằng loại gỗ khá thô sơ và sơn thêm màu đỏ. Trong lần tái thiết kế thứ 2 vào năm 1952, thị trưởng Thẩm Hoàng Tín đã phá bỏ cây cầu cũ và xây mới lại hoàn toàn.

Với bản thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Diệm, cây cầu “thứ hai” tuy giữ nguyên 16 hàng cọc và phần thân hình vòng nhưng được thiết kế với độ cong lớn hơn. Các dầm ngang và dọc được đúc bằng bê tông cứng cáp, còn thành và mặt cầu vẫn là gỗ. Có thể nói, cầu Thê Húc ở lần tái thiết kế này đã rất thành công trong việc giữ nguyên nét kiến trúc xưa nhưng vẫn giúp cây cầu có sức chống chịu tốt hơn, tồn tại lâu bền cùng người dân Hà Nội.

Cầu Thê Húc nối đôi bờ lưu dấu nét đẹp văn hóa Hà Nội 4

Cây cầu được chống đỡ vững chắc bởi 16 hàng cọc

Đứng trên cầu Thê Húc, bên cạnh chiêm ngưỡng khung cảnh yên bình ở khu vực hồ Gươm, bạn còn có thể chuẩn bị trước một bộ áo dài, chiếc nón lá cùng bó hoa sen nhỏ để chụp hình lưu lại kỷ niệm. Giữa lối kiến trúc nhuốm màu thời gian, những hàng cây xanh in bóng trên mặt hồ phẳng lặng, còn gì bằng hình ảnh người con gái e thẹn trong bộ áo dài thướt tha, nghiêng nghiêng nón lá.

Cầu Thê Húc nối đôi bờ lưu dấu nét đẹp văn hóa Hà Nội 5

Đây là địa điểm lý tưởng để chụp những bộ ảnh mang hơi hướng truyền thống

Đền Ngọc Sơn nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm là điểm kết thúc của cây cầu Thê Húc - nơi giúp tín đồ du lịch tìm hiểu thêm về nét đẹp lịch sử và văn hóa của vùng đất này. Ngôi đền thờ tự vị Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Văn Xương Đế Quân (thần chủ quản công danh), Quan Vân Trường, Lã Động Tân, Phật A Di Đà… Điều này cho thấy tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên” - sự kết hợp hài hòa giữa các tôn giáo của người Việt.

Cầu Thê Húc nối đôi bờ lưu dấu nét đẹp văn hóa Hà Nội 6

Đền Ngọc Sơn nằm ở điểm kết thúc của cây cầu là nơi giúp bạn tìm hiểu thêm về nét đẹp văn hóa - lịch sử của vùng đất này

Tháp Bút - Đài Nghiên và Tháp Rùa là những địa danh mà MIA.vn mách bạn nên kết hợp tham quan trong chuyến vi vu khám phá cầu Thê Húc.

Về Tháp Bút, đây là công trình 5 tầng có hình dáng như một chiếc bút dựng đứng gắn liền với ý chí và sự quyết tâm của của các bậc sĩ phu thời xưa. Trong tòa tháp có khắc 3 chữ Tả Thanh Thiên, nghĩa là viết lên trời xanh. Gắn với Tháp Bút là Đài Nghiên nằm ở đầu cầu Thê Húc được làm từ chất liệu đá xanh, trên thân khắc bài thơ do danh sĩ Nguyễn Văn Siêu sáng tác.

Khác với Tháp Bút - Đài Nghiên, Tháp Rùa gồm 4 tầng có vị trí nằm ngay giữa hồ Hoàn Kiếm. Công trình có thiết kế độc đáo là sự giao hòa giữa phong cách Gothic huyền bí của châu Âu và nét đẹp kiến trúc truyền thống của Việt Nam.

Cầu Thê Húc nối đôi bờ lưu dấu nét đẹp văn hóa Hà Nội 7

Tháp Rùa là điểm tham quan mà bạn không nên bỏ qua khi khám phá khu vực quanh cầu Thê Húc

Khi màn đêm buông xuống, cầu Thê Húc vốn mang nét đẹp hoài cổ bỗng trở nên lung linh, rực rỡ với hệ thống đèn đa sắc màu được lắp đặt dọc thành cầu. Kết hợp với sắc đỏ son đặc trưng, nổi bật, công trình phản chiếu ánh sáng rực rỡ cả một vùng hồ Gươm, khoác lên khung cảnh yên bình nơi đây vẻ đẹp rất khác.

Cầu Thê Húc nối đôi bờ lưu dấu nét đẹp văn hóa Hà Nội 8

Cầu Thê Húc về đêm khoác lên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo 

Vẻ đẹp hoài cổ của cầu Thê Húc có thể nói là nét chấm phá không thể thiếu trong bức tranh ngàn năm văn hiến của vùng đất Thủ đô. Có dịp du lịch Hà Nội, đừng bỏ lỡ cơ hội đến tham quan, khám phá và chụp ảnh cùng cây cầu nổi tiếng này bạn nhé!