Hà Nội là vùng đất văn hóa với nhiều điểm đến lịch sử, kiến trúc và tôn giáo được đông đảo các tín đồ du lịch ghé thăm. Một trong những địa điểm ấy chính là Chùa Phúc Khánh hay còn được biết đến với tên gọi là Chùa Sở. Vậy Chùa Sở ở đâu và sẽ có những trải nghiệm tham quan hay hành hương gì tại ngôi chùa trăm tuổi này, hãy cùng MIA.vn xách vali lên và đến với Thủ đô Hà Nội nhé!
1 Chùa Phúc Khách - Ngôi chùa vài trăm tuổi ngự giữa lòng thủ đô
1.1 Giới thiệu sơ nét về vẻ đẹp của Chùa Phúc Khánh
Địa chỉ: 382 Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Chùa Phúc Khánh (Chùa Sở) là một ngôi chùa được nhiều tín đồ du lịch đến chiêm bái khi ghé qua Thủ đô Hà Nội. Đây còn ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng và thu hút khá đông tín đồ Phật Giáo đến cầu an và cúng sao vào những dịp đầu năm.
Dù tọa lạc tại một trong những con phố tấp nập nhất ở quận Đống Đa, thế nhưng, chỉ cần bước qua cánh cửa chùa, bao ồn ã, náo nhiệt ngoài kia bỗng chốc tan biến, chỉ còn lại vẻ đẹp bình yên và dịu dàng của một công trình tôn giáo.
Chùa Phúc Khánh là một trong những ngôi chùa cổ tại Việt Nam. Vào năm 1988, chùa đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia. Hiện nay, chùa là điểm đến quen thuộc của các tín đồ Phật giáo mỗi khi có dịp nguyện cầu sự bình an.
1.2 Lịch sử lâu đời và nhiều thăng trầm của Chùa Phúc Khánh
Hiện không có nhiều ghi chép để chứng minh về lịch sử hình thành của Chùa Phúc Khánh một cách chính xác nhất. Có nhiều ý kiến cho rằng, Chùa Phúc Khánh được xây dựng vào cuối thời Trần khi triều đình mở cuộc vi ngoài Thăng Long.
Chùa đã từng trải qua nhiều lần hư hại do hỏa hoạn. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, chùa nằm trong khu vực xảy ra trận đánh Đống Đa lịch sử nên đã bị ảnh hưởng dẫn đến đổ nát. Chùa đã được trùng tu và sửa chữa trong giai đoạn 1853 đến 1998 và trở nên khang trang hơn.
2 Hướng dẫn di chuyển đến Chùa Phúc Khánh từ trung tâm Thủ đô Hà Nội
Chùa Phúc Khánh nằm trong khu vực trung tâm của Thủ đô Hà Nội. Vì thế, sẽ không quá khó khăn trong việc tìm đường di chuyển đến ngôi chùa linh thiêng này. Bạn có thể tham khảo Google Maps hoặc di chuyển theo cung đường mà MIA.vn gợi ý: Xã Đàn - rẽ trái vào Nguyễn Lương Bằng - Tây Sơn - Cầu vượt Ngã Tư Sở. Khi đến chân cầu vượt, bạn có thể thấy chùa ở phía tay trái. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi các tuyến xe buýt số 01, 02, 24 để có thể đến được Chùa Phúc Khánh.
3 Những điều đặc biệt tại Chùa Phúc Khánh mà bạn nên trải nghiệm
Chùa Phúc Khánh là một địa điểm tham quan tâm linh, tôn giáo được nhiều người dân thủ đô tìm đến nguyện cầu và chiêm bái trong mỗi dịp lễ lớn. Hãy cùng Cẩm nang du lịch MIA.vn khám phá những điều đặc biệt tại ngôi chùa này mà bạn có thể khám phá, trải nghiệm.
3.1 Khám phá kiến trúc mang vẻ đẹp tôn nghiêm
Với tuổi đời lên đến hàng trăm năm, không quá bất ngờ khi chùa Phúc Khánh vẫn còn lưu giữ được vẻ đẹp từ những ngày xưa cũ. Dù một số công trình đã được tôn tạo hoặc xây mới, thế nhưng dấu ấn kiến trúc từ thời phong kiến còn sót lại vẫn gợi nên một nét đẹp cổ kính của ngôi chùa này.
Hạng mục đầu tiên bạn có thể thấy khi bước vào chùa chính là Cổng Tam Quan. Cổng Tam Quan của chùa hiện có hai tầng. Tầng trên của cổng là lầu có gác chuông. Phía trên cổng có mở thêm 3 cửa vòm. Cửa ở giữa khá lớn so với hai cánh cửa còn lại. Chính nhờ sự tạo tác ấy, cổng chùa mang dáng dấp vững chãi, kiên cố nhưng không kém phần mộc mạc. Tuy nhiên, ngày nay, các tín đồ Phật giáo khi tham quan chùa sẽ không dùng Cổng Tam Quan mà di chuyển bằng lối đi phụ phía bên cạnh.
Trong khuôn viên chùa còn có một khu vườn nhỏ dẫn đến tiền đường. Khu vườn gợi nên một khoảng xanh nhẹ nhàng cho cả ngôi chùa trước khi bước đến tiền đường. Tại tiền đường, bạn sẽ được chiêm ngưỡng Đài Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Sau khi di chuyển xa hơn, bạn sẽ đến với chánh điện, hậu cung, nhà tổ mang dáng vẻ uy nghiêm và kiến trúc đậm chất Việt Nam truyền thống.
Hiện tại, trong Chùa Phúc Khánh có an trí thành kính các pho tượng như tượng Cửu Long, tượng Quan Âm và các vị sư trụ trì đã viên tịch. Cùng với đó, chùa còn có hệ thống tượng theo tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.
3.2 Chiêm ngưỡng những di vật còn sót lại ở chùa
Không chỉ nổi bật với dấu ấn kiến trúc truyền thống, Chùa Phúc Khánh hiện còn là nơi lưu giữ nhiều cổ vật quý giá với các chất liệu khác nhau. Trong chùa có nhiều tượng Phật được chạm khắc một cách tinh xảo và có giá trị nghệ thuật cao như tượng A Di Đà, tượng Quan Thế Âm hay tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Có nhiều pho tượng đã được tạo ra từ thời Tây Sơn đến nay vẫn còn tồn tại.
Ngoài ra, bên trong khuôn viên của chùa còn có khoảng 21 tấm bia đá, trong đó, tấm bia cổ nhất được dựng năm 1693. Nối dài danh sách cổ vật của chùa còn có 3 đại hồng chung có niên đại lâu đời cùng hệ thống cửa võng, hoành phi, cuốn thư, đỉnh trầm, câu đối và nhiều di vật thời tự khác còn sót lại.
3.3 Tham gia các khóa lễ tại chùa
Tại Chùa Phước Khánh có những khóa lễ được đông đảo tín đồ Phật Giáo tìm đến tham gia như lễ cầu an, lễ cầu siêu hay lễ cúng sao giải hạn. Đặc biệt, vào tháng Giêng hàng năm, ngôi chùa này đều đón khá đông các tín đồ từ thập phương tề tựu về để cúng sao giải hạn, mong một năm mới thuận buồm xuôi gió.
3.4 Lễ Phật cầu bình an
Chùa Phước Khánh thu hút nhiều tín đồ Phật giáo tìm đến bởi sự linh thiêng. Vì thế, nơi đây luôn có nhiều tín đồ du lịch tìm đến để nguyện cầu những điều may mắn. Vào tháng Giêng, nhiều tín đồ còn tìm đến chùa cúng Đức Ông để rút quẻ đầu năm mới.
4 Những lưu ý khi đến Chùa Phúc Khánh mà bạn nên biết
Chùa Phúc Khánh là một địa điểm tâm linh, tôn giáo với số lượng tông đồ đến nguyện cầu rất đông. Vì thế, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề khi tham quan ngôi chùa này. Sau đây là một vài điều mà bạn nên biết trước khi khám phá vẻ đẹp của Chùa Phúc Khánh.
- Tránh làm ồn, đùa giỡn và nói chuyện lớn tiếng, đặc biệt trong lúc người khác đang lễ Phật. Điều này có thể phá vỡ bầu không khí tôn nghiêm tại chùa.
- Vào những ngày có khóa lễ, chùa sẽ rất đông. Khi đến viếng chùa hoặc tham gia khóa lễ, bạn nên tự bảo quản tư trang tiền bạc để tránh những sự cố đáng tiếc.
- Lựa chọn trang phục chỉn chu, nghiêm trang khi tham quan chùa. Tránh lựa chọn những trang phục bó sát, quá ngắn và lộ cả cánh tay, nữ hạn chế mặc váy khi viếng chùa.
-Cần kiểm soát thật kỹ nếu đi theo gia đình có trẻ nhỏ. Tránh để có bé đùa giỡn hay sờ vào tượng Phật hoặc hiện vật trong khuôn viên chùa.
Chùa Phúc Khánh là một địa điểm tham quan và lễ Phật nổi tiếng mà bạn nên ghé qua khi du lịch Thủ đô Hà Nội. Chúng mình hy vọng rằng, bạn đã cảm nhận một cách khái quát nhất về chùa khi tham khảo qua cẩm nang du lịch này. Ngoài ra, Thủ đô Hà Nội còn có nhiều địa điểm tham quan văn hóa, lịch sử khác trong thành phố. Bạn có thể tham khảo Cẩm nang du lịch Hà Nội để có thể biết thêm thông tin và tự tạo ra cho mình một lịch trình khám phá thú vị nhất nhé!