Thác Bờ là tên gọi từ xa xưa của đoạn sông Đà khi chảy qua địa bàn khu vực chợ Bờ, xã Hào Tráng. Hiện tại thì nó đã được tách ra thành hai xã, Thung Nai Hòa Bình của huyện Cao Phong và xã Vầy Nưa của huyện Đà Bắc. Từ thời xa xưa nơi đây đã là mảnh đất trù phú nơi người Mường sinh sống. 

Đi cùng sự phát triển xã hội, sau này đập thủy điện đã được xây dựng cho ngập nước lên cả những đỉnh núi để tạo thành các đảo đá vôi nhỏ. Bởi vẻ đẹp lung linh huyền ảo ấy mà thác Bờ mới có mệnh danh là “vịnh Hạ Long trên cạn”. Nhưng sau khi ngăn dòng thì mạch nước cuồn cuộn của thác Bờ - ghềnh Hoa lại trở nên dữ dằn nguy hiểm hơn. Để cầu bình an và mong được che chở cho những chuyến đi đánh bắt, người dân nơi đây đã lập nên đền Chúa Thác Bờ. 

Chiêm bái Đền Chúa Thác Bờ an yên giữa mảnh đất Hòa Bình 2

Người dân nơi đây đã lập nên đền Chúa Thác Bờ để cầu bình an 

Xem thêm: Cột cờ Mai Châu, địa chỉ sống ảo không góc chết ở Hòa Bình

Nếu chọn phương tiện công cộng để ghé thăm địa điểm này thì bạn có thể bắt xe ở bến xe Mỹ Đình, sau đó thuê taxi hoặc xe ôm chở tới bến cảng Thung Nai và đi thuyền tới đền. Với phương tiện xe máy hoặc xe ô tô cá nhân thì bạn hãy di chuyển theo cung Nguyễn Trãi - Quốc lộ 6 - Hòa Sơn - Nguyễn Văn Trỗi - đường Hồ Chí Minh, sau đó rẽ trái tới Hòa Bình

Phương án thứ hai là chạy theo cung đại lộ Thăng Long - Quốc lộ 21 - Xuân Mai - Lương Sơn - Kỳ Sơn - Hòa Bình. Sau khi tới Hòa Bình thì bạn nhớ hỏi đường để đến cảng Thung Nai rồi thuê thuyền lớn đi. Thời gian di chuyển trên thuyền mất khoảng chừng 30 phút.

Đền Chúa Thác Bờ có địa thế tựa núi hướng sông, với một hồ xanh rộng lớn tuyệt đẹp bao bọc cùng những hang động thạch nhũ lấp lánh. Năm 2009, động Thác Bờ đã được chứng nhận Di tích Danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia. 

Theo truyền thuyết thì đền Chúa Thác Bờ thờ hai nữ tướng Đinh Thị Vân người Mường và một người phụ nữ dân tộc Dao khác. Cả hai người đều có công lớn dưới thời vua Lê Lợi khi đã chở đầy lương thực, chiến thuyền tiếp tế từ Thác Bờ đến Mường Lễ (Sơn La) cho dân quân dẹp loạn. Nhằm ghi công hai nữ tướng, triều đình đã giao mảnh đất Mường tại Hòa Bình lại cho hai bà cai quản. 

Tương truyền từ đó người dân nơi đây đã được hai bà giúp đỡ ổn định cuộc sống, đồng bào được học cách lên nương làm rẫy, giăng lưới đánh bắt cá tôm. Dù sau này khi qua đời thì hai vị nữ tướng này vẫn thường hiển linh bảo vệ người dân, giúp trời mưa thuận gió hòa, chở che qua những đoạn sông nguy hiểm. Cũng bởi lý do này mà người dân địa phương đã lập đền Chúa Thác Bờ để tưởng nhớ và mong được phù hộ bình an. 

Chiêm bái Đền Chúa Thác Bờ an yên giữa mảnh đất Hòa Bình 3

Tương truyền đền Chúa Thác Bờ thờ hai nữ tướng Đinh Thị Vân người Mường và một người phụ nữ dân tộc Dao khác

4.1 Kiến trúc đền Chúa Thác Bờ

Di tích đền Chúa Thác Bờ bao gồm 2 phân khu là đền bà Chúa ở tả ngạn và đền Thác Bờ ở hữu ngạn. Dù đã được trùng tu nhiều lần nhưng hiện tại đền vẫn mang nét độc đáo rất riêng từ xa xưa. Bên tả ngạn sở hữu bình đồ chữ Đinh, có đại bái và hậu cung. 

Mặt trước đền bà Chúa là miếu 5 cổng ngói vảy cá, cửa chính treo tranh chữ Hán và trần được chạm nổi mặt rồng. Đền Thác Bờ thì có 3 gian thờ chính cùng hậu cung nằm trên 2 tầng núi, mọi người đi hành hương ở tầng 1, tầng 2 là nơi thờ phụng. 

Chiêm bái Đền Chúa Thác Bờ an yên giữa mảnh đất Hòa Bình 4

Kiến trúc đền Chúa Thác Bờ khá đặc biệt khi bao gồm 2 phân khu là đền bà Chúa ở tả ngạn và đền Thác Bờ ở hữu ngạn

4.2 Có gì trong đền Chúa Thác Bờ? 

Theo kinh nghiệm du lịch, các bạn nên ghé thăm nơi đây vào khoảng từ 7/1 đến hết tháng 3 âm bởi lúc này có nhiều lễ hội náo nhiệt được tổ chức nhất. Tổng cộng đền sở hữu 38 pho tượng, trong đó bao gồm 2 pho tượng đồng thờ hai nữ tướng. Pho tượng lớn của đền nằm trong hang động mát mẻ và khô ráo quanh năm. Quanh hang có những cột thạch nhũ lung linh trong ánh điện lờ mờ, khiến khung cảnh thêm phần linh thiêng và ảo mộng. 

Để đến dâng hương thì bạn phải vượt qua hơn 100 bậc thang thử thách mới lên đến nơi thờ cúng. Vào mùa khô, từ bè tre của nhà thuyền chỉ cần đi thẳng khoảng 50m là bạn sẽ đến đến cửa hang. Động Thác Bờ bao gồm các khối thạch nhũ đủ loại kích thước, hình dạng với nhiều tượng Phật đồ sộ. 

Không chỉ được chiêm bái mà bạn còn có cơ hội vãn cảnh với địa thế đền tựa lưng vào núi, mặt hướng hồ nước bao la xanh ngọc trước mắt. Bên cạnh đó, đền Chúa Thác Bờ còn thờ một số tín ngưỡng như Công đồng quan lớn, Ngũ vị Tôn ông; Tứ phủ Thánh cô, Tứ phủ Thánh cậu; bà chúa Sơn Trang (Động Sơn Trang); Đức Đại vương Trần Quốc Tuấn… 

Chiêm bái Đền Chúa Thác Bờ an yên giữa mảnh đất Hòa Bình 5

Vào mùa khô, từ nhà thuyền chỉ cần đi thẳng khoảng 50m là bạn sẽ đến được cửa hang

Chiêm bái Đền Chúa Thác Bờ an yên giữa mảnh đất Hòa Bình 6

Pho tượng lớn của đền Chúa Thác Bờ nằm trong hang động mát mẻ và khô ráo quanh năm

5.1 Nên cầu gì ở đền Chúa Thác Bờ?

Mọi người đến cầu đền Chúa Thác Bờ cũng bằng tâm thế của người xưa khi lập đền, với mong mỏi những điều an yên trong cuộc sống sẽ đến với mình. Được bà Chúa phù hộ độ trì trong không gian tự nhiên vốn đã nên thơ sẽ giúp bạn có được những khoảng lặng cần thiết để tìm lại cội nguồn, tìm về bản thân. 

5.2 Thời điểm thăm viếng đẹp nhất là lúc nào?

Theo kinh nghiệm của nhiều khách hành hương thì thời điểm ghé thăm đền Chúa Thác Bờ đẹp nhất là vào mùa xuân – hạ, nhất là khi diễn ra lễ hội đền Chúa Thác Bờ từ mùng Bảy tháng Giêng đến hết khoảng tháng 3 âm lịch. Thường thời điểm này cũng trùng với Tết cổ truyền nên dòng người sẽ tấp nập đến du xuân. 

Tuy nhiên nếu không thích đi quá đông thì bạn có thể lùi lịch trình sang mùa hè. Lúc này mọi người có thể khám phá không gian sông nước, hang động với nhiều dãy núi đá vôi giữa không khí tươi mát. Bên cạnh đó bạn cũng có thể kết hợp hành trình với nhiều điểm tham quan nổi tiếng khác ở Hòa Bình như Thung Nai, Nhà máy Điện Thủy Hòa Bình… 

Chiêm bái Đền Chúa Thác Bờ an yên giữa mảnh đất Hòa Bình 7

Thuyền đưa người đến chiêm bái mảnh đất linh thiêng bậc nhất tại Hòa Bình

5.3 Trang phục thích hợp để tham quan di tích tâm linh đền Chúa Thác Bờ

Để đi khám phá đền Chúa Thác Bờ trọn vẹn thì khách hành hương nên sửa soạn lễ phục đúng kiểu. Đầu tiên về màu sắc là phải trang nhã, kín đáo nhưng vẫn tinh tế. Trang phục nên có hoa văn điềm đạm, tốt nhất mặc áo cùng màu với áo tràng Phật tử. Cũng do tính chất địa hình mà khi ghé thăm bạn sẽ phải di chuyển nhiều để tham quan, thế nên hãy chọn những đôi giày vận động thoải mái, nâng niu đôi chân để có được những trải nghiệm êm ái nhất. 

5.4 Hướng dẫn sắm lễ để cúng 

Đến những địa danh tâm linh như đền Chúa Thác Bờ bạn cần sắm lễ đủ và phù hợp. Các bạn nên chuẩn bị lễ trước thay vì mua gấp ở gần đền, vừa tốn kém mà vừa đắt đỏ nên dễ thiếu đồ. Những lễ vật cơ bản mà bạn nên chuẩn bị chính là vàng mã, nhang, tiền âm phủ, hoa quả tươi, gạo nếp… 

Chiêm bái Đền Chúa Thác Bờ an yên giữa mảnh đất Hòa Bình 8

Hành hương chiêm bái Đền Chúa Thác Bờ tựa túi hướng sông giữa mảnh đất Hòa Bình bình an

Hy vọng với những thông tin chi tiết đã được MIA.vn tổng hợp trên đây mọi người sẽ có được chuyến hành hương suôn sẻ với nhiều trải nghiệm độc đáo tại Đền Chúa Thác Bờ. Từ đó bạn cũng có thể xây dựng cho mình lịch trình phù hợp nhất.