Chuối hột rừng Kon Tum được mệnh danh là dược liệu của phố núi. Có lẽ vì từng bộ phận của nó đều có thể giúp bạn giải quyết vấn đề về sức khỏe như đau lưng, nhức mỏi, khó ngủ,... Cùng tìm hiểu về công dụng diệu kỳ của loại quả nơi đây nhé!
1Vài nét về chuối hột rừng Kon Tum
Chuối hột rừng Kon Tum có họ là musaceae (chuối) thường được gọi với cái tên thân thuộc là chuối rừng hay cuổi đông, duốc (theo dân tộc Tày), Co phí vẹc ( dân tộc Thái), Prít ( dân tộc Kdong). Nếu bạn thích món đặc sản dế chiên Kon Tum béo ngậy thì cũng nên kết hợp cùng món chuối hột này để thanh lọc lại cơ thể.
Cây chuối hột rừng Kon Tum thường mọc hoang ở các thung lũng và sườn núi. Thân giả thường cao tới 3 – 4m; lá có phiến dài, cuống xanh có sọc đỏ. Khác với loại thông thường có hoa mọc thõng xuống, chuối hột rừng Kon Tum mọc thẳng đứng ở ngọn, màu đỏ thẫm, xen lẫn với những quả màu vàng, số nải ít hơn 10.
Xem thêm: Thưởng thức Cá Niêng đặc sản của người dân huyện Đăk Glei, Kon Tum
2Công dụng của cây chuối hột rừng Kon Tum
Nếu lá mì Kon Tum có thể chế biến đa dạng các món, thì với mỗi bộ phận của cây chuối hột rừng Kon Tum đều có thể trở thành dược liệu tốt giúp nâng cao sức khỏe nếu biết tận dụng triệt để..
Thân chuối hột rừng Kon Tum có thể dùng để trị đau nhức răng bằng cách cắt thân chuối thành đoạn nhỏ đem nướng chín rồi ép lấy nước, ngậm với ít muối. Dùng lõi thân cây đập dập, đắp vào vết thương có thể giúp cầm máu tốt hơn. Đặc biệt, thân chuối hột rừng còn giúp tiêu khát, vì thế người dân địa phương khi đi rừng khát nước.
Đối với vỏ chuối hột rừng Kon Tum, bạn có thể thái nhỏ, phơi khô và hãm với đổ nước sôi uống một ngày 2 lần để trị đau bụng, tiêu chảy. Đối với các bệnh vặt, người dân địa phương thường sử dụng thực phẩm, trái cây rừng để trị khỏi nên rất lành tính.
Đối với hoa chuối hột rừng Kon Tum, bạn có thể thái nhỏ để nấu hoặc làm nộm ăn rất ngon còn có thể giúp phụ nữ mới sinh con tăng tiết sữa. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp hương vị chát của hoa chuối và chút nhẫn nhẫn của cà đắng Kon Tum để tăng thêm phần độc đáo cho món ăn.
Đồng bào dân tộc người Thái ở vùng Tây Bắc còn thường dùng củ chuối hột sắc uống để làm thuốc an thai. Thân và củ chuối đem um với cá lóc hoặc lươn đồng còn là một món ăn, bài thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe khá tốt nên được người dân nơi đây áp dụng rộng rãi. Còn đối với hạt chuối hột rừng Kon Tum có thể giúp giảm đau, tiêu sưng, chữa đau lưng,...
Trái chuối hột rừng to bằng ngón tay cái, lúc chín vàng ươm, ăn vào rất thơm và ngọt. Người ta thường dùng trái chuối hột để ngâm rượu. Ngoài ra, nó còn có thể chữa bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, phong (gút), viêm thận, viêm loét dạ dày, tiêu chảy.
Lưu ý: Chuối rừng còn xanh chứa nhiều chất tanin không nên ăn sống vì rất dễ bị ngộ độc hoặc táo bón nặng. Bạn nhớ lưu lại những công dụng tuyệt vời và cách sử dụng vào cẩm nang du lịch, chắc chắn sẽ rất hữu ích cho bạn đấy!
Chuối hột rừng Kon Tum quả là một dược liệu thần thành với rất nhiều công dụng, không chỉ chữa được rất nhiều bệnh mà còn là một thực phẩm chế biến được những món ăn bắt miệng. Nếu có dịp đến với Kon Tum đừng quên mua về đặc sản này để làm quà cho người thân và bạn bè nhé! Hy vọng chia sẻ từ MIA.vn sẽ hữu ích cho chuyến du lịch của bạn.