Bồn bồn là sản vật dân dã thuộc họ lau sậy, do thân cây mọc trong nước, rễ thả nổi như rau muống nên còn có tên gọi khác là “thủy hương”. Loài cây này sinh trưởng và phát triển tốt ở các vùng đất ngập nước như ven ao hồ, đầm rìa, có thể thích nghi với nước lợ, lợ ít phèn hoặc nước ngọt. Tuy có phần ảnh hưởng đến việc đồng áng nhưng người dân lại biết cách tận dụng để chế biến nhiều món ngon cho gia đình.

Bồn bồn, nguyên liệu đặc sản tạo nên những món ngon bổ dưỡng 2

Bồn bồn còn được biết đến với tên gọi khác là "cây thủy hương". Ảnh: Dienmayxanh

Theo Blog Du lịch MIA Go tìm hiểu, bồn bồn thường tập trung nhiều tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cà Mau. Thời gian thu hoạch thường dao động từ tháng 6 đến tháng 11 hằng năm. Khi này những vạt bồn bồn đua nhau mọc cao, phủ lên mặt nước một màu xanh mướt. Người nông dân miền Tây chỉ cần kéo phần ngọn, giữ lại từ gốc trở lên khoảng 30cm, sau đó tách lấy lõi non bên trong là đã có thể dùng được.

Xem thêm: Có dịp du lịch miền Tây, ghé ngay 15 điểm đến nổi tiếng gần xa

Bồn bồn, nguyên liệu đặc sản tạo nên những món ngon bổ dưỡng 3

Cây bồn bồn sinh trưởng nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Thamhiemmekong

Bồn bồn cung cấp nguyên liệu để chế biến đa dạng món ăn, cũng như đáp ứng những nhu cầu dệt vải, lợp tranh… trong đời sống. Đây cũng được đánh giá là sản vật có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

- Tăng khả năng miễn dịch: Nhờ vào chất xơ, nước, các vitamin và khoáng chất, bồn bồn giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.

- Hỗ trợ chứng đau nhức xương khớp: Đây là nguyên liệu quan trọng để điều chế bài thuốc hỗ trợ cắt giảm cơn đau khớp.

- Giúp tuần hoàn máu, kháng viêm: Phấn của hoa bồn bồn có thể dùng sắc nước hoặc pha bột với nước đun sôi để nguội để uống hằng ngày, có tác dụng kích thích lưu thông máu.

- Hỗ trợ trị ho ra máu, phế nhiệt: Chiêu thuốc kết hợp bồn bồn, cây tóc rối và củ sinh địa giúp giảm thiểu các triệu chứng của tình trạng phế nhiệt, ho khạc ra máu.

- Thanh nhiệt, làm mát cơ thể: Phấn hoa bồn bồn uống với nước cốt lá sen hoặc nước ép củ cải giúp cơ thể giải nhiệt hiệu quả.

- Hỗ trợ chữa rối loạn kinh nguyệt: Bồn bồn được dùng để luyện mật làm thuốc viên điều trị một số bệnh lý phụ khoa.

- Giúp trị xuất huyết đường ruột: Các chất trong bồn bồn giúp bảo vệ vách ngăn của thành ruột, hạn chế và hỗ trợ điều trị bệnh lý.

- Ngăn chảy máu cam ở trẻ nhỏ: Tán bồn bồn kết hợp với hoa thạch lựu theo tỷ lệ 3:1 thành bột, cho trẻ nhỏ uống hằng ngày giúp điều trị tình trạng chảy máu cam.

- Bồi bổ sức khỏe thai kỳ: Những thực phẩm làm từ bồn bồn như bánh mì, súp, bánh quy, siro… có thể thêm vào bữa phụ, giúp bồi dưỡng sức khỏe của mẹ và trẻ.

Bồn bồn, nguyên liệu đặc sản tạo nên những món ngon bổ dưỡng 4

Bồn bồn mang đến nhiều công dụng khác nhau từ đáp ứng nhu cầu dệt vải, lợp tranh trong đời sống đến chế biến các món ngon tốt cho sức khỏe. Ảnh: Ngọc Thúy

Sau khi thu hoạch, bồn bồn sẽ được rửa sạch, sơ chế lấy phần thân non và lá để kết hợp với các nguyên liệu khác tạo nên đa dạng món ngon quen thuộc. Dưới đây là những món đặc sản miền Tây làm nên tên tuổi bồn bồn cũng như sự sáng tạo của người dân địa phương trong quá trình chế biến.

Đây là món ăn đơn giản nhất sử dụng nguyên liệu bồn bồn, có thể bảo quản lâu ngày và ăn rất bắt cơm.

Chuẩn bị:

- Bồn bồn

- Nước vo gạo

- Muối hạt, đường

- Hũ đựng có nắp

Cách làm dưa bồn bồn: Sau công đoạn rửa sạch, bồn bồn sẽ được người dân bóc vỏ lấy phần lõi trắng và dùng dao chẻ làm đôi hoặc tư. Tiếp đó cho vào trong hũ và thêm vào nước vo gạo đã nấu sôi, nêm nếm muối, đường, vớt hết lớp bọt nổi trên bề mặt, để nguội hoàn toàn và đậy kín để ủ trong 2 ngày để lên men là ăn được.

Hương vị món ăn: Bồn bồn muối chua có mùi thơm đặc trưng, khi ăn cảm nhận được độ giòn, mềm và vị chua ngon khó cưỡng. Nhiều người sáng tạo còn cho thêm đường, bột ngọt và tỏi ớt vào tạo thành một món dưa chua ngọt, giòn lạ miệng, ăn cùng đặc sản thịt kho, cá kho… miền Tây là mê mẩn mãi không thôi.

Bồn bồn, nguyên liệu đặc sản tạo nên những món ngon bổ dưỡng 5

Dưa bồn bồn có cách chế biến vô cùng đơn giản, hương vị lạ miệng. Ảnh: Thamhiemmekong

Tùy vào sở thích mà có thể kết hợp bồn bồn với thịt hoặc tôm, mực tạo nên một món xào hợp khẩu vị.

Chuẩn bị:

- Bồn bồn

- Thịt ba chỉ hoặc tôm, mực

- Hành tím, hành lá, ngò rí

- Muối, gia vị nêm nếm

Cách làm: Sơ chế thịt ba chỉ hoặc tôm, mực sạch sẽ, ngâm với nước muối pha loãng rồi vớt ra rửa lại với nước, để ráo và cắt theo ý thích. Sau đó bắc nồi lên bếp, phi thơm hành tím băm nhỏ đã chuẩn bị trước, rồi thêm thịt heo hoặc tôm, mực vào đảo cho săn. Tiếp đó cho bồn bồn vào, đảo nhanh tay với lửa lớn, nêm nếm gia vị và đảo đều thêm khoảng 3 phút là có thể tắt bếp.

Bồn bồn, nguyên liệu đặc sản tạo nên những món ngon bổ dưỡng 6

Bồn bồn xào với thịt hoặc tôm, mực tạo nên món ngon dễ ăn, hấp dẫn. Ảnh: Thamhiemmekong

Hương vị: Mùi hương thơm nức mũi của món bồn bồn xào khi nhấc xuống bếp khiến ai nấy đều bị thu hút và muốn thưởng thức. Bồn bồn giòn, ngọt lạ miệng khi ăn cùng thịt hoặc tôm, mực tươi mềm cực kỳ hợp và hấp dẫn.

Chuẩn bị:

- Bồn bồn

- Thịt ba chỉ, tôm sú

- Nước mắm, đường, chanh

- Tỏi, ớt, sả, rau răm

- Đậu phộng

Cách làm: Để chế biến món gỏi, đầu tiên sơ chế bồn bồn, tôm và thịt. Bồn bồn nhặt lấy phần non, cắt khúc nhỏ, rửa sạch. Tôm và thịt đều rửa sạch, luộc chín và cắt theo ý muốn. Tiếp theo, chuẩn bị tỏi băm, sả băm, ớt xay nhuyễn để pha nước trộn với nước mắm, đường, nước cốt chanh. Cuối cùng cho tất cả vào trộn đều lên, rắc thêm rau răm cắt nhuyễn và đậu phộng rang.

Hương vị: Gỏi bồn bồn tôm thịt là sự kết hợp hoàn hảo giữa bồn bồn chua ngọt, dai giòn sần sật hòa quyện cùng tôm và thịt luộc tươi ngon. Món gỏi thích hợp ăn kèm với bánh phồng tôm giòn rụm.

Bồn bồn, nguyên liệu đặc sản tạo nên những món ngon bổ dưỡng 7

Gỏi bồn bồn dai giòn sần sật, chua chua ngọt ngọt kích thích vị giác. Ảnh: Ẩm thực Ba Miền 365

Chuẩn bị:

- Dưa bồn bồn

- Cá lóc

- Giá, cà chua

- Nước mắm, gia vị nêm nếm

- Ớt, chanh, rau húng quế

Cách làm: Sơ chế lần lượt cá lóc, giá, cà chua, rau húng quế , ớt, chanh và dưa bồn bồn. Bắc nồi lên bếp đun sôi nước, luộc chín cá lóc vớt ra đĩa. Tiếp theo cho dưa bồn bồn, cà chua vào nước luộc cá đun sôi lên. Sau khi cho giá vào đảo đều, nêm nếm hỗn hợp chanh, đường, nước mắm và nếm nếm gia vị. Cuối cùng thêm ớt đã cắt lát và rau húng quế.

Bồn bồn, nguyên liệu đặc sản tạo nên những món ngon bổ dưỡng 8

Canh chua bồn bồn cá lóc là món ăn chuẩn đặc sản miền Tây. Ảnh: Dienmayxanh

Hương vị: Thịt cá lóc mềm ngọt chấm cùng chén nước mắm tỏi ớt càng thêm ngon miệng. Canh chua bồn bồn có mùi thơm đặc trưng, độ chua nhẹ cực ngon do các nguyên liệu hòa quyện lại với nhau.

Trên đây, MIA.vn vừa giới thiệu đến bạn đặc sản bồn bồn nổi tiếng của ẩm thực miền Tây sông nước. Có dịp vi vu khám phá vùng đất này, đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức các món ngon chế biến từ bồn bồn, đặc biệt là mua dưa bồn bồn về làm quà cho gia đình, bạn bè. Hương vị bồn bồn lạ miệng dưới nhiều hình thức nêm nấu khác nhau sẽ khiến khách du lịch không khỏi thích thú.