Bến Tre là vùng đất trù phú và được thiên nhiên ưu ái nhất miền Tây Nam Bộ. Với thổ nhưỡng màu mỡ, khí hậu ôn hòa và con người chân chất, Bến Tre thu hút lượng lớn khách từ thập phương đến du lịch. Bên cạnh những khu sinh thái yên bình, nền ẩm thực phong phú đa dạng, Bến Tre còn có vẻ đẹp huyền bí ẩn chứa dưới những địa điểm lịch sử nhiều ý nghĩa. Cùng MIA.vn khám phá đình Phú Tự Bến Tre - nơi bạn có thể chiêm ngưỡng Cây Di sản Việt Nam nhé!

Địa chỉ: Ấp Phú Hào, xã Phú Hưng, tỉnh Bến Tre.

Giờ mở cửa: Hoạt động vào tất cả các ngày trong tuần.

Giá vé: Ra vào cổng đình tự do.

Đình Phú Tự Bến Tre là nơi thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh, được sắc phong vào năm 1910. Đình Phú Tự ngày trước là một ngôi miếu nhỏ được những lưu dân mới đến lập nghiệp xây dựng nên để làm nơi thờ cúng các bậc hiền nhận, cầu mọi chuyện thuận lợi. Thời gian sau, ông Trần Văn Cương - chánh bái làng Phú Tự đã hiến đất và chỉ đạo xây dựng ngôi đình thay thế cho chiếc miếu cũ.

Địa điểm này là di sản văn hóa của người dân Bến Tre. Với kiến ​​trúc độc đáo và bí ẩn từ những truyền thuyết, Đình Phú Tự Bến Tre thu hút rất nhiều người đến tham quan hằng năm. Nơi này đã để lại nhiều nét đẹp văn hóa xưa, kiến ​​trúc địa phương trong tâm trí mỗi người.

Bạn có thể đến đình Phú Tự Bến Tre vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Nếu bạn muốn cảm nhận sự nhộn nhịp và đông vui tại địa điểm này thì có thể đến vào lúc diễn ra các lễ hội như Thượng Điền, Hạ Điền, Kỳ Yên và mùng 10/3, tháng 4-11 âm lịch.

Một số điều bạn cần lưu ý khi đến tham quan đình Phú Tự Bến Tre:

- Chọn trang phục lịch sự, kín đáo, màu sắc nhã nhặn để phù hợp với không khí chung của ngôi đình.

- Không ồn ào, có những lời nói sai trái gây mất trật tự.

- Không xả rác bừa bãi ảnh hưởng đến môi trường chung của đình.

- Không có những hành động làm hư hại đến các vật trưng bày và Cây Di sản Việt Nam trong đình Phú Tự Bến Tre.

Xem thêm: Top 4 làng nghề truyền thống Bến Tre đáng được tôn vinh

Bạn có thể đi xe máy hoặc thuê taxi Bến Tre để di chuyển đến đình Phú Tự. Lộ trình đường cũng khá dễ dàng, từ trung tâm thành phố Bến Tre bạn hãy đi theo tỉnh lộ 885 khoảng 5km hướng về phía Giồng Trôm, khi gặp ngã ba thì rẽ trái vào con đường nhựa sẽ đến ngay đình Phú Tự.

Nếu bạn xuất phát từ các tỉnh thành khác thì hãy bắt đầu từ bến xe địa phương và chọn đến trung tâm tỉnh Bến Tre. Sau đó bạn có thể thuê xe máy hoặc đi xe buýt để đến đình Phú Tự Bến Tre theo lộ trình đường như trên.

Đình Phú Tự ban đầu chỉ được xây dựng bằng tre lá đơn sơ, là nơi thờ cúng các bậc tiền nhân của các lưu dân. Sau khi được xây dựng lại, ngôi đình có diện tích lên đến 1.000m2, xây theo hình chữ Tam, các gian được thiết kế theo kiểu tứ trụ với phần mái liền kề nhau, lợp ngói âm dương truyền thống. Đình Phú Tự Bến Tre dù ở gian nào cũng đều có sự uy nghi với kiến trúc lưỡng long chầu nguyệt, bát tiên trên tứ trụ. Cột kèo được làm từ gỗ quý cao khoảng nửa mét, được lót gạch tàu vô cùng chắc chắn.

Tiền đình gồm ba ngôi chính: khu võ ca dành cho việc hát cúng, nhà thính để trưng bày các vật cúng lễ. Nhà chính là nơi thờ Quốc tổ Hùng Vương, thần đình Phú Tự và các vị tiền nhân đều là những người có công khai khẩn đất đai. Hậu đình nơi xây dựng phòng khách, nhà bếp phục vụ cho việc sinh hoạt chung. Trước sân đình ngoài bàn thờ Thần Nông, ông Hổ còn có Đài liệt sĩ nhằm tưởng nhớ những người đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc.

Một điều thú vị nữa khi ghé thăm đình là bạn sẽ được chiêm ngưỡng Cây cổ thụ Bạch Mai tại đình Phú Tự. Loài cây này được mệnh danh là “Thần Mai” vốn rất nổi tiếng. Đây còn là một trong những cây cổ thụ quý hiếm của đất nước, gắn liền với lịch sử phát triển vùng đất phương Nam của ông cha ta.

Với tuổi thọ hơn 300 năm và ý nghĩa lịch sử to lớn, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường ra quyết định công nhận đây là Cây Di sản Việt Nam duy nhất. Sau bao năm thăng trầm và những biến cố lịch sử, cây Bạch Mai vẫn sống khỏe cho đến ngày nay, giữ thế vững chãi và tán lá xanh mướt trải khắp ngôi đình. Hiện nay, Cây Di sản Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển bình thường, thân mẹ đã không còn nhưng mọc nhiều cành mảnh, tán rộng hơn đạt chiều cao lý tưởng.

Bên cạnh “Thần Mai”, đình Phú Tự Bến Tre còn đang chăm sóc 2 cây cổ thụ khác có tuổi thọ hơn 100 năm. Hai loại cây đó là khế chua và thị nằm ở phía sau ngôi đình. Chính quyền tỉnh Bến Tre và người dân đều thấy được giá trị văn hóa của ngôi đình cũng như các cây cổ thụ nên rất quan tâm chăm sóc và bảo vệ.

Mỗi năm cứ vào giữa tháng 1 - 2 âm lịch, cây Bạch Mai đều nở hoa. Khi hoa nở, những tán lá được nhuộm một màu trắng tinh khôi, tôn lên vẻ đẹp thuần khiết nhất. Về đêm gió thổi và hương hoa thơm ngào ngạt lan tỏa khắp nơi. Vào mùa hoa nở trong khoảng hai tuần, người dân thường lót bạt vào gốc cây để hoa rụng xuống và phơi khô để đun lên làm nước uống. Nước đun từ hoa bạch mai được xem là một loại trà có hương thơm đặc biệt và tốt cho sức khỏe.

Đến Đình Phú Tự Bến Tre chiêm ngưỡng lối kiến trúc cổ xưa 2

Cổng đình Phú Tự Bến Tre mang nét cổ kính truyền thống

Đến Đình Phú Tự Bến Tre chiêm ngưỡng lối kiến trúc cổ xưa 3

Ngôi đình được xây dựng với kiến trúc chữ Tam quen thuộc

Đến Đình Phú Tự Bến Tre chiêm ngưỡng lối kiến trúc cổ xưa 4

Gốc cổ thụ Bạch Mai 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam duy nhất

Đến Đình Phú Tự Bến Tre chiêm ngưỡng lối kiến trúc cổ xưa 5

Từng nụ hoa trắng muốt nở rộ khi vào mùa, tạo nên vẻ đẹp thơ mộng cho ngôi đình

Đình Phú Tự Bến Tre là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân địa phương cũng như các tín đồ du lịch hay ghé đến vào những ngày lễ hội. Cẩm nang du lịch MIA.vn chúc bạn có một kỳ nghỉ đầy trải nghiệm và tràn ngập niềm vui nhé!