Sau khi tận hưởng không gian nhộn nhịp tại các quán cafe tại Bến Tre thì bạn muốn đi đâu tiếp theo? Để MIA.vn gợi ý những làng nghề truyền thống Bến Tre để bạn du hí, tha hồ khám phá.
1 Những làng nghề truyền thống Bến Tre đáng được tự hào
Nếu bạn muốn ghé thăm làng nghề truyền thống Bến Tre thì có thể di chuyển theo cách sau. Khi đã đặt chân đến thành phố Bến Tre, bạn qua cầu Bến Tre 2, sau đó quẹo phải theo Tỉnh lộ 887 đi tầm 12km là đến nơi. Làng nghề này có lịch sử ra đời chưa quá lâu nên có xen chút sắc màu hiện đại. Nhờ vào khả năng vận dụng đầu óc sáng tạo cùng công năng tuyệt diệu mà cây dừa đem lại, nên làng nghề đã cho ra nhiều dòng sản phẩm thú vị, chẳng hạn: đồ thủ công mỹ nghệ từ gỗ dừa Bến Tre, đan giỏ, sản xuất chỉ,…
Khi đến đây, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến từng quy trình khéo léo của nghệ nhân để cho ra các sản phẩm tuyệt vời. Chẳng hạn như đối với sản phẩm giỏ cọng dừa thì người thợ cần phải dành ra 3 ngày để học đan và thực hiện 8 công đoạn theo thứ tự ra nan, cột khung, đan sợi, bính, quấn quay, nứt, xử lý phần đáy giỏ, cuối cùng họ vô cây và trữ vào kho chứa. Tuy ngành nghề này chỉ mới xuất hiện hơn 20 năm, nhưng cũng đủ làm nên tên tuổi trên thị trường. Ban đầu, quy mô của làng nghề truyền thống Bến Tre này khá nhỏ, chỉ làm để phục vụ trong công việc hằng ngày nhưng dần dần nó đã phát triển lớn hơn và có giá trị xuất khẩu cao.
Xem thêm: Làng nghề đan đát Phước Quới, vẻ đẹp truyền thống trong từng sản phẩm thủ công
Hưng Phong (Cồn Ốc) nằm nổi trên cồn và cách biệt với đất liền. Vì vị trí địa lý có phần đặc biệt nên nếu muốn đến làng nghề này, bạn có thể đi bằng đường thủy hoặc đường bộ. Nếu chọn đường thủy, bạn sẽ di chuyển từ bến sông Bến Tre rồi xuôi theo dòng Hàm Luông mất khoảng tầm 45 phút. Còn nếu bạn chọn đường bộ thì bạn sẽ di chuyển qua cầu Bến Tre 2 rồi tiếp tục đi thẳng theo đường Tỉnh lộ 887. Khi bạn đến ngã 3 Phước - Long đường ra Bến phà Hưng Phong thì rẽ phải đi thẳng khoảng 6km qua phà sẽ đến xã Hưng Phong.
Nghề đan giỏ cọng dừa dù chỉ mới hình thành trên 16 năm nhưng đã có bước tiến mạnh nhờ vào quy mô sản xuất từ các hộ gia đình trong khu vực. Tin vui rằng, làng nghề này ngày càng phát triển và đa dạng các loại mẫu mã nên được thị trường ưa chuộng. Đặc biệt, vào dịp cuối năm nhu cầu làm giỏ quà tặng tết tăng cao nên sản phẩm được tiêu thụ rất nhiều.
Cách di chuyển đến Làng nghề chỉ xơ dừa: bạn đi qua cầu Hàm Luông theo Quốc lộ 60 cho đến khi đến thị trấn Mỏ Cày Nam. Bạn tiếp tục di chuyển thêm khoảng 3km nữa rồi rẽ phải sẽ đến làng nghề này tại An Thạnh, Mỏ Cày Nam. Làng nghề chỉ xơ dừa Khánh Thạnh Tân, Mỏ Cày Bắc cũng cách đó tầm 10km.
Làng nghề này càng ngày càng phát triển nên không chỉ sản xuất tại một nơi mà còn được phân phối rải rác trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là những vùng trồng nhiều dừa. Nhưng khi nhắc đến làng nghề truyền thống Bến Tre thì ai cũng sẽ nghỉ đến ngay xã An Thạnh, Mỏ Cày Nam và xã Khánh Thạnh Tân, Mỏ Cày Bắc.
Cấu tạo tự nhiên của địa hình 2 địa phương này nằm cạnh dòng sông Thơm nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy. Như bạn có thể thấy, người dân nơi đây biết sử dụng đầu óc sáng tạo của mình để chế tác ra những thành phẩm đậm sắc màu địa phương. Với phương thức sản xuất ra những sản phẩm từ xơ dừa se lại thành chỉ cũng vô cùng độc đáo mà chẳng có nơi nào có được. Chỉ xơ dừa gồm nhiều loại khác nhau như chỉ xơ cứng, xơ xoắn, nệm tráng cao su, thảm dệt, chiếu, thảm trải sàn và đa dạng các hạng mục sản phẩm khác. Hiện nay, các sản phẩm của làng nghề truyền thống Bến Tre này được xuất thường xuyên sang các nước Hàn Quốc, Ấn Độ…
Không giống với làng nghề truyền thống Bến Tre khác, loại hình này xem phụ nữ là những người thợ chính, bởi họ có đôi bàn tay mềm mại, khéo léo và sự nhẫn nại đặc biệt. Điều này khiến cho những thành phẩm của họ trông tỉ mỉ, tinh tế và chất lượng cũng bền chắc theo thời gian hơn nam nhân làm.
Những năm trước đây, người thợ thủ công của làng nghề dệt chiếu này thưởng chỉ sử dụng nguyên liệu có sẵn tại các địa phương trong tỉnh. Nhưng với sự phát triển như hiện nay cộng với sự tăng lên về mặt nhu cầu sử dụng nên nhiều nghệ nhân phải mua lát từ các tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Đồng Tháp về để sản xuất.
Sản phẩm ngày càng được người tiêu dùng đón nhận nên rất đã phân phối rộng rãi khắp nhiều nơi trong nước, từ nông thôn đến thành thị, từ Bắc vào Nam, từ miền ngược đến miền xuôi. Người thợ có thể bán trực tiếp cho người cùng địa bàn hoặc bán cho những người gánh chiếu bán dạo ở các nơi lân cận. Ngoài ra, quy mô lớn hơn có thể được xuất khẩu ra nước ngoài. Nếu chỉ có 48h khám phá Bến Tre thì nơi đây sẽ là tọa độ bạn nên đến đầu tiên.
Sau khi điểm qua đôi nét thú vị về các làng nghề truyền thống Bến Tre thì bạn muốn ghé thăm nơi nào nhất? Mỗi địa điểm, từng làng nghề lại thể hiện sâu sắc tinh thần và văn hóa của người dân nơi đây, nên MIA.vn nghĩ nếu có thời gian bạn hãy đến hết những tọa độ trên nhé! Đừng quên lưu tên và địa chỉ của các làng nghề vào cẩm nang du lịch để chờ đến ngày có cơ hội được khám phá.