Du lịch Huế, ngoài việc tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích thời hoàng kim, nào là Đại Nội Huế, Lăng Thiệu Trị, Chùa Thiên Mụ, Sông Hương, Cầu Trường Tiền, Núi Ngự...mà thưởng thức ẩm thực đặc trưng ở mảnh đất Cố đô vừa là một nét văn hóa cũng như thú vui không thể bỏ qua. Món ngon ở mảnh đất kinh kỳ này thì có rất nhiều, nhưng nói về độ nổi tiếng lừng danh thì có chè cung đình Huế. Vốn dĩ là một món ăn tráng miệng cung đình thường xuất hiện trong các bữa ngự thiện của vua triều Nguyễn. Thế nhưng, sau khi kết thúc chế độ phong kiến cho đến nay, món chè Huế “lưu lạc” trong dân gian, “chu du” tới rất nhiều vùng đất và trở thành món ăn được rất nhiều tín đồ ẩm thực yêu thích. Trong một “rừng” hàng quán chè trong lòng thành phố, thì quán chè Linh Lan là một địa chỉ gây ấn tượng với nhiều thực khách nhất.

Đến Huế thì nhớ tạt ngang quán chè Linh Lan lâu đời nhất ở đất Thần Kinh 2

Quán chè Linh Lan là tiệm chè lâu đời nhất ở Huế

Đến Huế thì nhớ tạt ngang quán chè Linh Lan lâu đời nhất ở đất Thần Kinh 3

Thực khách đến đây đủ mọi lứa tuổi

Vị trí: Số 1 kiệt, 29 đường Hùng Vương, phường Phú Hội, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Giờ mở cửa: 14:00 - 22:00

Giá tham khảo: 10.000VNĐ - 15.000VNĐ/ ly (giá trước đây là 10.000VNĐ/ ly)

Xuất phát từ Đại Nội Huế, du khách di chuyển đến cầu Trường Tiền, sẽ tới được đường Hùng Vương nối dài. Sau đó, bạn tiếp tục chạy sâu vào số 1 kiệt nhỏ 29 Hùng Vương, thành phố Huế (từ địa phương dùng để chỉ con hẻm) sẽ thấy quán chè Linh Lan ở gần đó.

Do quán chè Linh Lan tọa lạc trong trung tâm thành phố, chỉ cần qua cầu Trường Tiền là đã tới rồi. Chính vì thế, nếu các tín đồ “xê dịch” đang ở khách sạn gần đây có thể đi bộ tới, hoặc có thể di chuyển bằng phương tiện taxi, vừa nhanh lại vừa an toàn. Ngoài ra, bạn cũng có thể bon bon trên chiếc xe hai bánh, kết hợp khám phá đi Đại Nội, các khu Lăng Tẩm, rồi “chùn chân mỏi gối” nghỉ chân tại quán chè Linh Lan vào buổi tối cho tiện.

Đến Huế thì nhớ tạt ngang quán chè Linh Lan lâu đời nhất ở đất Thần Kinh 4

Trước khi di chuyển tới quán chè Linh Lan, thực khách cần xác định vị trí tiệm chính xác để có thể sắp xếp lịch trình hợp lý

Trước khi ghé đến tọa độ ăn đồ ngọt “hót hòn họt” này, thực khách cần lưu ý quán chè Linh Lan mở cửa suốt cả tuần, từ thứ 2 cho đến Chủ Nhật. Quán sẽ mở cửa vào 2 giờ chiều và ngừng nhận lúc 10 giờ tối. Một nhắc nhở nhỏ là tầm từ chiều đến tối quán chè Linh Lan sẽ bắt đầu đón lượng thực khách đông đúc ghé đến thưởng thức chè mỗi ngày. Chính vì thế bạn nên tới thật sớm để có chỗ ngồi và không “cháy hàng”.

Đến Huế thì nhớ tạt ngang quán chè Linh Lan lâu đời nhất ở đất Thần Kinh 5

Có khi sau 9h tối là quán chè Linh Lan đã bán hết “sạch”

Quán chè Linh Lan còn được người dân địa phương gọi với cái tên chè Hẻm Huế hay “chè dân đen” để phân biệt với món chè cung đình vốn đã quá nổi tiếng của Huế. Sở dĩ quán chè này mang “nik-name” khác là “chè dân đen”, lý do vô cùng đơn giản, là vì tiệm nằm sâu tít trong một con hẻm. Trong khi nếu như chè cung đình Huế xưa là loại cao lương mỹ vị chốn kinh kỳ, ăn bằng chén vàng mâm ngọc, thì “chè dân đen” lại khác nằm trong con hẻm nhỏ với gian nhà cấp bốn chừng 20 mét vuông, chỉ vài ba bộ bàn con con, hay những chiếc ghế cóc vô cùng nhỏ nhắn. Ngoài ra, trên bàn ăn hoặc ngay lối ra vào của quán luôn đặt sẵn bộ ấm chén kiểu cũ đựng nước đậu rang thanh nhiệt, bạn có thể tự lấy uống. Chắc bởi sự giản dị và gần gũi ấy, mà quán chè Linh Lan trở thành quán chè “dân đen” lâu đời nhất tại Cố đô.

Đến Huế thì nhớ tạt ngang quán chè Linh Lan lâu đời nhất ở đất Thần Kinh 6

Nước đậu rang tại quán chè Linh Lan

Đến Huế thì nhớ tạt ngang quán chè Linh Lan lâu đời nhất ở đất Thần Kinh 7

Tuy không gian quán không lớn nhưng lúc nào cũng “dập dìu tài tử giai nhân” ra vào

Đừng vội thấy quán chè Linh Lan bình dân, đơn giản, mà đánh giá là nhợt nhạt và sơ sài nhé! Ngay từ khi thực khách bước vào gian hàng  đã thấy việc chế biến là rất công phu và không tầm thường tí nào đâu. Vốn xuất thân là chè cung đình ở chốn kinh kỳ, nên cũng cầu kỳ trong cách chế biến, nguyên liệu và thưởng thức. Tại đây, những nguyên liệu phải được lấy chính gốc, đúng xuất xứ, từ những vùng đặc sản Huế. Ví dụ như những hạt bắp non được nhập từ cồn Huế bởi sự ngọt ngọt bùi bùi mà nó mang lại, hay các hạt sen thanh tao được tuyển chọn kỹ lưỡng từ Hồ Tịnh Tâm.

Đến Huế thì nhớ tạt ngang quán chè Linh Lan lâu đời nhất ở đất Thần Kinh 8

Nhân viên của quán chè Linh Lan múc sẵn ra ly nhỏ, thực khách mà “order” loại nào là tiệm sẽ mang ra cái đó để tránh lúc đông không kịp phục vụ

Còn về chất lượng chè thì ngon khỏi phải bàn cãi. Do quán chè Linh Lan được nấu theo công thức truyền thống của người Huế nên mọi thứ cũng cần phải chỉn chu. Từng loại đậu sẽ được hầm khá là kỹ, mềm nhưng lại không bị nở bung bét, hạt nào vẫn giữ nguyên hạt nấy.

Đến Huế thì nhớ tạt ngang quán chè Linh Lan lâu đời nhất ở đất Thần Kinh 9

Các loại đậu được lựa chọn và hầm khá kỹ, nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng mà không bị bung bét ra ở quán chè Linh Lan

Sau khi múc các loại đậu theo yêu cầu, chủ quán còn rưới lên một thìa nước cốt dừa béo béo thơm ngon. Khi thưởng thức, bạn nhớ trộn đều để các hương vị hòa quyện lại với nhau. 

Điểm gây ấn tượng nhất của quán chè Linh Lan chính là thực đơn “gắp mỏi tay” với hơn 15 món mang từng hương vị riêng, ngon ngọt, đậm chất Huế. Một số gợi ý “chất lượng” cho “lính mới” khi lần đầu tới ăn quán chè Linh Lan là chè bắp ngọt tinh khiết, chè hạt sen lạ miệng hay chè nhãn bọc hạt sen thanh ngọt…

Đến Huế thì nhớ tạt ngang quán chè Linh Lan lâu đời nhất ở đất Thần Kinh 10

Menu của quán chè Linh Lan đa dạng và phong phú

Trong “bộ sưu tập” chè ở quán thì nổi bật và khiến nhiều thực khách phải “xỉu rầm” đó là chè bột lọc heo quay. Đây là món chè lẫn hai vị mặn và ngọt chỉ có thể ở xứ Huế mộng mơ. Với món chè này, người bán phải chế biến gồm thịt heo quay, bột lọc, bỏ thêm chút đường cát, đường phèn hay một chút gừng cay nồng, đi kèm với lạc rang bùi bùi, ngậy ngậy. Đặc biệt, thực khách luôn ăn chè bột lọc heo quay nguội hay nóng ấm chứ không bao giờ ăn lạnh. Món này có thể sẽ hơi lạ miệng với những tín đồ ngọt quen ăn các loại truyền thống, nhưng với những ai đã quen rồi thì “nghiện” lúc nào cũng không biết luôn.

Đến Huế thì nhớ tạt ngang quán chè Linh Lan lâu đời nhất ở đất Thần Kinh 11

Khi bạn cắn vào, lớp bột mềm ngọt, rồi tiếp lại vị bùi của heo quay, thoảng nhẹ chút hương gừng

Quán chè Linh Lan mở từ năm 1985 và tới nay cụ bà chủ tiệm tên là Trần Thị Linh Lan cũng đã hơn 70 tuổi. Tuy tuổi đã cao, nhưng bà vẫn tận tay lựa chọn từng nguyên liệu chè nha. Theo như chia sẻ của cụ bà thì: “30 năm bán chè, mệ vẫn giữ thói quen lựa từng hạt đậu, từng loại cây trái. Với mệ, hàng trăm hạt đậu, nhưng hạt nào cũng phải mẩy tròn tăm tắp và khẽ cắn thì mềm thơm tan ra ở đầu lưỡi. Mỗi sáng mệ luôn dậy nấu chè từ lúc 5g-6g, mùa hè thì sớm hơn, khoảng 4g”. Vậy mới thấy được sự nhiệt huyết, tinh tế trong món ăn, cũng giống y như chính con người vùng đất kinh thành xưa.

Đến Huế thì nhớ tạt ngang quán chè Linh Lan lâu đời nhất ở đất Thần Kinh 12

Chủ quán chè Linh Lan mỗi ngày phải dậy từ lúc 4 giờ để nấu 

Quán chè Linh Lan giống như “linh hồn” của ẩm thực Huế, cũng xứng đáng là địa chỉ “bỏ túi” cho những tín đồ “xê dịch” đang muốn khám phá mảnh đất Thần Kinh. Bạn có thể tham khảo những quán ngon Huế của MIA.vn nhé!