Nhắc đến tỉnh Hà Giang, chắc hẳn bạn đã được nghe đến ít nhất một lần cái tên ruộng bậc thang, cách người nông dân canh tác lúa nước ở vùng cao của tổ quốc. Ở Hoàng Su Phì, ruộng bậc thang tập trung chủ yếu ở 5 xã, nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Giang và cách trung tâm thành phố khoảng trên 100km. Nhờ vẻ đẹp, sự độc đáo hiếm nơi nào có được và thể hiện sự thông minh, khéo léo của con người để chinh phục thiên nhiên, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đã vinh dự được cấp bằng Di tích quốc gia bởi Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch vào năm 2012.

Xem thêm: Bản Phùng – Hoàng Su Phì nên thơ mùa lúa chín

Di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì - Kiệt tác đất Hà Giang 2

Di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì là một điểm nhấn du lịch đặc sắc của tỉnh Hà Giang

Có 2 con đường để đến được di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì từ trung tâm thành phố Bắc Giang: đường thứ nhất là theo hướng 197C với độ dài 87km và thứ hai là đường tỉnh 177 với độ dài khoảng 97km. Cả 2 cách đều phải băng qua những cung đường đèo cực kỳ dốc và nguy hiểm nên các bạn phải tập trung trong quá trình di chuyển. Nếu di chuyển bằng ô tô thì ước tính khoảng từ 3 tiếng đến 4 tiếng sẽ đến nơi tùy cung đường. Một lựa chọn khác cho các bạn là thuê xe máy tại thành phố với mức giá từ 150.000 VNĐ - 200.000 VNĐ/ngày và vi vu trên những cung đường giữa núi rừng Đông Bắc.

Di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì - Kiệt tác đất Hà Giang 3

Cung đường đến với Hoàng Su Phì vô cùng hiểm trở với nhiều khúc cua “cùi chỏ” 

Toàn bộ di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì có khoảng 3000 hecta ruộng bậc thang trải rộng trên các triền đồi của 6 xã, trong đó có 3 bản đẹp và nổi tiếng nhất là bản Nậm Ty, bản Luốc và bản Phùng. Từ xa xưa, đồng bào của 12 dân tộc thiểu số phía Bắc đã lên đây sinh sống, học cách thích nghi với địa hình, kết hợp với cách canh tác của miền xuôi đã tạo ra những kiệt tác vừa thu hút khách du lịch, vừa có giá trị về nông nghiệp. Hình ảnh đã gắn liền với nơi đây là những cánh đồng trải đều uốn lượn mượt mà quanh các ngọn đồi và sắp xếp từ trên xuống dưới thấp dần theo kiểu bậc thang.

Sở dĩ người nông dân ở Hoàng Su Phì thiết kế ruộng theo cách này là do ở vùng cao không có nhiều nước, địa hình lại gồ ghề, việc tưới tiêu gặp nhiều khó khăn. Kĩ thuật canh tác này giúp cho nước ở trên cao chảy xuống phân bố đều cho những mảnh ruộng một cách cực kỳ khoa học mà không tốn công sức.

Vào tháng 4 đến tháng 6, di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì phủ một màu xanh của cây mạ non. Đây là lúc nước ở trên các ngọn đồi cao chảy về, lan tỏa ra cả một thung lũng, rồi ánh nắng chói chang chiếu xuống tạo nên một chiếc gương phản chiếu lại cả một bầu trời rộng lớn. Đến những độ thu về, tháng 9 đến tháng 10 ở nơi đây sẽ thay một chiếc áo màu vàng óng ả, với những cây lúa chín nghiêng ngả từng đợt theo chiều gió từ trên xuống trông cực kỳ bắt mắt và sống động. Được chiêm ngưỡng những cánh đồng theo từng lớp, trùng trùng điệp điệp, uốn cong mềm mại như một bức tranh thủy mặc chắc chắn sẽ đem lại cho bạn một trải nghiệm vô cùng thú vị.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Hà Giang tự túc, khám phá thiên đường nơi địa đầu Tổ quốc

Di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì - Kiệt tác đất Hà Giang 4

Những thửa ruộng bậc thang vào tháng 6 xanh ngắt hài hòa với thiên nhiên núi rừng

Di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì - Kiệt tác đất Hà Giang 5

Hoàng Su Phì đẹp ngất ngây vào mùa lúa chín với màu vàng óng ả của cây lúa trải dài tít tắp uốn lượn quanh những triền đồi

- Thời gian đẹp nhất trong năm để du lịch di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì là vào mùa lúa chín những ngày tháng 9, tháng 10 hằng năm. Hãy tham quan địa danh này vào thời gian trên để có những bức ảnh với sắc vàng ngập tràn đất trời của màu lúa chín.

- Thời tiết ở Hoàng Su Phì vào thời điểm lúa chín hơi se lạnh nên hãy mang theo quần đủ ấm để giữ nhiệt cho cơ thể.

- Đường đi đến ruộng bậc thang phải trải qua những cung đường rất dốc nên hãy cẩn thận nếu di chuyển bằng xe máy, nhớ đổ đầy xăng vì leo đèo sẽ rất ngốn, cũng như không có nhiều điểm bán giữa đường.

Di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì - Kiệt tác đất Hà Giang 6

Người dân ở Hoàng Su Phì vô cùng chân thành, chất phác nên bạn hãy yên tâm để có một chuyến đi thật thoải mái và trọn vẹn

Hoàng Su Phì mùa nào cũng có những nét đẹp riêng:

- Mùa xuân (tháng 1 đến tháng 3): Đến Hoàng Su Phì vào thời gian này bạn sẽ được tham gia vào rất nhiều lễ hội văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số. Đây đều là những lễ hội đặc trưng của người dân miền núi phía Tây Bắc. Ngoài những lễ hội đầy sắc màu và âm thanh sống động, đến Hoàng Su Phì vào xuân bạn còn có thể tận mắt chiêm ngưỡng những vườn đào, lê và đồi chè tuyệt đẹp.

- Mùa hạ (tháng 4 đến tháng 6): Đây là thời điểm những thửa ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì vào mùa nước đổ. Vì vậy, bạn đừng quên check-in với khoảnh khắc ánh nắng chiếu lấp lánh trên những thửa ruộng bậc thang vô cùng long lanh nhé.

- Tháng 9 hàng năm: Là thời điểm Hoàng Su Phì đẹp nhất, đến Hoàng Su Phì vào khoảng thời gian này bạn sẽ được tận nhìn ngắm những thửa ruộng bậc thang chín vàng tạo nên một khung cảnh hết sức thơ mộng. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để săn mây tại Hoàng Su Phì.

- Từ tháng 1 đến tháng 12: Là khoảng thời gian đặc biệt dành tặng cho những ai yêu thích trải nghiệm cái lạnh của Hà Giang. 

Di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì là kết tinh của trí tuệ, kỹ năng của con người để chinh phục thiên nhiên kì thú vô cùng khắc nghiệt. Nếu có dịp hãy cùng bạn bè ghé Su Phì nên thơ với những đồng ruộng bậc thang vàng óng ả uốn lượn quanh các ngọn đồi nhé.