Bức tranh văn hóa Việt Nam luôn mang một sắc màu sống động với nhiều màu sắc ấn tượng đan xen nhau, đặc biệt là các sản phẩm văn hóa phi vật thể. Vậy đâu là những Di sản Văn hóa Phi vật thể tại Việt Nam được UNESCO công nhận và cần được gìn giữ, phát triển, hãy cùng Cẩm nang du lịch MIA.vn khám phá qua bài viết này bạn nhé!

Địa phương: Thừa Thiên Huế

Danh mục: Đại diện cho nhân loại

Năm công nhận: 2003

Nhã nhạc Cung đình Huế là loại hình Di sản Văn hóa Phi vật thể đã vươn đến tầm quốc tế và góp phần không nhỏ cho sự phát triển của du lịch Thừa Thiên Huế. Đây là loại âm nhạc cung đình thời phong kiến và thường dùng để trình diễn trong những ngày lễ trọng đại của quốc gia lúc bấy giờ.

15 Di sản Văn hóa Phi vật thể Việt Nam vang danh thế giới 2

Nhã nhạc Cung đình Huế là loại hình Di sản Văn hóa Phi vật thể đã vươn đến tầm quốc tế. Ảnh: vinwonders

Địa phương: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng

Danh mục: Đại diện cho nhân loại

Năm công nhận: 2005

Nhắc đến danh sách những Di sản Văn hóa Phi vật thể tại Việt Nam được UNESCO công nhận, không thể nào bỏ qua Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. Đây là loại hình diễn xướng gắn liền với văn hóa và con người Tây Nguyên. Thanh âm ấn tượng này thường được xuất hiện trong những sự kiện quan trọng của cộng đồng như lễ thổi tai trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ tiễn đưa người chết, ngày bỏ mã, lễ cúng máng nước, lễ mừng lúa mới…

15 Di sản Văn hóa Phi vật thể Việt Nam vang danh thế giới 3

Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là loại hình diễn xướng gắn liền với văn hóa và con người miền đại ngàn. Ảnh: baodantoc

Địa phương: Bắc Ninh, Bắc Giang

Danh mục: Đại diện cho nhân loại

Năm công nhận: 2009

Làn điệu Dân ca Quan họ vùng Kinh Bắc từ lâu đã đi sâu vào đời sống và tâm trí người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. Hình thức hát đối đáp giữa nam và nữ nhằm biểu lộ, tâm tình này đã trở thành một dấu ấn văn hóa rực rỡ của người dân Kinh Bắc.

15 Di sản Văn hóa Phi vật thể Việt Nam vang danh thế giới 4

Làn điệu Dân ca Quan họ vùng Kinh Bắc từ lâu đã đi sâu vào đời sống và tâm trí người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh: baodantoc

Địa phương: Bắc Giang, Bắc Ninh,Hà Nam, Hà Tĩnh, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc và Hải Phòng

Danh mục: Cần được bảo tồn khẩn cấp

Năm công nhận: 2009

Ca trù là một trong những loại hình Di sản Văn hóa Phi vật thể theo hình thức diễn xướng tại Việt Nam. Ca trù còn có tên gọi khác là hát ả đào và sở hữu vị trí khá đặc biệt trong kho tàng âm nhạc dân gian của người Việt. Ca trù gắn liền với những giá trị văn hóa, tư tưởng và triết lý sống của người Việt.

15 Di sản Văn hóa Phi vật thể Việt Nam vang danh thế giới 5

Ca trù là một trong những loại hình Di sản Văn hóa Phi vật thể theo hình thức diễn xướng tại Việt Nam. Ảnh: dulich.laodong

Địa phương: Hà Nội

Danh mục: Đại diện cho nhân loại

Năm công nhận: 2010

Hội Gióng ở Đền Phù Đổng và Đền Sóc diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9 Tháng 4 Âm lịch hàng năm (Đền Phù Đổng) và ngày 6 đến ngày 8 tháng Giêng Âm lịch (Đền Sóc). Đây là một lễ hội gắn liền với truyền thuyết Phù Đổng Thiên Vương, một cậu bé lớn lên một cách kỳ lạ đã đánh tan quân xâm lược.

15 Di sản Văn hóa Phi vật thể Việt Nam vang danh thế giới 6

Hội Gióng là một lễ hội gắn liền với truyền thuyết Phù Đổng Thiên Vương. Ảnh: Quang Quyết/TTXVN

Địa phương: Phú Thọ

Danh mục: Đại diện cho nhân loại

Năm công nhận: 2011

Nghệ thuật Hát Xoan tại Phú Thọ bắt nguồn từ hình thức hát thờ các vị Vua Hùng của người dân địa phương. Đây là một nét văn hóa độc đáo của người dân địa phương đã được bảo vệ khẩn cấp và trở thành một điểm ấn tượng trong nghệ thuật diễn xướng tại Việt Nam.

15 Di sản Văn hóa Phi vật thể Việt Nam vang danh thế giới 7

Nghệ thuật Hát Xoan tại Phú Thọ bắt nguồn từ hình thức hát thờ các vị Vua Hùng của người dân địa phương. Ảnh: bvhttdl

Địa phương: Phú Thọ

Danh mục: Đại diện cho nhân loại

Năm công nhận: 2012

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại Phú Thọ đã từ lâu trở thành một nét văn hóa tốt đẹp của người Việt. Nhiều nghìn năm qua, dân ta đã sáng tạo, thực hành, vun đắp và lưu truyền Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương để thể hiện lòng biết ơn sâu sắc.

15 Di sản Văn hóa Phi vật thể Việt Nam vang danh thế giới 8

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại Phú Thọ đã từ lâu trở thành một nét văn hóa tốt đẹp của người Việt. Ảnh: baohaiquanvietnam

Địa phương: Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Long An, Bến Tre, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Ninh Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh mục: Đại diện cho nhân loại

Năm công nhận: 2013

Đờn ca Tài tử Nam Bộ trải qua năm tháng dài rộng sáng tạo và phát triển đã biến hóa và phát triển thành một loại hình nghệ thuật dân gian đặc biệt của người dân địa phương. Đây là Di sản Văn hóa Phi vật thể phát triển dựa trên nhã nhạc cung đình Huế kết hợp cùng văn học dân gian.

15 Di sản Văn hóa Phi vật thể Việt Nam vang danh thế giới 9

Đờn ca Tài tử Nam Bộ đã biến hóa và phát triển thành một loại hình nghệ thuật dân gian đặc biệt. Ảnh: vanhoanghethuat

Địa phương: Nghệ An và Hà Tĩnh

Danh mục: Đại diện cho nhân loại

Năm công nhận: 2013

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là hai lối hát không có nhạc đệm độc đáo. Loại hình này được phát triển bởi người dân tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo trong quá trình lao động sản xuất. Vì thế, Di sản Văn hóa Phi vật thể gắn bó khá chặt chẽ với đời sống người dân địa phương này.

15 Di sản Văn hóa Phi vật thể Việt Nam vang danh thế giới 10

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là hai lối hát không có nhạc đệm độc đáo. Ảnh: Liên hoan Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Địa phương: Việt Nam (Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh) và Hàn Quốc, Philippines, Campuchia…

Danh mục: Đại diện cho nhân loại

Năm công nhận: 2015

Nghi lễ kéo co vốn đã được thực hành rộng rãi trong văn hóa trồng lúa nước ở khu vực Đông Á với ý cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Ở Việt Nam, Di sản Văn hóa Phi vật thể này được truyền bá rộng rãi ở khu vực trung du phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.

15 Di sản Văn hóa Phi vật thể Việt Nam vang danh thế giới 11

Nghi lễ kéo co vốn đã được thực hành rộng rãi trong văn hóa trồng lúa nước ở khu vực Đông Á. Ảnh: nguoidothi

Địa phương: Hà Nội, Phú Thọ, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế và Thành phố Hồ Chí Minh

Danh mục: Đại diện cho nhân loại

Năm công nhận: 2016

Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt hình thành từ sự hỗn dung của tôn giáo bản địa của người Việt cũng như một số tôn giáo du nhập. Đây là một tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống sinh hoạt văn hóa người Việt, đặc biệt là ở khu vực Bắc Bộ.

15 Di sản Văn hóa Phi vật thể Việt Nam vang danh thế giới 12

Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt hình thành từ sự hỗn dung của tôn giáo bản địa và các tôn giáo du nhập. Ảnh: Anh Tuấn

Địa phương: các tỉnh duyên hải miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận

Danh mục: đại diện cho nhân loại

Năm công nhận: 2017

Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ ra đời dựa trên nhu cầu liên lạc lẫn nhau giữa các chòi canh trên khu vực nương rẫy. Loại hình nghệ thuật diễn xướng này mang tính ngẫu hứng và vừa là trò chơi dân gian vui nhộn, trí tuệ của người dân khu vực miền Trung.

15 Di sản Văn hóa Phi vật thể Việt Nam vang danh thế giới 13

Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ ra đời dựa trên nhu cầu liên lạc lẫn nhau giữa các chòi canh trên khu vực nương rẫy. Ảnh: iVIVU.com

Địa phương: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Quảng Ninh.

Danh mục: Đại diện cho nhân loại

Năm công nhận: 2019

Nghi lễ Then của người Tày, Nùng, Thái là một loại hình diễn xướng dân gian kết hợp của nhiều bộ môn như ca, nhạc, múa và diễn trò. Loại hình văn hóa dân gian này gắn bó với đời sống tâm linh của người Tày, Nùng, Thái và phản ánh suy nghĩ của họ về con người, thế giới và vũ trụ bao quanh.

15 Di sản Văn hóa Phi vật thể Việt Nam vang danh thế giới 14

Nghi lễ Then của người Tày, Nùng, Thái là một loại hình diễn xướng dân gian kết hợp của nhiều bộ môn. Ảnh: baodantoc

Địa phương: Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La

Danh mục: Đại diện cho nhân loại

Năm công nhận: 2021

Xòe Thái là một trong những loại hình múa truyền thống đặc sắc của người Việt. Bộ môn nghệ thuật này chiếm vị trí đặc sắc trong đời sống cộng đồng của người Thái ở những tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La. Những giai điệu Xòe Thái thường mang lấy suy nghĩ, quan điểm của người dân tộc này về thế giới quan, nhân sinh quan của người xưa.

15 Di sản Văn hóa Phi vật thể Việt Nam vang danh thế giới 15

Xòe Thái là một trong những loại hình múa truyền thống đặc sắc của người Việt. Ảnh: special.nhandan

Địa phương: Ninh Thuận, Bình Thuận

Danh mục: Cần được bảo vệ khẩn cấp

Năm công nhận: 2022

Toàn bộ quá trình làm gốm Chăm của người dân tộc này đã khắc họa rõ nét những giá trị nghệ thuật đặc trưng cũng như bảo tồn sự thuần phong mỹ tục qua nhiều đời. Hiện nay, ở Ninh Thuận còn có Làng gốm Bàu Trúc được xem là một trong những làng gốm cổ tại Đông Nam Á còn lưu giữ phương pháp sản xuất gốm thô sơ từ ngàn xưa.

15 Di sản Văn hóa Phi vật thể Việt Nam vang danh thế giới 16

Toàn bộ quá trình làm gốm Chăm của người dân tộc này đã khắc họa rõ nét những giá trị nghệ thuật đặc trưng. Ảnh: sacotravel

15 Di sản Văn hóa Phi vật thể nổi tiếng trên đã góp phần tạo nên bức tranh văn hóa của nước nhà đầy sống động và rực rỡ. Nếu có dịp tìm đến những địa phương kể trên, đừng nên bỏ lỡ những giá trị văn hóa độc đáo qua những Di sản Phi vật thể mà MIA.vn kể trên bạn nhé!