1Định vị chính xác tọa độ của Di tích lịch sử Vườn cao su thời Pháp thuộc
Địa chỉ: Lô 50, làng 14, nông trường Trần Văn Lưu, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương
Giờ mở cửa: tất cả các ngày trong tuần, từ 7h đến 18h
Giá vé vào cửa: hoàn toàn miễn phí
Số điện thoại liên hệ: 0274 3 561 274
Thời gian tham quan: 60 phút / lần
Được công nhận là Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh, Khu trưng bày vườn cao su là một trong những điểm tham quan nổi tiếng tại địa phương, bên cạnh những địa danh nổi tiếng khác như Đình Vĩnh Phước, chùa Tổ Long Hưng, v.v. Trong hành trình vi vu khám phá Bình Dương, nếu muốn hiểu rõ hơn về những ngày đen tối của nhân dân ta trong những năm thuộc thế kỷ 20, Di tích lịch sử Vườn cao su thời Pháp thuộc là địa điểm bạn nhất định không nên bỏ qua.
Xem thêm: Chiến khu Vĩnh Lợi, tỉnh lỵ kháng chiến của vùng Sông Bé anh hùng ngày trước
2 Những phương tiện di chuyển bạn có thể lựa chọn khi đến tham quan Di tích lịch sử Vườn cao su thời Pháp thuộc
Cách trung tâm Sài Gòn khoảng tầm 60km, thế nên đối với những bạn muốn có chuyến đi chơi ngắn ngày cùng quỹ thời gian eo hẹp thì Bình Dương là lựa chọn lý tưởng nhất. Theo nhiều bạn từng chia sẻ cùng chuyên mục Cẩm nang du lịch của MIA.vn, bạn chỉ tốn tầm 2 giờ di chuyển là sẽ đến được thành phố Thủ Dầu Một, tham quan Di tích lịch sử Vườn cao su thời Pháp thuộc và thưởng thức những món đặc sản địa phương hấp dẫn như gà nướng sầu riêng, gỏi gà măng cụt, v.v.
Hiện nay, xe bus và xe máy là hai phương tiện di chuyển từ Sài Gòn đến Bình Dương phổ biến nhất bạn có thể lựa chọn. Có nhiều tuyến xe bus HCM đến Bình Dương xuất phát từ các bến khác nhau để mọi người có thể lựa chọn theo nhu cầu. Ngoài ra, bởi vì lộ trình tương đối ngắn và dễ đi, thế nên phượt Bình Dương bằng xe máy cũng là một gợi ý không tệ tí nào, đặc biệt là đối với những ai muốn chủ động hơn về mặt thời gian.
Hơn thế nữa, nếu đi bằng xe máy, bạn cũng có thể tiện đường ghé qua khu vực Rừng cao su Bình Dương để chụp ảnh trước khi di chuyển tiếp để đến tham quan di tích lịch sử khắc họa rõ nét một thời đen tối của dân tộc.
Nếu có ý định đến Di tích lịch sử Vườn cao su thời Pháp thuộc, bạn có thể đi theo lộ trình như sau: trung tâm thị trấn Dầu Tiếng – đường 20 tháng 8 – ĐT 750 – Ngã tư Định Hiệp. Tại đây, bạn rẽ trái theo hướng ra đường ĐH 704 về xã Định An. Khi vào địa phận xã, bạn di chuyển thêm một đoạn tầm 3km nữa là sẽ nhìn thấy cổng chào của di tích với bờ rào bao quanh nằm ở bên phía tay phải.
3Những trải nghiệm khó quên tại Di tích lịch sử Vườn cao su thời Pháp thuộc
Là vùng đất có khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp để trồng cây cao su, thế nên vào những năm đầu trong thế kỷ 20 khi quá trình thực dân hóa bắt đầu bước vào giai đoạn cao trào, người Pháp đã đến khu vực xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng để trồng và khai thác loại cây có giá trị cao về mặt kinh tế này.
Lúc bấy giờ, hãng Michelin đã đến vùng đất này để mộ phu công tra, phá rừng lập nên những đồn điền cao su. Đỉnh điểm là vào năm 1930, khi số lượng phu công tra lên đến gần 1.000 người, chủ Pháp đã chia đồn điền thành 22 làng với mục đích dễ quản lý.
Đứng trước sự bóc lột, đánh đập trắng trợn và sự khắc nghiệt của chốn rừng thiêng nước độc, trong giai đoạn này, các công nhân nơi đồn điền cao su Dầu Tiếng rơi vào cảnh cơ cực đến tột cùng. Không còn có thể chịu đựng được nữa, mọi người tổ chức đình công, đấu tranh đòi những quyền lợi cơ bản. Cuộc đấu tranh lên đến đỉnh điểm khi vào tháng 3 năm 1933, hơn 2.000 phu mủ cao su đã mang theo dao, gậy và thực hiện đình công mấy ngày liền khiến dây chuyền sản xuất bị trì trệ. Cuối cùng, chủ đồn điền hải nhượng bộ, giải quyết những yêu sách mà mọi người đưa ra.
Ngày nay, khi có dịp đến tham quan Di tích lịch sử Vườn cao su thời Pháp thuộc, bạn sẽ có cơ hội nhìn thấy những gốc cây cao su già cỗi, in hằn dấu vết của thời gian với các đường dao cạo mủ của người phu công tra ngày trước.
Nằm gọn trong Lô 50, làng 14 tại Nông trường Trần Văn Lưu, Di tích lịch sử Vườn cao su thời Pháp thuộc được chia thành nhiều khu trưng bày với các hiện vật có giá trị được sưu tầm nguyên bản, bao gồm: 3 căn nhà ở của phu mủ cao su ngày trước với hai căn xây bằng đá, căn còn lại xây bằng gạch được hoàn thành vào những năm 1925 – 1935. Ngoài ra, ở đây vẫn còn đó một nhà máy chế biến mủ tờ dời từ phần của nhà máy trung tâm do người Pháp để lại ngày trước cùng một máy bửa củi. Ngoài ra, khu vực nhà trưng bày hình ảnh, hiện vật như khuôn đúc làm tô mủ, thùng trút mủ vào thời kỳ trước cũng xuất hiện tại đây.
Đi dạo khắp khuôn viên Di tích lịch sử Vườn cao su thời Pháp thuộc, bạn sẽ nhìn thấy vô số hình tượng người công nhân với tư thế đứng cạo mủ, tay xách thùng cùng những dụng cụ lao động thô sơ khác. Bên cạnh đó, ở đây còn tái hiện lại khung cảnh sinh hoạt trong nếp sống thường ngày của người công nhân một cách sinh động.
Nếu có dịp đến đây, ắt hẳn bạn sẽ có cảm giác như được quay ngược thời gian trở về những năm tháng đầu thế kỷ 20 khi nước ta chìm trong giai đoạn tăm tối, có thể nhìn thấy hình ảnh xã hội thu nhỏ khắc ghi những mất mát, đau thương của kiếp người bị bóc lột đến tận cùng. Đó là hình ảnh nỗi nhớ quê hương trong những ngày giáp Tết với khung cảnh gia đình phu cao su làm lễ, cúng trước bàn thờ tạm đặt bên hiên nhà vào khoảnh khắc cuối năm cũ; hay hình ảnh người đàn bò gầy gò đứng mỏi mắt nhìn theo người chồng đang lên cơn sốt rét; hoặc khung cảnh hai tên lính mũ đỏ với súng, roi lăm lăm trên tay trút những trận đòn tàn bạo lên thân thể gầy còm của người phu bị trói chặt. Những hình ảnh ấy là minh chứng rõ nét nhất cho hai câu thơ của nhà thơ Tố Hữu: “Bán thân đổi mấy đồng xu. Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng...”
Di tích lịch sử Vườn cao su thời Pháp thuộc là vị chứng nhân của thời gian khi chính nơi này đã từng chứng kiến những tháng ngày đen tối và khốn khổ đến cùng cực của những kiếp người với thân phận nhỏ bé. Trong suốt 60 phút tham quan, dường như điều duy nhất còn đọng lại trong lòng mỗi người là nỗi canh cánh về những bất công, uất ức và cay đắng của bao thế hệ cha ông ngày trước. Nếu có dịp về Bình Dương, bạn nhất định phải một lần ghé đến di tích này để hiểu rõ hơn và thêm yêu hơn quê hương, đất nước mình nhé.