1Giới thiệu đôi nét về Người Buôn Đôn
Nhắc đến Bản Đôn, bên cạnh bài hát về chú voi con, Lễ hội đua voi Buôn Đôn đặc sắc, người ta còn nhớ đến một bản làng hiền hòa tọa lạc tại xã Krông Na thuộc huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Đây là nơi chung sống của hơn 18 dân tộc, trong đó chủ yếu là đồng bào người Ê Đê, M'nông và Lào.
Có dịp đến đây trải nghiệm các hoạt động đậm đà bản sắc văn hóa, chắc chắn bạn sẽ không khỏi ấn tượng với bản tính hiền lành, dễ mến cũng như nụ cười hiếu khách của Người Buôn Đôn. Họ quý người tới làng như anh em ruột thịt, có bao nhiêu đồ ngon, rượu quý trong nhà, chỉ cần thấy bạn tới tham quan liền đem ra thết đãi rất thân tình.
2Hướng dẫn cách di chuyển đến bản làng Buôn Đôn
Cách trung tâm thành phố khoảng 40 km về phía Tây Bắc, để tới bản làng Người Buôn Đôn, bạn có thể sử dụng các Phương tiện đi lại ở Buôn Ma Thuột phổ biến như xe ô tô, xe máy hoặc bắt xe taxi, xe bus. Tuy đi phượt bằng xe máy thường mất khoảng 1 đến 2 tiếng di chuyển nhưng bù lại trên đường đến bản, bạn sẽ có cơ hội vi vu trên những con đường đất đỏ bazan, ngắm núi rừng hoang sơ hùng vĩ.
Dành cho bạn sử dụng xe bus, tuyến số 15 từ Buôn Ma Thuột đi Buôn Đôn sẽ đưa bạn tới thẳng làng. Cả đoạn đường chỉ mất khoảng 1 tiếng đồng hồ di chuyển, tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với đi xe máy. Giá vé là 20.000 VND/lượt. Lưu ngay vào Cẩm nang du lịch bạn nhé!
3Những nét đặc sắc chỉ có thể tìm thấy ở Người Buôn Đôn
Ghé lại bản làng, gặp gỡ Người Buôn Đôn, bạn sẽ dễ dàng bị thu hút bởi vẻ ngoài của họ. Từ trẻ con, gặp người lạ là tròn xoe đôi mắt, ánh nhìn trong veo, đôi má đỏ hây hây đến các cô gái có nước da nâu khỏe khoắn, tóc xoăn nhẹ, đôi mắt sâu, lấp lánh dưới hàng mi cong dày, tất cả đều sở hữu cho mình nét đẹp rất khác.
Vẻ ngoài này dường như không có đặc trưng riêng mà pha lẫn giữa nhiều dân tộc, nhiều vùng miền, thậm chí đôi khi mang đến cảm giác ngoại lai độc đáo. Chúng còn được thể hiện rõ nét hơn qua khung cảnh làm việc của Người Buôn Đôn: các cô tụm năm tụm ba giã gạo, đem cơm lên rẫy, những chàng trai săn bắt, thuần dưỡng voi...
Không chỉ gây ấn tượng với vẻ bề ngoài, Người Buôn Đôn còn khiến người ta quý mến ở nếp sống và bản tính vốn hiền lành, thân thiện. Hiếm có nơi chung sống nào mà cả cộng đồng đều thành thạo 4 thứ tiếng bao gồm tiếng Ê Đê, M'nông, Lào và tiếng Việt.
Cá biệt hơn cả còn có các ông bà, anh chị biết sử dụng tiếng Campuchia để thông thương với tỉnh Bundungari sát biên giới, biết tiếng Pháp nhờ ngày xưa làm việc cho chế độ thực dân. Các bạn tới đây khám phá các phong tập quán hay tìm hiểu thêm về truyền thống văn hóa cũng không cần lo ngại gặp phải rào cản ngôn ngữ.
Ngoài ra, Người Buôn Đôn cứ yêu thương nhau như thế, cưới xin, ma chay không hề có sự ngăn cách. Những năm cuối thập niên 80, Y Thu K'Nul (người khai sinh ra vùng đất Buôn Đôn) dựa vào nghề săn và buôn bán voi đã biến nơi đây thành thương cảng đường thủy nổi tiếng của Đông Dương. Chính nhờ thông thương từ rất sớm nên sự đa dạng và khác biệt về văn hóa dường như chẳng là vấn đề gì to tát đối với Người Buôn Đôn.
Cái tên Buôn Đôn hay Bản Đôn cũng thể hiện tinh thần cởi mở của người dân nơi đây. Để nói về nơi mình sống, người đồng bào Ê Đê thường gọi là "Buôn" trong khi "Bản" là cách gọi quen thuộc của người M'Nông. Chữ "Đôn" ở đây hoàn toàn theo tiếng Lào, có nghĩa là "đảo", các thương lái ngày xưa thường gọi với nhau để nhận biết vùng đất này.
Có thể nói sự ưu ái của thiên nhiên và khí hậu đã tạo nên Người Buôn Đôn với nếp sống mộc mạc và bản tính cởi mở, hiền hòa. Còn gì bằng dừng chân tại bản làng Tây Nguyên để khám phá, trải nghiệm và gặp gỡ những người con núi rừng đáng yêu, đáng mến. Bên cạnh Buôn Đôn, Buôn Ako Dhong cũng là một trong những ngôi làng lưu giữ nét đẹp văn hóa lâu đời. Nếu có dịp, đừng quên ghé thăm nơi đây bạn nhé!