1Đôi nét về Miếu Nam Lãnh Quảng Bình
Địa chỉ: phần Thôn Nam Lãnh, xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
Cụm di tích Miếu Nam Lãnh Quảng Bình tọa lạc trên một vùng đất cao và bằng phẳng ở phía Đông thôn Nam Lãnh. Theo một số tư liệu, Miếu Nam Lãnh được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ XVIII, đây là nơi được xây dựng chủ yếu thờ, tế lễ các vị thần bảo hộ và những người có công khai phá đất đai, lập nên làng xã. Đặc biệt, Miếu Nam Lãnh Quảng Bình là một di tích lịch sử nổi tiếng được Sở Văn hoá Thông tin Quảng Bình công nhận vào năm 2002 và dần trở thành điểm đến không thể thiếu trong hành trình du lịch Quảng Bình của mọi người.
Xem thêm: Làng nón Hạ Thôn Quảng Bình với truyền thống làm nón lâu đời
Vùng đất Nam Lãnh trước kia còn được biết đến với tên gọi là “Kẻ Hói" - nghĩa là vùng sông nước bởi địa danh nơi đây được bao quanh với các sông nước nổi tiếng như: Khe Sâu, Khe Mương, Ngầm Nậy, Nầm Cóc, Vực Mụ Chính… với hệ thống hói, bàu chi chít cả chiều ngang lẫn dọc. Dáng dấp của vùng đất này cũng một phần tạo nên bản chất chăm chỉ, cần cù và chịu thương chịu khó của người dân nơi đây.
Miếu Nam Lãnh Quảng Bình là kết quả của sự biết ơn của người dân nơi đây, tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng họ vẫn không quên xây dựng và ghi nhớ công đức mà tổ tiên đã mang đến. Người dân trong làng đã cùng nhau xây dựng miếu nhằm thờ phụng cũng như ghi nhớ công lao các bậc tiền nhân đã có công khai phá và lập nên Miếu Nam Lãnh.
2 Kiến trúc Miếu Nam Lãnh Quảng Bình có gì đặc sắc?
Tổng thể Miếu Nam Lãnh rộng tầm 480m2 bao gồm cổng ra vào, bức bình phong và 4 ngôi miếu được xây dựng với nhiều kích thước khác nhau. Mỗi miếu ẩn chứa nội dung và ý nghĩa riêng biệt. Từ ngoài đi vào, bạn sẽ lần lượt đi qua cổng, miếu thứ nhất bên trái, bức bình phong, miếu thứ hai bên trái, miếu chính và miếu thứ tư bên phải. Xung quanh khu vực miếu là những tảng đá to nằm chồng lên nhau, cây cối mọc um tùm tạo nên một khung cảnh vô cùng linh thiêng.
Tuy diện tích tổng thể của Miếu Nam Lãnh Quảng Bình không lớn và lối kiến trúc cũng khá đơn giản nhưng bù lại cách bài trí ở đây rất hợp lý. Ấn tượng hơn cả là những nội dung tại các ngôi miếu cũng thể hiện rõ sư uy nghiêm của nơi này.
Toàn cảnh Miếu Nam Lãnh Quảng Bình được bao quanh bởi cây cối um tùm và lớp cỏ xanh phủ kín mặt đất
Hơn hai thế kỷ trôi qua với bao nhiêu là khắc nghiệt của thiên nhiên và các cuộc chiến tranh tàn khốc của kẻ thù đã khiến nơi đây không còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, những giá trị lịch sử và văn hoá vẫn còn ở đấy, các sự kiện hào hùng thời xa xưa mà dân tộc ta trải qua tại nơi đây thì vẫn tồn tại và khắc ghi theo thời gian. Giờ thì cùng MIA.vn ghé thăm từng ngôi miếu trong bài viết này nhé.
Ngay từ những bước chân đi vào cổng Miếu Nam Lãnh Quảng Bình, bạn sẽ có cơ hội nhìn ngắm hai cột đá tai mèo cao khoảng chừng 1m, khoảng cách giữa hai cột là 3.5m. Cấu trúc tại Miếu Nam Lãnh khá đặc biệt và phức tạp hơn hẳn so với Đại Phúc Thần Miếu Quảng Bình. Miếu thứ nhất cách cổng ra vào tầm 6m, nằm phía bên trái và trước cửa miếu có hai chữ Hán được phiên âm là Cách Tư (cách với nghĩa khuôn phép, tư nghĩa là kính mến). Do đó, Cách Tư ở đây có thể hiểu là “Đã có lòng kính mến đến đây thì phải tuân theo khuôn phép”.
Ngôi miếu này được xây dựng với cấu trúc khá độc đáo: phần đỉnh có 3 tầng, mái cong theo hình đạo chạm đầu rộng và lợp ngói âm dương. Các phần nối giữa tầng mái lại với nhau được đắp nổi hoa văn hình rồng làm từ các mảnh sứ khá tinh xảo. Miếu này khá giống với những ngôi nhà thường trực dùng để giao tiếp với khách mỗi khi đến thăm miếu. Ngoài ra, hai bên thành miếu còn có hai câu đối bằng chữ Hán rất ấn tượng. Tuy nhiên, dòng chữ này đã bị phai dần theo năm tháng nên mọi người không thể đọc được.
Khi tham quan ngôi miếu thứ nhất của Miếu Nam Lãnh Quảng Bình, bạn có thể quan sát thấy bức bình phong được khắc hoạ khá nhiều hoa văn và một chú ngựa được đắp nổi ghép sành sứ. Đến thời điểm hiện tại, bức bình phong đã mất đi một nửa phía trên đầu. Trước bình phong là một bàn thờ đã lâu năm, hai bên là hai con voi chầu vào.
Ngôi miếu thứ hai nằm ở phía bên trái của quần thể ba miếu nổi liền nhau, trước cửa miếu có hai chữ Hán được phiên âm là Trang Tĩnh với ý nghĩa có thể hiểu là phải chỉnh đốn tư cách thật trang nghiêm, giữ trong sạch cả về thể xác lẫn tinh thần để vào kính lễ thần linh. Nhiệm vụ chính của ngôi miếu này là kiểm tra cũng như nhắc nhở tư thế của mọi người phải nghiêm chỉnh khi vào kính lễ thần linh.
Ngôi miếu thứ ba được đặt ở vị trí trung tâm nổi bật với 3 chữ Hán được phiên âm là Từ Anh Linh, cụm này có thể hiểu đơn giản là miếu thờ vị thần anh dũng linh thiêng, hiển hách. So với những ngôi miếu khác thì đây có lẽ là ngôi miếu tương đối hoàn chỉnh. Lớp mặt ngoài cùng của hai trụ khắc hai câu đối bằng chữ Hán, nếu đọc phiên âm từ phải qua sẽ là:
Tráng liệt thần y quang hải Bắc,
Trang nghiêm điện ngọc thọ sơn Nam.
Có nghĩa là:
Hiển hách sáng ngời thần bể Bắc
Trang nghiêm còn mãi điện son Nam.
Kế liền hai trụ ngoài cùng
Kế liền hai trụ là bức thành có hình ông Thiện và ông Ác khiến cho không gian nơi đây trở nên lung linh hơn bao giờ hết. Phần miếu chính có thiết kế hai trụ ở hai bên cửa miếu nổi bật với hình rồng dân gian được đắp nổi và ghép bằng sành sứ rất ấn tượng. Liền sát hai trụ là hai thành miếu kèm hai câu đối bằng chữ Hán như sau:
Duy trì tam bảo phước
Bảo hữu tứ phương dân.
Có nghĩa là:
Giữ gìn cõi phúc nơi tam bảo
Giúp đỡ nhân dân ở bốn phương.
Bàn thờ chính của miếu khắc hình hoa văn và hai con rồng chầu vào nhau, trên bàn thờ đặt một lư hương và phía sau khắc họa hoa văn hình rồng vờn mây rất đẹp. May mắn thay, nét đẹp này vẫn còn nguyên vẹn. Đây cũng là ngôi miếu có kích thước lớn nhất trong cụm Miếu Nam Lãnh Quảng Bình và là nơi để thờ những vị thần linh, những người có công lập làng.
Miếu thứ tư được đặt ở bên phải với hai chữ Hán nổi bật trước cửa miếu được phiên âm là Tráng Địch, có nghĩa là dẫn dắt lên cho thêm mạnh mẽ. Ngôi miếu này là nơi xác nhận lòng thành kính của các thiện nam tín nữ khi đến kính lễ thần linh. Cụ thể, thần linh nơi đây sẽ ban sức mạnh và dẫn dắt họ đến thành đạt cũng như cuộc sống dồi dào hạnh phúc… Khá giống với miếu thứ nhất và thứ hai, mặt trước của ngôi miếu này cũng có hai câu đối bằng chữ Hán nhưng nay đã lu mờ và không thể đọc được nữa.
Nếu bạn đã từng khám phá nghề làm bánh tráng tại Làng Tân An Quảng Bình thì bây giờ hãy thử đến với Miếu Nam Lãnh Quảng Bình để tìm hiểu kiến trúc và làng nghề có đặc điểm truyền thống sẽ khác nhau như thế nào nhé. Bạn còn chần chờ gì mà không lưu điểm đến Miếu Nam Lãnh trong cuốn sổ Cẩm nang du lịch của mình nè?