Làng Tân An Quảng Bình tọa lạc ở xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình. Trước đây, làng Tân An còn được mọi người biết đến là Lộc Điền hay Ba Phường. Đến nay, làng nghề bánh tráng vẫn gìn giữ được nét độc đáo của làng quê truyền thống Việt Nam. Chưa dừng lại ở đó, Làng Tân An Quảng Bình nằm nép mình bên bờ sông Gianh thơ mộng nên bạn dễ dàng chiêm ngưỡng phong cảnh thanh bình đó khi check-in làng Tân An. Đây cũng được xem là một thế mạnh và tiềm năng phát triển du lịch của Làng Tân An Quảng Bình.

Xem thêm: Ghé thăm Miếu Nam Lãnh Quảng Bình chiêm ngưỡng kiến trúc linh thiêng

Làng Tân An Quảng Bình, khám phá truyền thống làm bánh tráng lâu đời 2

Bạn nhớ ghé đến Làng Tân An Quảng Bình để trải nghiệm nghề làm bánh tráng đặc trưng cùng MIA.vn nhé

Làng Tân An Quảng Bình cách xã Ba Đồn khoảng chừng 4 km về phía Tây nên việc di chuyển không quá khó khăn. Bạn có thể thuê xe máy hoặc ô tô tại Quảng Bình để thuận tiện cho việc đi lại nhé. Từ trung tâm thành phố Đồng Hới, bạn chỉ cần đi theo QL1A hướng Bắc đến thị xã Ba Đồn, sau đó tiếp tục chạy theo QL12A và rẽ hướng qua cầu Quảng Hải. Tại đây, bạn có thể nhìn thấy Làng Tân An Quảng Bình nằm ngay dưới chân cầu. Tổng khoảng cách di chuyển tầm 50km nên bạn nhớ nghỉ ngơi dọc đường để có sức đi tiếp. 

Ngoài Làng nón Hạ Thôn Quảng Bình nổi tiếng nghề làm nón với tuổi thọ gần 100 năm, Quảng Bình còn có làng Tân An gây ấn tượng với lịch sử trăm năm làm nghề bánh tráng. Bánh tráng thương hiệu Tân An giòn tan, thơm mùi đặc trưng của cái nắng cái gió vùng đất Quảng Bình. Nếu có dịp du lịch Quảng Bình, bạn chớ quên mua bánh tráng Tân An làm quà cho người thân, bạn bè nhé. Món quà tuy dân dã nhưng hương thơm của vừng, gạo chính là kết tinh bền chặt cho tình yêu và cả niềm tự hào của một miền quê. 

Trước đây, bên cạnh công việc làm bánh tráng thì người dân còn tập trung làm bánh chưng, bánh ướt và có cả bún. Nhưng sau thời gian dài, mọi người chỉ còn giữ lại hoạt động làm bánh tráng và đây cũng là sản phẩm đặc biệt nhất của làng với tên gọi bánh tráng mè xát. Chẳng ai biết nghề làm bánh ở Tân An xuất hiện từ khi nào, thậm chí là những cụ ông cụ bà lớn tuổi trong làng cũng chỉ biết rằng nghề làm bánh đã gắn chặt với nơi này từ hàng trăm năm nay. 

Làng Tân An Quảng Bình, khám phá truyền thống làm bánh tráng lâu đời 3

Để có được những chiếc bánh tráng ngon, người thợ làm bánh đòi hỏi phải tỉ mỉ và công phu trong mọi giai đoạn

Hơn 100 năm qua, nghề làm bánh tráng đã nuôi sống không biết bao nhiêu người dân ở nơi đây. Họ sống chủ yếu ven dòng sông Gianh nhưng lại không có nhiều đất đai để trồng trọt, sản xuất nông nghiệp. Do đó, nghề làm bánh được xem là miếng cơm manh áo giúp họ có nguồn thu nhập chính để trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, người dân làm bánh với cả cái tâm chứng tỏ rằng họ không chỉ làm để mưu sinh mà muốn góp phần tạo nên sự bền lâu cho thương hiệu bánh tráng Tân An do cha ông truyền lại. 

Làng Tân An Quảng Bình, khám phá truyền thống làm bánh tráng lâu đời 4

Người Tân An biến tấu bánh tráng thành nhiều hương vị độc đáo khác nhau tha hồ cho bạn trải nghiệm

Để có được những chiếc bánh đậm đà hương vị của quê hương, những nghệ nhân làm bánh phải trải qua khá nhiều công đoạn khác nhau. Khó hơn cả là công đoạn nào cùng phức tạp và đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo. Nguyên liệu chính để làm bánh là loại gạo ngon, được ngâm sạch trong nước và vo thật kỹ, sau đó sẽ đem đi xay nhuyễn thành bột. 

Để có được chất lượng thơm ngon cũng như vẻ bề ngoài hấp dẫn, người làm bánh phải chú tâm cho phần lớp mè đã xát vỏ. Việc trộn mè vào bột nước đậm quá có thể khiến nó không không hài hoà giữa mùi thơm của lúa gạo và vị ngậy của hạt mè. Ngược lại, nếu tỉ lệ mè trong bánh quá nhạt thì vẻ bên ngoài của chiếc bánh sẽ kém hấp dẫn. Do đó, để ước lượng tỷ lệ giữa mè và bột nước, người làm bánh đã chọn quy chuẩn là 10 lon gạo và 1,5 đến 2 lon mè. 

Làng Tân An Quảng Bình, khám phá truyền thống làm bánh tráng lâu đời 5

Những phênh bánh tráng được phơi dọc các lối đi trên con đường làng

Trong quy trình làm bánh, khi bạn đã hoàn thành công đoạn tráng thì đấy chỉ là một nửa hành trình để đi đến một thành phẩm cuối cùng. Công đoạn khó nhất phải kể đến là phơi bánh sao cho bánh vừa dai vừa khô và có thể dậy mùi thơm của vừng, của gạo. Nếu như nắng quá gắt có thể khiến bánh của bạn bị khô giòn và dễ vỡ. Ngược lại, bánh mà thiếu nắng sẽ mất mùi thơm, bị ỉu và rất dễ bị hỏng khi bảo quản. 

Do đó, nếu có dịp ghé đến Làng Tân An Quảng Bình vào những ngày nắng, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy những phênh bánh tráng cong tròn được phơi nước nắng đặt ở khắp đường làng, ngõ xóm và thậm chí là sân nhà.

Làng Tân An Quảng Bình, khám phá truyền thống làm bánh tráng lâu đời 6

Công đoạn phơi bánh đòi hỏi phải tỉ mỉ và khéo léo để canh được khoảng thời gian hợp lý

Được mọi người gọi chung là bánh mè xát nhưng người Làng Tân An Quảng Bình đã biến tấu tới 3 thứ bánh với mùi vị và hình thức khác nhau. Đầu tiên là loại bánh mè xát mỏng có đường kính tầm 20cm, được làm từ hạt mè đã được giã mịn và trộn với bột gạo dùng để làm bánh cuốn, ram cuốn hoặc ăn với thịt, cá và rau rất hấp dẫn. Tiếp đến là bánh mè xát dày được làm theo kiểu truyền thống, loại bánh này khi nướng lên sẽ có một lớp mè màu nâu nhạt vô cùng bắt mắt. Cuối cùng là một loại bánh khá ấn tượng có vị ngọt đặc trưng được biết đến với tên gọi bánh mè xát đường. Đây là loại bánh được người dân thưởng thức như món ăn vặt hoặc nhấm nháp lúc rảnh rỗi. 

Với hương vị đặc trưng cũng như ý nghĩa của bánh tráng Tân An, bạn chẳng cần phải lo lắng với câu hỏi “Ăn gì khi du lịch Quảng Bình?” rồi nhé. 

Bên cạnh làng nghề bánh tráng truyền thống trăm năm rất thú vị để tìm hiểu thì bạn còn có cơ hội được ngắm nhìn khung cảnh sông Gianh thơ mộng. Đây là một trong những dòng sông chỉ chảy qua duy nhất tỉnh Quảng Bình với màu nước trong vắt hoà cùng vẻ đẹp của núi non trùng điệp nơi đây. Vào những lúc thuỷ triều dâng cao, từng đợt sóng nhẹ nhàng vỗ vào vách đá tạo nên những phần lèn đứt rất vô cùng đẹp mắt.

Có thể bạn chưa biết, sông Gianh còn có ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Nơi đây từng là ranh giới phân chia Đàng Ngoài và Đàng Trong trong thời kỳ Trịnh -  Nguyễn (1570 - 1786). Cho đến những năm kháng chiến chống Mỹ và Pháp thì sông Gianh lại nằm trong toạ độ bắn phá của bom đạn. Tuy nhiên, khi các giai đoạn lịch sử qua đi, sông Gianh cũng dần xinh đẹp và thu hút trở lại.

Làng Tân An Quảng Bình là điểm đến mang nét đẹp truyền thống với làng nghề làm bánh tráng lâu năm vô cùng ý nghĩa. Vì thế, bạn đừng quên lưu ngay điểm đến này trong cuốn Cẩm nang du lịch của mình để không bỏ lỡ trải nghiệm tuyệt vời tại đây. Và đừng quên chia sẻ cảm nhận của bạn về làng Tân An cũng như món bánh tráng cùng MIA.vn nhé.