1Điểm qua về lịch sử hình thành Chùa Tiên
Lễ hội Chùa Tiên vốn đã xuất hiện từ xa xưa và hiện tại vẫn nổi tiếng tại nhiều tỉnh miền Bắc. Qua mỗi năm lễ hội lại càng thêm đông vui với quy mô lớn hơn, thu hút rất nhiều người từ khắp mọi nơi tới tìm hiểu. Dù được biết đến với tên gọi lễ hội Chùa Tiên nhưng thực chất đây là kỳ hội chung cho cả khu di tích, nhưng địa điểm chính sẽ đặt ở chùa Tiên.
Quần thể du lịch Chùa Tiên - Mẫu Đầm Đa (hay Chùa Tiên - Đầm Đa) nằm ở xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, Hòa Bình. Chùa Tiên trong quần thể này đã được bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam cấp bằng di tích lịch sử văn hóa vào khoảng tháng 09/1989. Chùa nằm ngay dưới chân núi Tung Xê ở trên khu đất bằng phẳng.
Tương truyền xưa kia chùa đã được xây theo kiểu kiến trúc nhà sàn với nguyên vật liệu chính là thanh tre, nứa. Qua nhiều thăng trầm của lịch sử chùa đã bị xuống cấp và tiến hành trùng tu năm 1988 để tôn tạo lại khang trang được như ngày nay. Đến dâng hương tại đây khách hành hương sẽ được bày tỏ lòng thành cũng như mong ước của mình đến với các đức Phật.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương lẫn khách hành hương đến lễ Phật ngày càng đông, năm 2007 chùa đã được khởi công xây mới với chiều dài 34m, rông 33m và tổng diện tích lên tới 1.122m2. Hệ thống các tượng Phật được lắp đặt vô cùng công phu và bày trí trong không gian rộng lớn tĩnh mịch.
Xem thêm: Cột cờ Mai Châu, địa chỉ sống ảo không góc chết ở Hòa Bình
2Địa chỉ và cách di chuyển
Quần thể khu du lịch Chùa Tiên nằm ở xã Phú Lão và cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng chừng 85km. Khách hành hương ghé thăm nơi đây sẽ được đi qua con đường đôi trải nhựa đen phẳng lì, băng qua hai hàng bằng lăng tốt tươi. Bãi giữ xe trong chùa cũng được quy hoạch nằm ngay cổng vào, đảm bảo an toàn cho phương tiện di chuyển của khách hành hương.
Nhìn chung về mặt địa lý thì Chùa Tiên Hòa Bình nằm ngay sau chùa Hương và hiện cũng đã có cáp treo đi từ Chùa Tiên đến động Hương Tích. Nếu là người thích vận động bạn cũng có thể leo núi khoảng 30 phút để đến được khu vực hang động này. Ngoài ra mọi người cũng thường lựa chọn tuyến chùa Tiên - đền Chúa Thác Bờ để hành hương chiêm bái bằng thuyền.
3 Khám phá vẻ đẹp của Chùa Tiên
Quần thể Chùa Tiên bao gồm các di tích nổi tiếng như Đền Trình, đền mẫu Âu Cơ, chùa Tiên, các hang động rải rác trên núi Tung Xê và Hương Tích (xã Phú Lão)… Bên cạnh đó còn có cả những di chỉ khảo cổ học mang trong mình hơi thở của cả mảnh đất này, từ thuở sơ khai cho đến khi phát triển được như ngày nay.
Ngoài là nơi chiêm bái lễ Phật thì quần thể chùa còn đưa bạn đi khám phá các hang động xung quanh. Từ khu vực chính điện chúng ta chỉ cần đi ngược lên cách dốc và vách đá là có thể ghé các hang động. Trong hang đều được trang bị đèn và loa âm thanh, không tạo cảm giác quá lạc lõng khi bạn bước vào. Khách hành hương sẽ phải choáng ngợp trước các khối măng đá, thạch nhũ huyền bí với đủ hình thù khác lạ.
Đền nằm trên một khu vực đất rộng 1.000m2 ở thôn Lão Ngoại, Phú Lão và thờ Tam vị Đức thánh Ông, đây đều là những nhân vật có công khai sơn khởi thủy, dựng nên mảnh đất này. Xưa kia đền được xây theo kiểu nhà sàn bằng tranh tre nứa lá, tới hiện tại thì trùng tu và mở rộng theo hình chữ nhất. Vào năm 2007 thì chính quyền và người dân địa phương đã tiến hành tái tạo lại đền theo kiểu kiến trúc chữ “Đinh” với nhà Đại bái và Hậu cung. Đền Trình cũng là điểm đến đầu tiên khi đi thăm quần thể Di tích lịch sử văn hóa - Danh lam thắng cảnh chùa Tiên.
Chùa từng bị phá hoại hoàn toàn vào thời kỳ chống Pháp nhưng sau đó vào năm 1998 đã được chính quyền và người dân gom góp xây dựng lại. Chùa Tiên thờ Phật, Đức vua cha và Công đồng. Năm 2007 chùa được xây gần khu vực chùa cũ với quy mô, kiến trúc hoành tráng hơn nhưng đảm bảo vẻ truyền thống hài hòa cùng cảnh quan bao quanh.
Theo kinh nghiệm du lịch, từ đền Trình đến đền Mẫu Âu Cơ chúng ta phải đi thêm khoảng 300 mét nữa, nơi đây tọa lạc trên sườn núi So, xã Phú Lão. Ngôi đền này nằm hướng ra thung lũng, phía Đông Bắc với khung cảnh nên thơ trước tầm mắt. Kiểu kiến trúc được lựa chọn cũng gần theo hướng nhà sàn, với nguyên liệu bê tông cốt thép và 6 hàng chân cột bên dưới để đỡ cho toàn bộ đền phía trên, bên cạnh 2 cột ở giữa vươn cao tới tận mái.
Trần đền được đổ cuốn vòm, trên mái ốp ngói giả kiểu ngói ống và lát gạch Bát Tràng cho nền. Tại địa điểm này người dân địa phương đã thờ mẫu Âu Cơ cùng các vị Bồ Tát, Thất vị Đại vương... Vốn cũng nổi tiếng linh thiêng nên đền Mẫu là nơi thu hút nhiều người ghé thăm nhất trong quần thể di tích này.
Hang động sở hữu vẻ đẹp lung linh có thờ 3 vị đức thánh ông, nằm ở trung tâm của Nhượng Lão. Những bạn bị sợ không gian hẹp có thể phần nào an tâm là động có không gian rất rộng rãi, chiều dài khoảng 130m và chia thành 3 tòa. Từ ngay trước cửa động chúng ta đã phải choáng ngợp trước thế giới nhũ đá thần kỳ lấp lánh dưới ánh đèn đủ màu sắc, mang tới không gian như một bảo tàng nghệ thuật tự nhiên với các tác phẩm nghệ thuật hài hòa của tạo hóa ban tặng.
4 Một số lưu ý khi ghé thăm
- Lễ hội đầu năm: Lễ hội có quy mô lớn của Chùa Tiên diễn ra từ tháng Giêng đến tháng 4 âm lịch, thu hút khá nhiều khách tham quan lẫn Phật tử đến tham gia. Những chiếc kiệu Thành hoàng như được tái hiện từ truyền thuyết xa xưa là trung tâm của ngày hội, được người dân tộc Mường khiêng trên vai.
- Trang phục: Các bạn nên chuẩn bị trang phục lịch sự, không quá hở hang hay lòe loẹt khi đi chùa. Hơn nữa khuôn viên chùa Tiên cũng khá rộng nên chọn đồ thoải mái với giày thể thao là tốt nhất, không gây bất tiện hay cảm thấy đau chân khi phải di chuyển đến các hang động.
Đến Chùa Tiên Hòa Bình bạn sẽ được thưởng thức văn hóa vật thể và phi vật thể với không gian văn hóa dân tộc đậm đà quen thuộc. Hy vọng những thông tin chi tiết đã được MIA cung cấp sẽ giúp ích cho hành trình chiêm bái của các bạn.