1Hồ Thầu – Muôn thuở vẻ đẹp ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì
Hoàng Su Phì bên cạnh những xã vô cùng nổi tiếng, thu hút nhiều du khách đến tham quan như Bản Phùng, Bản Luốc – Sán Sả Hồ, hay Thông Nguyên thì cũng có những xã lặng lẽ hơn, trầm mặc và hoang sơ hơn. Trong đó, Hồ Thầu chính là một ví dụ điển hình. Nơi đây không được báo chí hay giới du lịch quá chú ý đến vì Hoàng Su Phì vốn dĩ đã rất xa xôi. Chính vì thế, nếu bạn đang muốn tìm kiếm một nơi vắng vẻ, ít người khám phá để mặc sức đi đó đây, tìm kiếm những điều hay ho, kết giao với người dân địa phương thì chắc chắn Hồ Thầu chính là một sự lựa chọn lý tưởng. Vậy hôm nay hãy cùng MIA.vn khám phá xem, Hồ Thầu có những gì đặc biệt để chuyến du lịch Hà Giang sắp đến của bạn nên có thêm địa điểm này nhé!
Hồ Thầu theo tiếng địa phương còn có nghĩa là Đầu nguồn vì nơi đây là điểm bắt nguồn cho những nhánh suối nhỏ của thượng nguồn sông Chảy và sông Bạc. Hồ Thầu thuộc 23 xã của Hoàng Su Phì, Hà Giang, cách trung tâm huyện lỵ 30 km. Dù chẳng nổi tiếng được như một số xã khác như Bản Phùng, bản Luốc, nhưng vẻ đẹp của Hồ Thầu cũng vẫn rất riêng. Tạo cảm giác dễ chịu, gần gũi cho du khách. Nơi đây còn rất nổi tiếng với núi Chiêu Lầu Thi cao 2419m, cao nhất Hà Giang. Độ cao trung bình của xã so với mực nước biển là 952 m vì thế tiết trời lúc nào cũng mát mẻ hoặc giá lạnh. Nơi đây còn có nhiều loại cây ăn quả như lê, mận, đào, các loại dược liệu quý như ấu tẩu, xuyên khung, thảo quả, lan kim tuyến…
Cũng như phần lớn các xã khác tại Hoàng Su Phì thì thời điểm “vàng” để tham quan Thông Nguyên chính là khi vào mùa lúa chín. Lúc này, cả không gian như sáng bừng lên cái màu vàng đẹp và rạng rỡ nhất, lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời. Màu của sự no ấm mùa gặt của người dân Dao đỏ cũng hiện lên thật rõ nét mỗi khi tháng Chín về. Đứng từ cung đường quanh co đi vào bản, phóng tầm mắt đi thật xa để thu vào và thỏa mãn tầm nhìn của mình bằng những gam màu rực rỡ, sáng bừng. Khung cảnh lại cũng rất đỗi bình yên. Nếu muốn xem lúa xanh mướt thì bạn có thể đi vào tầm tháng 7, 8 còn nếu muốn xem lúa chín rũ vàng ươm thì tháng 9 chính là lúc thích hợp nhất. Tuy nhiên, thời điểm tháng 6 đến tháng 8 cũng là mùa mưa ở Hà Giang. Lúc này không những đường trơn trượt, khó đi mà nguy cơ đá lở cũng rất lớn, cực kỳ nguy hiểm để đi phượt đường đèo. Chính vì thế, bạn có thể đợi qua Giêng để xem lúa xanh mướt cũng rất đẹp đấy.
Đường đi đến Hoàng Su Phì nói chung đều được đánh giá là khá khó chạy vì có nhiều khúc cua ngoặt ngoèo, nhiều lúc phải chạy trên những con đường một bên là vách đá, một bên là vực thẳm khá rùng rợn. Vì thế, nếu lựa chọn tự chạy đi phượt thì bạn chạy men theo quốc lộ 2 khoảng 50km sẽ thấy ngã 3 Tân Quang ở Bắc Quang. Lúc này nếu rẽ trái thì bạn sẽ đi Hoàng Su Phì, còn chạy thẳng các bạn sẽ tới thành phố Hà Giang. Sau khi rẽ trái thì bây giờ bạn chỉ cần chạy thẳng men theo con đường Quốc lộ DT 177 là sẽ đến nơi mà thôi. Càng chạy bạn sẽ thấy những thửa ruộng bậc thang hiện ra rõ ràng hơn. Đó là dấu hiệu bạn sắp đến nơi rồi đó! Đoạn đường dù có khá xa nhưng đảm bảo cảnh vật xung quanh sẽ làm cho bạn quên đi cái khó khăn, cực nhọc của chuyến đi luôn đấy!
2Không chỉ đẹp về thiên nhiên, Hồ Thầu còn đẹp về con người
Người dân sống chủ yếu ở Hồ Thầu là người dân tộc Dao đỏ trong 12 dòng họ Dao từ Quảng Đông - Trung Quốc di cư đến sinh sống từ khoảng năm 1870. Còn lại một số gia đình dân tộc Nùng và dân tộc Mông thì mới đến cư trú tại địa bàn xã trong thời gian vài chục năm trở lại đây.
Điểm nổi bật nhất của Hồ Thầu cũng như phần lớn những xã khác ở Hoàng Su Phì chính là những thửa ruộng bậc thang vào mùa lúa chín. Cả một vùng đất rộng lớn đều ướm lên mình một bộ váy vàng rực rỡ, sắc màu. Lúc này nhìn từ xa, bạn đã có thể nhìn thấy được vẻ nổi bật của những cánh đồng này. Ấy vậy mà cho đến khi đến gần, bước vào bên trong theo những con đường mòn thì lại càng rõ ràng thêm nét rộng lớn, bạt ngàn của những cánh đồng nơi này. Quả không hổ danh là một trong những Di sản quốc gia về ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì.
3 Ẩm thực tại Hồ Thầu – Hoàng Su Phì có gì đặc sắc
Đến với Hồ Thầu thì bạn cũng đừng mải chơi hay ngắm cảnh mà quên cả ăn uống nhé. Vì nơi đây cũng có những món ngon tuyệt vời cho bạn thưởng thức và nhớ nhung đó. Trong đó, có thể kể đến như cơm lam muối vừng, cá chép ruộng, cốm nếp Hoàng Su Phì hay thịt chuột. Một số món nghe có thể hơi đáng sợ một chút tuy nhiên với kỹ thuật chế biến món ăn của người dân Đông Bắc thì bạn cũng không cần quá lo lắng đâu nhé! Ngoài ra, đến đây cũng đừng quên thưởng thức cả trà Shan Tuyết – Vốn đặc biệt nổi tiếng tại vùng đất Hoàng Su Phì.
4Những lưu ý khi đến với xã Hồ Thầu huyện Hoàng Su Phì
- Hồ Thầu vẫn chưa quá phát triển về du lịch nên những tiện ích như khách sạn, homestay, dịch vụ khác đều vẫn chưa có nhiều. Vì thế bạn chỉ nên đến đây du lịch trong ngày, không nên ở qua đêm.
- Người dân ở đây đa số là người dân tộc Dao. Phần lớn sẽ không nói được tiếng Kinh, tốt nhất là bạn nên có một người dân bản địa hướng dẫn.
- Dân số ở đây khá thưa thớt nên bạn có thể thoải mái khám phá, chụp ảnh mà chẳng lo làm phiền ai. Tuy nhiên cũng cần lưu ý khi đi vào các cánh đồng lúa thì phải đi vào con đường mòn, tránh làm hư hại công sức của người dân nhé!
- Vì đây là địa điểm hoang sơ, ít người qua lại nên tốt nhất để đảm bảo an toàn thì bạn nên đi 2 người trở lên nhé.
- Không đến đây vào mùa mưa vì đường trơn trượt, sẽ rất dễ xảy ra tai nạn đáng tiếc.