Brooklyn là cây cầu treo bắc qua sông East, kết nối Lower Manhattan và Brooklyn Heights của New York. Nếu đã từng xem các bộ phim điện ảnh như Spiderman, John Wick, Enchanted… bạn chắc hẳn đã từng nhìn thấy cầu Brooklyn một lần.

Trong một thành phố đầy những công trình mang tính biểu tượng, cầu Brooklyn như một điểm nhấn độc đáo về cả kiến trúc và kỹ thuật xây dựng xuất sắc ở thế kỷ XIX. Lần đầu tiên sự kết hợp giữa những dây cáp bằng thép và các tháp đá granite dưới nét kiến trúc của John Augustus Roebling đã góp phần mang đến công trình cầu treo 6 làn xe đẹp và vững bền nhất lịch sử nước Mỹ.

Kể từ khi hoạt động vào năm 1883 đến nay, cây cầu đã đạt vô số kỷ lục và mang về những danh hiệu ấn tượng cho New York như:

- Cây cầu treo đầu tiên làm bằng thép

- Cây cầu treo dài nhất thế giới với trụ nhịp chính dài 486 mét

- Cây cầu treo đời lâu nhất Hoa Kỳ

- Biểu tượng của thành phố New York

- Di tích Lịch sử Quốc gia.

Cầu Brooklyn New York tuyệt tác kiến trúc của nước Mỹ và nhân loại 2

Cầu Brooklyn bắc qua sông East nối 2 bờ của thành phố New York. Ảnh: history

Các bạn có kinh nghiệm du lịch New York nói chung và vi vu khám phá cầu Brooklyn nói riêng thường chọn đến đây bằng phương tiện công cộng như tàu điện ngầm, xe buýt…

- Tàu điện ngầm: Khi chọn phương tiện này, bạn có thể sử dụng dịch vụ tàu điện ngầm của New York (MTA Subway) để đi đến trạm High Street cách cầu Brooklyn khoảng 5 phút đi bộ. Các tuyến tàu có điểm dừng tại trạm này là tuyến tàu A, C hoặc F.

- Xe buýt: Xe buýt là phương tiện lý tưởng để kết hợp tham quan New York trong hành trình đến với cây cầu treo lịch sử. Bạn có thể tham khảo xe buýt B25 ở khu vực Brooklyn hoặc các xe buýt BXM18, M15, M15-SBS, QM11, QM25 ở khu vực Manhattan. Nhìn chung xe buýt với dịch vụ ngắm cảnh thành phố như City Sightseeing hay Hop-On-Hop-Off cũng đều có điểm dừng gần hai lối vào của cầu Brooklyn.

Nếu muốn tham quan cầu Brooklyn, Blog Du lịch MIA Go gợi ý bạn đến đây vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn. Sáng sớm sẽ là thời điểm lý tưởng tránh đông đúc và có đủ ánh sáng tự nhiên để bỏ túi những bức ảnh check-in cực đẹp. Trong khi từ chiều muộn đến tối là khoảng thời gian 2 bên bờ New York và cả cây cầu lên đèn, khoác lên nơi đây vẻ lung linh, huyền ảo.

Nếu có thể sắp xếp lịch trình di chuyển và tham quan, bạn cũng nên ưu tiên ghé thăm Brooklyn vào những ngày trong tuần thay vì cuối tuần để thoải mái tận hưởng nét kiến trúc đầy ấn tượng của cây cầu soi bóng giữa mặt nước phẳng lặng.

Cầu Brooklyn New York tuyệt tác kiến trúc của nước Mỹ và nhân loại 3

Bạn nên tham quan cầu Brooklyn vào sáng sớm hoặc chiều muộn để dễ dàng bỏ túi những bức ảnh đẹp. Ảnh: nothingfamiliar

Bên cạnh chụp ảnh ở 2 đầu của cầu Brooklyn, bạn có thể đến khu phố DUMBO, cầu công viên Squibb hoặc lối đi bộ Brooklyn Heights Promenade. Nhìn chung đây đều là những địa điểm cách cầu Brooklyn khá gần, cho phép máy ảnh bắt trọn background kiệt tác cầu treo kỳ vĩ cùng cảnh quan của thành phố hiện đại nhất nước Mỹ.

Như đã được MIA.vn đề cập sơ qua ở trên, cầu Brooklyn là kiệt tác của kiến trúc sư John Augustus Roebling được xây dựng từ năm 1869 đến 1883 với kinh phí lên đến hơn 15 triệu đô la.

Ban đầu, cây cầu do chính John Augustus đảm nhiệm. Tuy nhiên sau khi bị chấn thương và gặp biến chứng trong quá trình phục hồi, ông đã qua đời trước kịp nhìn thấy “đứa con tinh thần”. Sau đó, con trai của ông là Washington đã tiếp quản dự án, nhưng không lâu thì mắc căn bệnh giảm áp. Cuối cùng cùng, vợ của Washington là Emily Warren là người đứng ra hoàn thành công trình.

Cầu Brooklyn New York tuyệt tác kiến trúc của nước Mỹ và nhân loại 4

Cầu Brooklyn được xây dựng từ năm 1869 đến 1883. Ảnh: The Library of Congress

Vào ngày khánh thành cầu Brooklyn 24/5/1883, Emily Roebling cũng là người đầu tiên đi bộ qua cầu cùng với 150.000 người. Trong đó có Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Chester Alan Arthur và Thị trưởng New York Franklin Edson.

Sau khi khánh thành 6 ngày, một phụ nữ bị trượt ngã ở cầu thang trong tình trạng đông đúc và tắc nghẽn ở phía quận Manhattan và đã kêu la thất thanh khiến mọi người hoảng loạn rằng cây cầu sắp sập. Sự kiện này đã gây ra vụ giẫm đạp lớn, thậm chí mang đến lời đồn đoán cầu Brooklyn sẽ không thể trụ vững.

Để dập tắt những tin đồn thất thiệt khoác lên màu sắc u ám, diễn viên xiếc Phineas Taylor Barnum đã dẫn 21 con voi đi qua cầu vào năm 1884 để kiểm nghiệm và khẳng định độ an toàn của cây cầu treo.

Cầu Brooklyn New York tuyệt tác kiến trúc của nước Mỹ và nhân loại 5

Ít ai biết cây cầu đã tồn tại cùng thành phố New York gần 140 năm đã từng gây có tin đồn sẽ không thể trụ vững. Ảnh: Assaf Frank

Cầu Brooklyn được lên ý tưởng vào năm 1867, dựa theo nguyên mẫu là cầu Cincinnati Covington - công trình kiến trúc tương tự nhưng nhỏ hơn bắc qua sông Ohio của Cincinnati, cũng là một thiết kế từ kiến trúc sư john Augustus Roebling.

Brooklyn sở hữu kết cấu vững chắc được tạo nên bằng các tòa tháp xây dựng theo phong cách Gothic đầy ấn tượng với chất liệu hoàn toàn bằng đá granite. Phần nền của cầu được treo lên bằng những dây thép có đường kính 2 inches, bện chặt lại từ 2 cặp dây cáp mặt xích có đường kính lên đến 16 inches.

Cầu Brooklyn New York tuyệt tác kiến trúc của nước Mỹ và nhân loại 6

Sự vững chắc của cầu treo Brooklyn được tạo nên bởi các tòa tháp kiểu Gothic và những sợi dây thép. Ảnh: streeteasy

Với sự kết hợp của 5.296 dây thép mạ kẽm, mỗi sợi cáp trong số 4 sợi chính giúp treo cây cầu Brooklyn vững vàng trên các tòa tháp trụ có khả năng chịu tải trọng 12.000 tấn. Để đan hết cấu trúc cầu từ bờ bên này quận Brooklyn qua bên kia Manhattan, tổng chiều dài dây cáp được sử dụng 14.357 dặm.

Không chỉ được tạo nên bởi kết cấu mang tính tuyệt tác và kỹ thuật xuất sắc nhất thế kỷ XIX, khi đứng trên cầu Brooklyn, bạn còn có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp sông East, bên cảng và trung tâm tài chính Manhattan. Từng bước đi bộ qua cầu cũng mang lại sức hút kỳ lạ như đang thực sự kết nối với cả công trình kiến trúc đồ sộ và toàn bộ thành phố New York sầm uất.

Cầu Brooklyn New York tuyệt tác kiến trúc của nước Mỹ và nhân loại 7

Vẻ đẹp cầu Brooklyn hòa cùng thành phố không ngủ New York. Ảnh: frederickmillettphotography

Đến với cây cầu treo lịch sử, bên cạnh chiêm ngưỡng kiến trúc được xem như thành tựu của nước Mỹ và cả nhân loại, bạn có thể kết hợp tham quan một số địa điểm du lịch ngay gần đó.

Brooklyn Museum

Đây là một trong những cơ sở văn hóa hàng đầu của thành phố New York có vị trí ở 200 Eastern Pkwy, ngay gần cầu Brooklyn. Tại bảo tàng này hiện trưng bày khoảng 1,5 triệu tác phẩm nghệ thuật kéo dài hàng ngàn năm và được sưu tầm từ khắp nơi trên thế giới. Các bộ sưu tập của Brooklyn Museum được phân loại theo văn hóa, trong khi các triển lãm đến từ nhiều địa điểm địa lý và thời kỳ khác nhau. Nhìn chung, bảo tàng mở cửa đón khách từ 11h00 - 18h00, đóng cửa vào mỗi thứ Hai và thứ Ba hàng tuần.

Time Out Market New York

Time Out Market là khu ăn uống nằm dưới cầu Brooklyn, nơi tập trung nhiều quán ăn, nhà hàng cùng các quán bar với phong cách decor tràn đầy sức sống. Với những ai muốn khám phá ẩm thực New York hay hòa mình vào nhịp sống sôi động của thành phố hiện đại nhất nước Mỹ, đây là địa điểm không nên bỏ qua.

Cầu Brooklyn New York tuyệt tác kiến trúc của nước Mỹ và nhân loại 8

Time Out Market nằm ngay dưới chân cầu Brooklyn là nơi tập trung nhiều quán ăn, nhà hàng và bar. Ảnh: venuereport

Times Square

Giữa những điểm đến tiêu biểu của thành phố New York, Times Square là không thể thay thế. Nơi đây được biết đến như một quảng trường lớn ở trung tâm Manhattan, hình thành bởi giao lộ của đại lộ 7, đường 42 và đại lộ Broadway.

Tại Times Square, bạn có thể trải nghiệm vô số hoạt động thú vị như ghé thăm công viên Bryant, bảo tàng sáp Madame Tussauds New York, tham gia tour đi bộ tự hướng dẫn hay đến với Broadway để xem những vở kịch nổi tiếng như A Beautiful Noise (The Neil Diamond Musical), A Doll's House, Aladdin, Bad Cinderella…

Cầu Brooklyn gắn liền với lịch sử nhiều thăng trầm của nước Mỹ, thế nhưng qua thời gian vẫn vẹn nguyên vẻ đẹp kiến trúc và kỹ thuật xuất sắc từ thế kỷ XIX. Lưu ngay điểm đến này vào cẩm nang du lịch cá nhân để không quên ghé thăm trong hành trình khám phá thành phố không ngủ New York.