Omamori, theo cách hiểu đơn giản, là những chiếc túi gấm nhỏ được người Nhật trân trọng như một tấm bùa hộ mệnh. Bên trong mỗi chiếc túi ấy không phải là đá quý hay báu vật, mà là những lời nguyện cầu, câu chữ thiêng liêng được gửi gắm.

Trong tiếng Nhật, “Omamori” mang ý nghĩa “bảo vệ”. Nó đóng vai trò như một lá chắn vô hình đi theo bạn trong cuộc sống.

Khám phá Omamori: Bùa hộ mệnh nổi tiếng trong văn hóa Nhật Bản 2

Omamori là những chiếc túi gấm nhỏ được người Nhật trân trọng như một tấm bùa hộ mệnh. Ảnh: Toptentravel

Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc túi may mắn Omamori tại hầu hết các ngôi chùa Phật giáo hay đền thờ Thần đạo khi có dịp du lịch Nhật Bản. Dù bạn theo tôn giáo nào, Omamori vẫn dành cho tất cả mọi người như một món quà mang theo lời chúc an lành.

Ngày nay, những chiếc bùa này không chỉ là vật cầu may mà còn trở thành món quà lưu niệm ý nghĩa được nhiều du khách lựa chọn khi ghé thăm xứ Phù Tang. Nếu bạn đang có ý định sở hữu một chiếc Omamori cho riêng mình, đừng bỏ qua những điều thú vị dưới đây.

Nguồn gốc của bùa Omamori ở Nhật Bản vẫn còn là một dấu hỏi lớn, bởi rất ít tài liệu ghi chép cụ thể. Một số giả thuyết cho rằng Omamori bắt nguồn từ tín ngưỡng Thần đạo, một tôn giáo bản địa của Nhật từ thuở sơ khai.

Học giả Yanagita Kunio từng nhận định vào năm 1969 rằng: "Người Nhật từ lâu đã tin vào sức mạnh của bùa hộ mệnh. Việc những chiếc bùa này được bày bán phổ biến ở chùa chiền và đền thờ có thể đã bắt đầu từ thời kỳ Tokugawa hoặc muộn hơn."

Omamori được chia thành hai dạng: loại bảo hộ, trong tiếng Anh gọi là "amulet", mang ý nghĩa che chở, bảo vệ người sở hữu. Loại thứ hai là "talisman", bùa đem lại vận may, mở lối cho những điều tốt lành.

Omamori là món bùa hộ mệnh truyền thống gắn liền với đời sống tâm linh và văn hóa Nhật Bản. Những chiếc túi nhỏ này không chỉ tượng trưng cho may mắn và sự bảo vệ mà còn là món quà đặc biệt từ các đền chùa linh thiêng.

Bùa Omamori truyền thống thường được chế tác từ lụa gấm, bên trong đựng mảnh giấy hoặc thẻ gỗ ghi lời cầu nguyện. Bên trong tờ giấy sẽ chứa đựng những câu chở che và đem lại may mắn cho người sở hữu. Trải qua thời gian, hình thức của Omamori cũng dần thay đổi. Từ những vật liệu mộc mạc ban đầu, nay bùa được làm từ nhiều chất liệu đa dạng hơn như đề can dán, mặt gương phản quang cho xe đạp hay thậm chí là thẻ tín dụng.

Do nhu cầu ngày càng lớn, không phải đền chùa nào cũng có thể đáp ứng đủ từng loại Omamori theo yêu cầu. Vì thế, theo MIA.vn tìm hiểu nhiều nơi đã chuyển sang sản xuất Omamori bằng máy móc để phục vụ số lượng lớn người tìm mua.

Khám phá Omamori: Bùa hộ mệnh nổi tiếng trong văn hóa Nhật Bản 3

Bùa Omamori ngày nay được thiết kế với nhiều kiểu dáng và chất liệu khác nhau. Ảnh: Wikipedia

Trước đây, Omamori thường được chế tác từ gỗ, giữ nguyên màu sắc mộc mạc của chất liệu. Nhưng theo thời gian, để đáp ứng nhu cầu đa dạng hơn, Omamori ngày nay được làm từ nhiều chất liệu và nhiều màu sắc bắt mắt như hồng, xanh, đỏ…

Khám phá Omamori: Bùa hộ mệnh nổi tiếng trong văn hóa Nhật Bản 4

Màu sắc Omamori cũng ngày càng phong phú. Ảnh: Kilala

Mỗi đền thờ hay ngôi chùa tại Nhật Bản đều thờ cúng những vị thần mang thông điệp và ý nghĩa riêng. Chính vì thế, từng nơi sẽ có những loại Omamori đặc trưng, gắn liền với nét tâm linh của địa phương ấy.

Trong số đó, dễ bắt gặp nhất là những chiếc bùa mang lời chúc may mắn và bình an cho người sở hữu. Chúng có thể là bùa cầu thành công, chiến thắng (Katsumori - 勝守), bùa mong cầu hạnh phúc (Shiawase - 幸せ). Ngoài ra, còn có bùa chúc sức khỏe dồi dào (Kenkou - 健康), bùa khai vận (Kaiun - 開運) hay bùa trừ tà, hóa giải vận rủi (Yakuyoke - 厄除け).

Mỗi chiếc bùa Omamori đều mang một ý nghĩa riêng, gắn với những điều con người mong cầu trong cuộc sống. Cụ thể:

- Anzan (安産): Bùa cầu cho mẹ tròn con vuông, thai kỳ suôn sẻ và sinh nở thuận lợi.

- Koutsuu Anzen (交通安全): Bùa bảo hộ an toàn khi tham gia giao thông, gìn giữ người lái xe và hành khách bình an trên mọi nẻo đường.

- Kanai Anzen (家内安全): Mang lại sự an yên, hạnh phúc và ấm no cho gia đình.

- Gakugyou Jouju (学業成就): Dành cho học sinh, sinh viên cầu may mắn trong học tập, thi cử thuận lợi, đạt kết quả như ý.

- Shoubai Hanjou (商売繁盛): Bùa cầu tài lộc, công việc hanh thông, kinh doanh phát đạt.

- En Musubi (縁結び): Bùa gắn kết nhân duyên, cầu mong gặp được người thương hoặc giữ gìn hạnh phúc lứa đôi.

- Byouki Heiyu (病気平癒): Bùa hộ thân cho người đang mắc bệnh, cầu cho sức khỏe hồi phục, bệnh tình thuyên giảm.

Khám phá Omamori: Bùa hộ mệnh nổi tiếng trong văn hóa Nhật Bản 5

Mỗi chiếc bùa Omamori đều mang một ý nghĩa riêng. Ảnh: Janbox

Bên cạnh những loại Omamori phổ biến, Cẩm nang du lịch còn biết nhiều đền chùa ở Nhật còn tạo ra những lá bùa mang dấu ấn riêng của từng vùng. Ví dụ, ở khu vực phía Bắc, bạn có thể tìm thấy Omamori đặc biệt để xua đuổi gấu (kumajo/熊除). Một số nơi còn có Omamori dành riêng cho thú cưng (petto omamori/ペットお守り), cầu bình an cho những người bạn bốn chân.

Ngoài ra, không ít ngôi đền còn phát hành những lá bùa giới hạn, chỉ xuất hiện vào khung giờ nhất định trong ngày hoặc vào dịp các lễ hội lớn hàng năm. Điều này càng làm tăng giá trị tâm linh và tính độc quyền của Omamori.

Từ xưa đến nay, người Nhật luôn có cách sử dụng bùa Omamori khác nhau. Thế nhưng điểm chung là họ giữ những nguyên tắc nhất định để bùa phát huy ý nghĩa và công dụng.

Tùy vào từng loại Omamori, vị trí đặt và cách mang theo cũng có quy tắc riêng:

- Với bùa cầu tình duyên, người Nhật tin rằng nên luôn mang theo bên mình. Việc này giúp thu hút vận may và dễ gặp được người thương.

- Bùa cầu học hành thường được cầm bằng hai tay trước khi bước vào kỳ thi. Họ tin rằng, khi tay chạm bùa trong tâm thế tĩnh lặng, đầu óc sẽ minh mẫn. Từ đó có thể dễ dàng vận dụng kiến thức đã học.

- Riêng bùa cầu an toàn, người ta hay treo trên móc khóa, để trong ô tô hoặc xe máy. Niềm tin rằng lá bùa sẽ bảo vệ họ trên mọi hành trình.

- Còn những tấm bùa cầu bình an, tài lộc cho gia đình thường được đặt trang trọng trên bàn thờ hoặc vị trí cao ráo, sạch sẽ trong nhà. Dưới bùa, người Nhật lót thêm một tấm khăn trắng như cách thể hiện lòng kính trọng với điều may mắn đang gìn giữ.

Khám phá Omamori: Bùa hộ mệnh nổi tiếng trong văn hóa Nhật Bản 6

Việc sử dụng Omamori đúng cách sẽ giúp phát huy tối đa công dụng. Ảnh: Nhatngutamviet

Trong văn hóa Nhật Bản, Omamori không đơn thuần là một món quà lưu niệm mà còn được xem là lá bùa hộ mệnh mang lại may mắn và bình an cho người sở hữu. Những chiếc bùa nhỏ bé này đại diện cho sự bảo hộ của các vị thần Shinto. Chính vì thế, người dân xứ sở hoa anh đào nói riêng và các du khách nói chung đều rất trân trọng và gìn giữ. Ngày nay, bùa Omamori được thiết kế đa dạng, nhỏ gọn để người chủ dễ dàng mang đi theo trên mọi hành trình.

Thông thường, những lá bùa Omamori được các đền chùa làm ra và trao tận tay cho khách hành hương khi họ đến dâng lễ, cầu nguyện. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tìm mua bùa tại các cửa hàng hoặc trên mạng xã hội, việc lựa chọn đúng loại mình cần không hề đơn giản. Điều này càng khó khăn hơn khi phần lớn đền chùa chỉ ghi chú bằng tiếng Nhật. Ngoại trừ một số địa điểm nổi tiếng sẽ có kèm hướng dẫn bằng tiếng Anh.

Dù Omamori ngày nay được bán rộng rãi và ai cũng có thể sở hữu, như bạn đừng quên hãy trân trọng và giữ gìn như chính những điều tốt đẹp bạn mong muốn có trong cuộc sống.

Khám phá Omamori: Bùa hộ mệnh nổi tiếng trong văn hóa Nhật Bản 7

Omamori thường được các đền chùa làm ra và trao tận tay cho khách hành hương khi họ đến dâng lễ. Ảnh: Janbox

Điều quan trọng nhất khi giữ bên mình một lá bùa Omamori chính là tuyệt đối không được mở nó. Bởi lẽ, ngay khi bạn tháo lớp vỏ bùa ra, niềm tin và nguồn năng lượng chở che bên trong cũng sẽ tan biến. Từ đó sẽ khiến Omamori không còn giữ được sức mạnh vốn có.

Việc bạn nên mang theo một hay nhiều chiếc Omamori còn tùy vào mong muốn cá nhân. Nếu chỉ cần cầu may cho một mục đích cụ thể, một lá bùa là đủ. Nhưng nếu muốn tìm kiếm sự phù trợ ở nhiều phương diện khác nhau, bạn hoàn toàn có thể sở hữu nhiều Omamori.

Tuy nhiên, có quan niệm cho rằng không nên giữ chung Omamori của Thần đạo và Phật giáo, vì có thể khiến năng lực của bùa bị suy giảm. Nếu bạn băn khoăn về điều này, hãy hỏi ý kiến người trông coi tại đền hoặc chùa trước khi chọn mua.

Với người Nhật, Omamori không đơn thuần là món đồ lưu niệm hay hàng hóa, mà được xem như hiện thân của thần linh, vì vậy, chúng không có khái niệm "hạn sử dụng". Người ta thường chỉ đổi Omamori đầu năm mới, như một cách gạt bỏ vận xui của năm cũ và đón nhận điều may mắn cho chặng đường sắp tới.

Tuy nhiên, có một điều tuyệt đối cần tránh: đừng bao giờ vứt Omamori vào thùng rác. Hành động đó được xem là bất kính với những vị thần đang ngự trong lá bùa. Khi không còn sử dụng nữa, bạn nên mang Omamori quay lại chính ngôi đền, ngôi chùa nơi bạn đã xin để gửi trả. Điều này được xem như một cách thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng những điều tốt lành mà lá bùa đã chở che cho bạn suốt thời gian qua.

Khám phá Omamori: Bùa hộ mệnh nổi tiếng trong văn hóa Nhật Bản 8

Omamori được xem như hiện thân của thần linh, vì vậy, chúng không có khái niệm "hạn sử dụng". Ảnh: Tsunagujapan

Nếu chẳng may Omamori của bạn bị rách, bẩn hoặc hư hỏng, đừng vội buồn hay lo lắng. Người Nhật tin rằng khi bùa bị hao mòn, đó là dấu hiệu cho thấy nó đã gánh chịu vận xui thay cho bạn.

Trường hợp dây treo bị đứt hoặc túi bùa không còn nguyên vẹn, bạn có thể cất Omamori vào ví, ngăn kéo hoặc một góc trang trọng trong nhà. Tuyệt đối đừng giặt hay làm sạch bùa. Bởi theo quan niệm, việc đó chẳng khác nào xóa đi công năng bảo hộ và khiến những điều xui rủi quay lại với bạn.

Omamori không chỉ là bùa hộ mệnh mà còn là biểu tượng may mắn, bình an trong văn hóa Nhật Bản. Nếu bạn đang chuẩn bị cho hành trình mới, đừng quên mang theo một chiếc balo gọn nhẹ, cùng một lá bùa Omamori nhỏ xinh như lời chúc hộ mệnh đồng hành trên mọi nẻo đường.