Trong tiếng Nhật, "Samurai" viết là 侍. Nếu đọc theo Romaji, cách phiên âm phổ biến, đó là "Samurai". Còn trong Hán Việt, chữ này đọc là "Thị". Về mặt cấu trúc, chữ "Thị – 侍" được ghép từ hai bộ: "Nhân" (người) và "Tự" (đền chùa, nơi quan ở). Khi kết hợp, nghĩa gốc của cụm từ này được hiểu là ám chỉ người canh giữ cửa quan. Tức thị vệ hoặc người hầu thân cận của tầng lớp quyền quý.

Theo MIA.vn tìm hiểu, trong bối cảnh phong kiến Nhật Bản, Samurai không đơn thuần là người phục dịch. Họ thuộc tầng lớp chiến binh, mang trọng trách bảo vệ các tướng quân và gia đình quý tộc. Cái tên Samurai còn mang hàm ý "phục tùng" và "bảo vệ", nhưng đi kèm với danh dự, lòng trung thành và địa vị cao trong xã hội.

Samurai là gì? Khám phá biểu tượng võ sĩ đạo huyền thoại của Nhật Bản 2

Samurai thuộc tầng lớp chiến binh, mang trọng trách bảo vệ các tướng quân và gia đình quý tộc. Ảnh: Aloha

Samurai từng là một tầng lớp đặc biệt trong xã hội phong kiến Nhật Bản. Dấu vết đầu tiên của họ xuất hiện từ thế kỷ thứ 3, nhưng phải đến thế kỷ 12, Samurai mới được chính thức công nhận như một giai cấp riêng biệt.

Theo những thông tin mà Cẩm nang du lịch biết được, thực chất Samurai là lực lượng chiến binh được Mạc phủ nhà Đằng Nguyên gây dựng và đào tạo. Họ là những người bảo vệ quyền lực và vị thế của dòng họ này. Không chỉ giỏi kiếm thuật, Samurai còn được rèn luyện tư tưởng với ba giá trị cốt lõi: trung thành, dũng cảm và danh dự. Chỉ khi hội tụ đủ ba phẩm chất ấy, họ mới được công nhận là Samurai – những võ sĩ chân chính. Từ “đạo” trong cụm từ “võ sĩ đạo” chính là con đường, là quy tắc sống mà mỗi Samurai phải tuân theo.

Samurai là gì? Khám phá biểu tượng võ sĩ đạo huyền thoại của Nhật Bản 3

Samurai xuất hiện vào khoản thế kỷ thứ 3. Ảnh: Goldentour

Khi chế độ tư hữu đất đai được thiết lập, ai khai khẩn đất mới sẽ sở hữu mảnh đất ấy. Nhờ đó, nhiều nông dân Nhật Bản bắt đầu mở rộng lãnh thổ, lập nghiệp và tích lũy tài sản. Để bảo vệ thành quả của mình trước những thế lực lớn hơn, họ buộc phải tự tổ chức, tự vũ trang và liên kết thành các nhóm phòng vệ.

Những nhóm này trong văn hóa Nhật Bản được gọi là Bushi-dan (武士団), nghĩa là "võ sĩ đoàn". Đây chính là tiền thân của tầng lớp Samurai – những chiến binh mà lịch sử Nhật Bản về sau luôn nhắc đến.

Samurai là gì? Khám phá biểu tượng võ sĩ đạo huyền thoại của Nhật Bản 4

Samurai vào thời đại Heian được xem là lớp tiền thân. Ảnh: Bola

Ban đầu, Samurai xuất thân từ tầng lớp nông dân, địa vị thấp nhất trong xã hội phong kiến Nhật Bản. Nhưng theo thời gian, vị thế của họ dần được khẳng định. Đặc biệt, sau trận chiến Hōgen no Ran (保元の乱) năm 1156, vai trò của Samurai bắt đầu được coi trọng hơn bao giờ hết. Nhiều ghi chép còn cho rằng chính trong cuộc chiến này, thanh kiếm cong đặc trưng đã xuất hiện lần đầu tiên.

Thuật ngữ "Samurai" chính thức xuất hiện vào thế kỷ 16. Khi ấy, nhiệm vụ của họ không phải cầm kiếm ra trận mà là ở bên cạnh, phục vụ và bảo vệ chủ nhân mà mình trung thành theo hầu.

Trong xã hội Nhật Bản thời Edo, địa vị con người được xếp theo thứ tự "Sĩ – Nông – Công – Thương" (士農工商) — tức chiến binh, nông dân, thợ thủ công và thương nhân. Trong đó, Samurai thuộc tầng lớp "Sĩ", giữ vị trí cao nhất.

Họ sở hữu lãnh địa riêng, tham gia vào các cuộc chinh chiến, gánh trên vai trọng trách bảo vệ trật tự và quyền lực. Những Samurai cấp bậc cao còn được ca ngợi là người "Văn võ song toàn" (文武両道) — không chỉ giỏi chiến đấu mà còn am hiểu văn học, lễ nghi. Đó là niềm kiêu hãnh lớn nhất của một võ sĩ: sống và chiến đấu như một Samurai đúng nghĩa.

Samurai là gì? Khám phá biểu tượng võ sĩ đạo huyền thoại của Nhật Bản 5

Samurai thời đại Edo gánh trên vai trọng trách bảo vệ trật tự và quyền lực. Ảnh: Designhandel

Minh Trị Duy Tân là cuộc cách mạng đánh dấu bước chuyển từ chế độ Mạc phủ Edo sang chính quyền mới dưới triều đại Minh Trị. Khi Phó Đề đốc Mỹ Matthew C. Perry cập bến Nhật Bản, mang theo sức mạnh kinh tế và quân sự phương Tây, đất nước Nhật chia rẽ: một bên muốn mở cửa, bên kia muốn tiếp tục bế quan tỏa cảng.

Chính những Samurai cấp cao đã đứng lên thực hiện cuộc cải cách, đặt lợi ích đất nước lên trên địa vị của mình. Họ dẹp bỏ chế độ "Sĩ – Nông – Công – Thương", từ bỏ đặc quyền của tầng lớp võ sĩ, tuyên bố mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

Chính quyết định dũng cảm ấy đã mở đường cho Nhật Bản vươn mình, nhanh chóng bắt kịp các cường quốc phương Tây về kinh tế và công nghệ. Có thể nói, sự hy sinh âm thầm của các Samurai ngày ấy đã đặt nền móng cho một nước Nhật hiện đại, hùng mạnh sau này.

Hình ảnh Samurai từ lâu đã được lưu truyền qua nhiều câu chuyện và truyền thuyết. Dù ở phiên bản nào, họ vẫn hiện lên như những chiến binh kiên cường, chính trực và đầy khí chất.

Ngay từ khi còn nhỏ, những đứa trẻ mang khát vọng trở thành Samurai phải rèn luyện nghiêm khắc. Họ học võ thuật, kiếm pháp, cưỡi ngựa, bắn cung. Không chỉ giỏi chiến đấu, họ còn phải am hiểu trà đạo, thơ ca, hội họa — trau dồi cả thể chất lẫn tâm hồn.

Chỉ khi thấm nhuần ba phẩm chất: trung thành – dũng cảm – danh dự, họ mới được xem là một Samurai thực thụ. Ba yếu tố này chính là cốt lõi hình thành tinh thần võ sĩ đạo. Và từ tinh thần ấy, người Nhật đã xây dựng nên bảy quy tắc đạo đức của Samurai:

Gi (義) – Công lý: Với Samurai, danh dự và lòng tự trọng luôn đặt trên mọi thứ. Họ sống có nguyên tắc, không để dục vọng hay lợi ích cá nhân làm mờ lý trí. Samurai tin vào chính nghĩa và sẵn sàng đứng lên chống lại cái ác, dù phải trả giá.

Jin (仁) – Nhân từ: Một Samurai thực thụ không chỉ biết cầm kiếm mà còn biết bao dung. Lòng nhân từ thể hiện qua cách họ đối xử với người khác, kể cả kẻ thù. Sự tha thứ, trong mắt Samurai, là đỉnh cao của sức mạnh.

Yu (勇) – Can đảm: Samurai sống không sợ hãi. Họ coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, vì tin rằng chết có ý nghĩa còn hơn sống vô ích. Tinh thần ấy giống như hoa anh đào — đẹp rực rỡ nhưng mong manh, sẵn sàng rụng xuống khi đến lúc.

Rei (礼) – Tôn trọng: Với Samurai, lễ nghĩa không chỉ là phép xã giao mà còn là biểu hiện của lòng tôn trọng. Họ đối đãi tử tế với mọi người, kể cả kẻ thù. Bởi với họ, tôn trọng người khác cũng chính là giữ phẩm giá cho mình.

Makoto (誠) – Chân thành: Lời nói của Samurai luôn đi đôi với hành động. Họ tin rằng sự chân thành không nằm ở lời hứa hoa mỹ mà ở việc giữ lời bằng mọi giá. Nói là làm — đó là quy tắc sống của Samurai.

Meiyo (名誉) – Danh dự: Với Samurai, danh dự quý hơn mạng sống. Họ xem danh dự như thân cây: khi bị tổn thương, nó không thể lành lặn như xưa. Nếu danh dự mất đi, Samurai sẽ chọn cách lấy lại nó — dù phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.

Chuugi (忠義) – Trung thành: Trung thành là cốt lõi trong tinh thần Samurai. Một khi đã chọn chủ nhân, Samurai sẵn sàng tận tâm, tận lực vì người đó đến hơi thở cuối cùng. Lòng trung thành của họ không lay chuyển, kể cả khi đối mặt với cái chết.

Samurai là gì? Khám phá biểu tượng võ sĩ đạo huyền thoại của Nhật Bản 6

Ngay từ khi còn nhỏ, những đứa trẻ mang khát vọng trở thành Samurai phải rèn luyện nghiêm khắc. Ảnh: Antonioantefermo

So với Ninja, Samurai không sử dụng quá nhiều loại vũ khí, nhưng những món vũ khí họ mang theo lại rất đa dạng và có tính biểu tượng riêng. Từ kiếm dài đến đoản kiếm, cung tên — tất cả đều gắn liền với hình ảnh của một chiến binh Samurai.

Samurai là gì? Khám phá biểu tượng võ sĩ đạo huyền thoại của Nhật Bản 7

Samurai không sử dụng quá nhiều loại vũ khí nhưng sẽ có tính biểu tượng riêng. Ảnh: Kilala

Trong số đó, có hai loại vũ khí đặc trưng nhất:

- Katana: Thanh kiếm biểu tượng của Samurai. Katana có lưỡi cong, dài khoảng 60cm, chỉ mài sắc một cạnh. Phần chuôi dài, đủ để cầm bằng cả hai tay, giúp Samurai linh hoạt trong từng đòn đánh. Đây là vũ khí chính trong các trận chiến.

- Tanto: Đoản kiếm ngắn, thường được Samurai mang theo bên người như vũ khí phụ. Tanto không chỉ dùng để cận chiến, mà còn là thanh kiếm mà Samurai lựa chọn khi buộc phải thực hiện nghi thức mổ bụng tự sát.

- Wakizashi: Thanh kiếm này được xem như biểu tượng danh dự của Samurai. Không giống Katana, Wakizashi ít khi dùng để giao chiến. Thay vào đó, nó thường được sử dụng để chặt đầu kẻ địch đã bại trận hoặc thực hiện nghi thức nghiêm trọng.

- Ōdachi: Đây là loại trường kiếm có kích thước vượt trội, dài từ 90 đến 178cm. Samurai thường mang Ōdachi khi cưỡi ngựa, tận dụng chiều dài của kiếm để tấn công đối phương từ xa trên chiến trường.

- Yumi: Không chỉ thành thạo kiếm pháp, Samurai còn là những cung thủ cừ khôi. Họ sử dụng bộ cung tên đặc biệt gọi là Yumi — thứ vũ khí cho phép họ tấn công từ khoảng cách xa.

- Aikuchi: Là loại đoản kiếm nhỏ, giống như dao găm. Aikuchi không được dùng trong chiến đấu mà thường được Samurai nữ mang theo. Khi đối mặt với tình huống mất danh dự, họ dùng Aikuchi để kết liễu đời mình, giữ lại phẩm giá cuối cùng.

Kakunodate là niềm tự hào của tỉnh Akita, vùng Tohoku. Nơi đây từng là thành trì của các Samurai và nổi tiếng với sắc hoa anh đào mỗi độ xuân về. Thị trấn được quy hoạch thành hai khu riêng biệt: khu nhà cổ Samurai với khoảng 80 dinh thự xưa và khu thương nhân.

Khi có cơ hội du lịch Nhật Bản, du khách có thể ghé thăm 6 ngôi nhà Samurai còn giữ nguyên kiến trúc cổ, nổi bật với những bức tường đá kiên cố. Không những thế, thị trấn cũng tổ chức nhiều lễ hội truyền thống quanh năm. Điển hình như mùa xuân ngắm hoa sakura, mùa hè múa Sasara, mùa thu rước kiệu và mùa đông thắp lửa Hiburi – Kamakura để xua đuổi tà ma.

Samurai là gì? Khám phá biểu tượng võ sĩ đạo huyền thoại của Nhật Bản 8

Kakunodate từng là thành trì của các Samurai và nổi tiếng . Ảnh: Kilala

Chiran nằm ở cực nam bán đảo Kyushu, vùng đất nổi tiếng với những suối nước nóng trứ danh như Unzen và Beppu. Vào thời Edo, nơi đây từng là nơi cư ngụ của khoảng 500 gia đình Samurai.

Điểm đặc biệt của Chiran nằm ở hệ thống 7 khu vườn Samurai được bảo tồn liền kề nhau. Mỗi khu vườn là sự kết hợp hài hòa giữa đá, ao nước và cây xanh, tạo nên vẻ đẹp tĩnh lặng, giản dị nhưng đầy khí chất. Sự đối lập giữa không gian thanh bình và dấu ấn võ sĩ đạo khiến nơi đây trở thành điểm đến đặc biệt.

Giá vé tham quan là 500 yên (khoảng hơn 100.000 đồng), mở cửa từ 9h sáng đến 17h hàng ngày.

Nơi đây là điểm dừng chân yêu thích của du khách quốc tế, bởi nhiều lâu đài và dinh thự Samurai vẫn còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Bước vào khu phố cổ, bạn sẽ có cảm giác như quay ngược thời gian về thời kỳ Edo. Những ngôi nhà đất đơn sơ, con đường lát đá, dòng kênh nhỏ len lỏi quanh làng, tất cả tạo nên khung cảnh hoài cổ, tĩnh lặng.

Ngoài việc dạo bước giữa dấu tích Samurai, du khách còn có thể ghé thăm bảo tàng Kinenkan Shinise và Ashigaru Shiryokan. Nơi đây bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm về lịch sử và cuộc đời của những võ sĩ đạo lẫy lừng một thời.

Samurai là gì? Khám phá biểu tượng võ sĩ đạo huyền thoại của Nhật Bản 9

Thị trấn Nagamachi, tỉnh Ishikawa vẫn còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn các thành trì Samurai. Ảnh: Nippontravel

Kitsuki là một thị trấn nhỏ nằm ở phía nam bán đảo Kunisaki, thuộc vùng Kyushu. Nơi đây được mệnh danh là "thành phố Samurai thu nhỏ" bởi vẫn còn lưu giữ nhiều ngôi nhà cổ mang đậm dấu ấn võ sĩ đạo.

Những dinh thự Samurai nằm dọc theo sườn đồi thoai thoải, bao quanh là những khu vườn lát đá, hồ nước tĩnh lặng, tạo nên khung cảnh thanh bình, trữ tình. Bước vào bên trong, du khách có thể chiêm ngưỡng áo giáp, thanh kiếm và những bức tranh tái hiện lịch sử của các dòng họ Samurai từng sinh sống tại đây.

Một số địa điểm nổi bật không nên bỏ lỡ gồm: Ohara, Nomi, Sano và Isoya. Giá vé tham quan khoảng 200 yên (tương đương 40.000 đồng). Nếu muốn trải nghiệm trọn vẹn hơn, bạn có thể thuê kimono với giá 2.000 yên (khoảng 400.000 đồng) để dạo quanh phố cổ, hóa thân thành Samurai giữa lòng Kyushu.

Hagi là một thị trấn ven biển nằm ở phía bắc tỉnh Yamaguchi. Nơi đây nổi tiếng với những lâu đài Samurai cổ kính và từng là trung tâm buôn bán kimono sầm uất dưới thời Edo. Sau cuộc Duy tân Minh Trị, tầng lớp Samurai bị giải thể. Lúc này, nhiều người trong số họ đã chuyển sang nghề buôn vải, góp phần làm nên dấu ấn thương mại của vùng đất này.

Khi ghé thăm Hagi, bạn có thể dạo quanh những khu vườn cổ, khám phá dinh thự Samurai Kikuya hoặc tham quan lâu đài Hagi, giá vé vào cổng khoảng 210 yên (tương đương 45.000 đồng). Ngoài ra, đừng quên ghé đền Enseiji, một công trình cổ kính gắn liền với lịch sử Samurai nơi đây.

Samurai là gì? Khám phá biểu tượng võ sĩ đạo huyền thoại của Nhật Bản 10

Hagi nổi tiếng với những lâu đài Samurai cổ kính và từng là trung tâm buôn bán kimono sầm uất. Ảnh: Wikipedia

Samurai không chỉ là chiến binh, mà còn là biểu tượng của danh dự, trung thành và tinh thần thép của người Nhật. Nếu bạn chuẩn bị cho một chuyến đi khám phá xứ sở Samurai, đừng quên mang theo một chiếc vali bền bỉ, sẵn sàng đồng hành trên mọi nẻo đường. Bởi mỗi hành trình đều cần một "vệ sĩ" vững chãi như tinh thần Samurai.