Trương Định có tên khai sinh là Trương Công Định, sinh năm 1820, quê tại làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. năm 1844, ông theo cha vào miền Nam rồi kết hôn với con gái của một phú hào tại huyện Tân Hòa, nay là Gò Công Đông. Sau đó, Trương Định đã đứng ra chiêu mộ dân nghèo khai khẩn đất hoang, lập nên đồn điền ở Gia Thuận, nay là Gò Công, nên được triều đình bổ nhiệm làm Quán cơ - Chức quan cai quản tại địa phương. 

Không khí hào hùng của Lễ giỗ Anh hùng dân tộc Trương Định 2

Trương Định là vị anh hùng có có công rất lớn trong lịch sử hình thành và phát triển của Tiền Giang

Đến năm 1961, khi thực dân Pháp đưa quân tấn công vào Gia Định, là TPHCM hiện nay, Trương Định đã đứng lên lãnh đạo quân dân tại khu vực Chí Hòa, phối hợp với tướng Nguyễn Tri Phương để chống lại quân địch. Ông là người có công rất lớn trong các cuộc khởi nghĩa của người dân miền Nam lúc bấy giờ, ra sức trấn giữ và bảo vệ khu vực Gia Định - Định Tường lúc bấy giờ.

Khi triều đình nhà Nguyễn quyết định ký kết hiệp định giao 3 tỉnh miền đông cho Pháp, Trương Định đã vô cùng bất mãn, quyết tâm chiến đấu đến cùng để bảo vệ từng tấc đất của nước nhà. Nhưng do chênh lệch lực lượng và sự tàn bạo của thực dân Pháp, cuộc khởi nghĩa của Trương Định thất bại còn ông bị thương nặng. Để không rơi vào tay giặc, ông đã rút gươm tự sát ở tuổi 44. Từ đó về sau, hàng năm người dân Tiền Giang định kỳ tổ chức Lễ giỗ Anh hùng dân tộc Trương Định để tưởng nhớ những công lao và sự hi sinh oanh liệt của ông.

Xem thêm: Tưng bừng không khí Lễ hội Chiến thắng Rạch Gầm Xoài Mút

Tuy Trương Định sinh ra tại Quảng Ngãi nhưng ông đã có rất nhiều đóng góp cho mảnh đất Tiền Giang, đặc biệt là việc khai khẩn và đặt nền móng cho huyện Gò Công của hiện tại. Vì thế sau khi ông hi sinh, người dân tại đây đã chôn cất, xây dựng Di tích lăng mộ và đền thờ Trương Định để tưởng nhớ những công lao của người anh hùng này. Không những vậy, rất nhiều gia đình tại Gò Công còn có tục lệ lập bàn thờ Trương Định trong nhà để thể hiện lòng thành kính và biết ơn.

Không khí hào hùng của Lễ giỗ Anh hùng dân tộc Trương Định 3

Lễ giỗ Anh hùng dân tộc Trương Định được thực hiện rất trang trọng với sự tham gia của các cấp lãnh đạo và đông đảo người dân địa phương

Đến tận ngày nay, khu mộ và đền thờ của anh hùng Trương Định vẫn định kỳ được người dân sơn sửa, trùng tu. Ngày 20/8 âm lịch hàng năm là Lễ giỗ Anh hùng dân tộc Trương Định, thu hút rất đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương đến dâng hương, kính lễ. Hoạt động chủ yếu của lễ hội là dâng hương tại đền thờ Trương Định, lễ rước linh và dâng hoa được các đại diện của thành ủy huyện Gò Công thực hiện một cách trang trọng và thành kính.

Đối với người dân Gò Công, Tiền Giang thì Lễ giỗ Anh hùng dân tộc Trương Định chính là lễ hội lớn nhất trong năm. Tuy nghi thức cúng giỗ không quá phô trương hay rình rang nhưng được người dân thực hiện với tất cả sự tôn kính và biết ơn. Trong tâm khảm của người dân Gò Công, Trương Định không chỉ là một vị anh hùng dân tộc mà còn giống như vị Thành Hoàng có công khai điền lập ấp và luôn phù hộ cho miền đất này thịnh vượng, an khang.

Không khí hào hùng của Lễ giỗ Anh hùng dân tộc Trương Định 4

Tượng đài anh hùng Trương Định được người dân Gò Công xây dựng

Khi tham gia Lễ giỗ Anh hùng dân tộc Trương Định hay bất cứ Lễ hội Tiền Giang nào khác, bạn hãy lưu ý chọn trang phục thật lịch sự, kín đáo để phù hợp với không khí trang trọng. Bên cạnh đó, hãy giữ thái độ tôn kính, không nói cười lớn tiếng hay đùa giỡn, gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

Trên đây là những thông tin về Lễ giỗ Anh hùng dân tộc Trương Định. Cẩm nang du lịch MIA.vn hi vọng bạn sẽ sớm có cơ hội trực tiếp trải nghiệm không khí lễ hội này để hiểu hơn về lịch sử cũng như truyền thống uống nước nhớ nguồn của người dân Tiền Giang.