1Tổng quan giới thiệu về Lễ hội Tiền Giang đặc sắc, thu hút các tín đồ xê dịch
Tuy chỉ là một tỉnh miền Nam có diện tích nhỏ, nhưng Tiền Giang lại giàu vẻ đẹp thiên nhiên và mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa của người dân Nam Bộ. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những cảnh quan tươi đẹp như Chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang, Biển Tân Thành, Chợ nổi Cái Bè, Trại rắn Đồng Tâm Tiền Giang…anh hùng dân tộc, ẩm thực và phong tục tập quán phong phú, mà vùng đất địa linh nhân kiệt này còn được biết tới với vô số những lễ hội lớn nhỏ khác nhau. Để tiện cho việc tham quan kết hợp với du lịch văn hóa, MIA.vn sẽ gợi ý cho bạn danh sách những Lễ hội Tiền Giang đặc sắc mà các tín đồ xê dịch không nên bỏ qua. Cùng tham khảo nhé!
2Vui chơi quên lối về với danh sách Lễ hội Tiền Giang mà MIA.vn sắp bật mí
Thời gian: Ngày 15 tháng 4 Âm lịch
Địa điểm: Đền thờ Nguyễn Hữu Huân, xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
Một trong những Lễ hội Tiền Giang thu hút tín đồ xê dịch bởi câu chuyện liên quan đến nhiều anh hùng dân tộc, đó là Lễ giỗ Anh hùng dân tộc Thủ Khoa Huân. Thủ khoa Nguyễn Khoa Huân sinh năm 1830 tại huyện Kiến Hưng, phủ Kiến An, trấn Định Tường, nay là xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang trong một gia đình nông dân khá giả ở trong vùng. Vốn sẵn tính thông minh, cùng tinh thần ham học, năm 1852, ông đã đậu thủ khoa kỳ thi Hương và được bổ làm Giáo thọ, tức Đốc học ở tỉnh Định Tường.
Cho đến khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, Nguyễn Hữu Huân đã bỏ chức, từ biệt gia đình và gia nhập vào nghĩa quân của Trương Định ở Gò Công, chiêu mộ nghĩa binh đứng lên chống giặc. Sau 3 lần bị bắt vì cùng người dân khởi nghĩa chống thực dân, Thủ Khoa Huân đã bị Pháp hành hình xử chém tại quê nhà vào ngày 19/5/1875.
Trước tinh thần yêu nước, bất khuất kiên cường chống giặc của vị thủ khoa, người dân tỉnh Tiền Giang đã bày tỏ lòng biết ơn của mình bằng vách hằng năm tổ chức Lễ giỗ với nhiều nghi thức truyền thống, đảm bảo tính chất tôn nghiêm cho ông. Lễ hội Tiền Giang này chắc chắn mang lại nhiều ý nghĩa mà bất kỳ ai cũng nên một lần tham gia đó!
Xem thêm: Khám phá nét đẹp văn hóa biển từ Lễ hội Nghinh Ông - Vàm Láng Tiền Giang
Thời gian: 17/8 - 20/8 Dương lịch
Địa điểm: Đền thờ Trương Định, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang
Khi nhắc đến Lễ hội Tiền Giang trên các trang cộng đồng du lịch, không thể không nói tới Lễ giỗ Anh hùng dân tộc Trương Định. Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định là người tỉnh Quảng Ngãi, sinh năm 1820. Ông là người đi đầu và dẫn dắt mọi người trong vùng khai hoang, lập ấp. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, ông đã chiến đấu để chống lại giặc Pháp. Tuy nhiên, do thế lực không đủ mạnh, vào năm 1864, Trương Định đã bị thương. Để tránh rơi vào tay giặc, ông đã rút gươm để tuẫn tiết.
Sau sự ra đi của ông, gia đình cùng người dân thị xã Gò Công, Tiền Giang đã chôn cất và lập đền thờ, xây dựng tượng người anh hùng dân tộc. Không chỉ thế, người dân tỉnh Tiền Giang còn tổ chức lễ cúng tế long trọng hằng năm và được nhiều tín đồ xê dịch từ nhiều nơi hội tụ về để dâng nén hương. Tự hào hơn, Lễ hội Tiền Giang này đã được đón nhận “Bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh”.
Thời gian: 20/1
Địa điểm: Khu di tích Chiến thắng Rạch Gầm Xoài Mút, xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
Rạch Gầm - Xoài Mút là trận thủy chiến lớn và oanh liệt nhất trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi phía Nam của Tổ quốc. Để gợi nhớ chiến thắng này, vào các năm chẵn ngày 20/1, người dân địa phương đã tổ chức Lễ hội Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút kéo dài trong hai ngày với rất nhiều hoạt động, nào là thả diều, đua thuyền trên sông, hội thi “chim, hoa, cá, kiểng”, chưng mâm ngũ quả, cuộc thi nấu bánh tét, nấu xôi, nấu cơm trong lúc hành quân…
Lễ hội Tiền Giang này đã thu hút hàng chục ngàn người tham gia, kể cả hội cuồng chân. Để tới được đây, mọi người có thể tham khảo xe giường nằm đi Tiền Giang hoặc taxi, ô tô, sau đó thuê xe máy để tới được huyện Châu Thành nhé!
Thời gian: Mùng 9 và 10 tháng 3 Âm Lịch
Địa điểm: Lăng Ông Nam Hải , thuộc Ấp Lăng, xã Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Cái tên tiếp theo trong series Lễ hội Tiền Giang mà mọi người không nên bỏ lỡ chính là Lễ hội Nghinh Ông - Vàm Láng. Đây được xem là lễ hội truyền thống quan trọng và lớn nhất trong năm của những người ngư dân vùng Gò Công Đông. Với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu sau những chuyến ra khơi và hy vọng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, Lễ hội Nghinh Ông - Vàm Láng đã được diễn ra trong không khí đầy trang nghiêm gồm hai nghi thức lễ chính là Lễ rước sắc Thần và Lễ cúng Thủy Lực.
Bên cạnh đó, Lễ hội Tiền Giang này còn tổ chức các trò chơi dân gian thú vị như kéo co, đua ghe, đá bóng, leo cột mỡ, bắt vịt… và nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của người dân và tín đồ xê dịch. Các bạn có thể vừa thưởng thức đặc sản Tiền Giang như chuối quết dừa, bún gỏi già, Hủ tiếu Mỹ Tho… cùng hòa chung vào bầu không khí nhộn nhịp ấy nha!
Thời gian: 14 - 16 tháng Chạp Âm Lịch
Địa điểm: Thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang
Lễ hội Kỳ Yên - Vĩnh Bình là một trong những Lễ hội Tiền Giang vô cùng phổ biến và mang đậm nét văn hóa truyền thống của vùng đất nông nghiệp. Nhằm mục đích đánh dấu một năm yên ổn, mưa thuận gió hòa và chúc phúc năm mới bình an, mùa màng thắng lợi, bội thu… người dân Vĩnh Bình đã nô nức tổ chức lễ hội với nhiều nghi thức cúng rước, tế lễ các vị thần và những bậc tiền bối có công với địa phương.
Ngoài ra, trong sổ tay Cẩm nang du lịch còn gợi ý là Lễ hội Tiền Giang này tổ chức các trò chơi dân gian vui nhộn như nhảy bao bố, bắt vịt trên sông, đẩy cây, đập nồi… Sau cùng, các bạn còn được chiêm ngưỡng lễ thả hoa đăng trên dòng sông vào buổi tối, rất lung linh và triển lãm các sản vật độc đáo của địa phương.
Có thể thấy rằng các Lễ hội Tiền Giang đã và đang đóng góp không nhỏ vào sự phát triển văn hóa và du lịch của tỉnh này. Song song đó cũng biến Tiền Giang trở thành điểm hẹn hấp dẫn của nhiều tín đồ xê dịch trong và ngoài nước. Còn chần chừ gì nữa, xách balo lên và vi vu đến Tiền Giang thôi nào! Và đừng quên nhớ canh me thời gian chuẩn để được trải nghiệm các lễ hội Tiền Giang đặc sắc nhé!