Lễ hội đền Voi Phục được tổ chức vào ngày 9/2 đến ngày 10/2 âm lịch hằng năm với rất nhiều người dân của 4 đình gồm: đình Ngọc Khánh, đình Yên Hòa, đình Xa La và đình Hào Nam đều đến tham dự để tỏ lòng thành kính biết ơn những vị đã có công lập nước giữ nước. Đền Voi Phục được khởi công xây dựng từ thời xa xưa, sau khi qua nhiều biến cố thời gian đến bây giờ ngôi đền cũng được sửa sang lại và ngày càng hoàn thiện nhưng vẫn giữ riêng cho ngôi đền Voi Phục mang những nét cổ điển, tinh tế và truyền thống.

Đền Voi Phục nằm trên phố Kim Mã, ngay bên cạnh công viên Thủ Lệ, đền Voi Phục nằm tại số 306B phố Kim Mã,  phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Đền Voi Phục Kim Mã được biết đến là một trong “tứ trấn" - Tây trấn của Thăng Long thời xưa thờ tự Linh Lang Đại Vương.

Theo thần phả, Linh Lang là con vua Lý Thánh Tông có mẹ là cung phi thứ 9 Dương Thị Quang. Hoàng tử Linh Lang là người có công trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược và sau khi mất hoàng tử được lập đền thờ và được nhà vua sắc phong là "Linh Lang Đại vương thượng đẳng phúc thần" cai quản Tây trấn để giữ bình yên cho phía Tây kinh thành Thăng Long xưa. Các bạn đến tham quan Hà Nội nhất định phải tìm đến Lễ hội đền Voi Phục để cùng hòa mình vào không khí một trong những lễ hội Hà Nội được nhiều người tham dự nhất.

Xem thêm: Thác Voi Đà Lạt - thác nước với vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ

Lễ hội đền Voi Phục - Lễ hội của ngôi đền trấn giữ phía Tây trong Tứ trấn của kinh thành Thăng Long 2

Đền Voi Phục - Nơi diễn ra Lễ hội đền Voi Phục

Đền Voi Phục nơi tổ chức Lễ hội đền Voi Phục hằng năm nằm ở gần vị trí trung tâm Hà Nội. Bạn sẽ không phải mất quá nhiều thời gian để đến được đây và có nhiều cách đi. Bạn chỉ mất khoảng hơn 10 phút để đến được đền Voi Phục nằm ở phố Kim Mã, quận Ba Đình. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo bản đồ dưới đây để tìm cho mình hướng đi và tiết kiệm thời gian nhất nhé.

/p>

Theo sử sách, Linh Lang Đại Vương sinh ngày 13 tháng Chạp năm Giáp Thìn (1064), được đặt tên là Hoằng Chân. Tương truyền, Hoàng tử Hoằng Chân khi sinh ra đã có những nét hài hòa trên gương mặt, có vẻ khôi ngô, lanh lợi hơn người. Quá trình tuổi thơ của hoàng tử đều sống trong cung cùng mẹ ở khu Thị Trại (nay là phường Thủ Lệ). Khi đến tuổi trưởng thành, Hoằng Chân hoàng tử mang vẻ của một trai văn võ song toàn, khí thế hơn người.

Khi ấy, giặc Tống liên kết với quân Chiêm Thành kéo binh bao vây chiếm đánh Đại Việt. Thế lượng khi ấy của giặc rất mạnh. Nhà Vua bèn ra chiếu chỉ mời anh hùng hào kiệt, nhân tài khắp nơi giúp triều đình đánh giặc cứu nước. Khi sứ giả của triều đình đi ngang qua khu vực Thị Trại, Hoàng tử Hoằng Chân đã nghe thấy và nhờ sứ giả về tâu với Vua chuẩn bị cho hoàng tử Hoằng Chân một lá cờ hồng, một cây giáo dài và một thớt voi. 

Xem thêm: Lễ hội đình Phú Gia - Nét đặc sắc của Lễ hội truyền thống Hà Nội

Lễ hội đền Voi Phục - Lễ hội của ngôi đền trấn giữ phía Tây trong Tứ trấn của kinh thành Thăng Long 3

Đền Voi Phục - Nơi thờ phụng hoàng tử Hoằng Chân

Sứ giả vui mừng chạy về tâu lại với nhà Vua. Nhà Vua bèn chu cấp đầy đủ những thứ mà Hoàng tử Hoằng Chân yêu cầu, ngoài ra còn cấp thêm hơn năm nghìn binh mã theo sau mang trọng trách phòng thủ và tấn công. Sau khi nhận được những phẩm vật Vua ban, hoàng tử Hoằng Chân bèn thét lớn: “Ta là thiên tướng”. Thớt voi nghe tiếng thét bèn phủ phục (quỳ) xuống để hoàng tử Hoằng Chân ngự lên. Cưỡi trên lưng voi, Hoàng tử Hoằng Chân chỉ đạo tiến công hơn năm nghìn binh mã mà nhà Vua ban cùng với 121 nghĩa sĩ - binh của Thị Trại đánh thẳng vào nơi giặc đang đóng quân, lưu trú.

Giặc Tống và quân Chiêm Thành thấy quân ta anh dũng, khí thế hào hùng xông tới, nghe tiếng voi gầm ngựa hí thì sợ hãi hoảng loạn, bỏ cả gươm giáo lo chạy thoát thân. Xong trận toàn thắng ấy, nhà Vua cho mở Yến tiệc linh đình để ăn mừng thắng lợi. Sau khi thắng trận ấy, nhà Vua ngỏ ý muốn truyền ngôi cho hoàng tử Hoàng Chân nhưng hoàng tử đã từ chối vì hoàng tử chỉ thích sống trong bình yên, giản dị. Sau đó hoàng tử về lại quê nhà sống không được bao lâu thì lâm bệnh mất. Nhà Vua thương tiếc đã lập đền Voi Phục để tưởng nhớ hoàng tử là đặc sắc phong Linh Lang Đại vương thượng đẳng phúc thần để mang lại sự bình yên cho phía Tây kinh thành Thăng Long.

Lễ hội đền Voi Phục - Lễ hội của ngôi đền trấn giữ phía Tây trong Tứ trấn của kinh thành Thăng Long 4

Tôn tượng thờ trong đền Voi Phục. Ảnh: Tổng cục Du lịch Việt Nam

Ngày 09/02 âm lịch: 

Từ sáng sớm, lễ cáo thỉnh Đức thánh được thực hiện bởi người trông giữ đền Voi Phục, sau đó là khóa tụng kinh cầu siêu và cầu an, tiếp theo đó là đội tế nam quan của đền Voi Phục sẽ làm Lễ tế Thánh. Sau Lễ tế Thánh của đội tế nam quan xong sẽ đến các đội dâng hương nữ của 4 đình: đình Ngọc Khánh, đình Yên Hòa, đình Xa La và đình Hào Nam vào dâng hương lễ Thánh. Buổi chiều, các trò chơi dân gian và biểu diễn các tiết mục văn nghệ truyền thống sẽ được tổ chức, nhân dân cùng du khách sẽ được vào lễ Thánh.

Lễ hội đền Voi Phục - Lễ hội của ngôi đền trấn giữ phía Tây trong Tứ trấn của kinh thành Thăng Long 5

Hình ảnh đi rước Lễ tế Thánh. Ảnh: Tổng cục Du lịch Việt Nam

Lễ hội đền Voi Phục - Lễ hội của ngôi đền trấn giữ phía Tây trong Tứ trấn của kinh thành Thăng Long 6

Hình ảnh được chụp trong Lễ hội đền Voi Phục. Ảnh: Tổng cục Du lịch Việt Nam

Ngày 10/02 âm lịch - Ngày diễn ra Lễ hội đền Voi Phục chính thức (Chính hội)

Từ sáng sớm, 4 kiệu từ 4 đình sẽ được rước đến đền Voi Phục để làm Lễ tế và Lễ bái yết Thánh với đội hình gồm: đội múa rồng; đội đánh trống, đánh chiêng; đội cầm vũ khí: gươm hầu, bát bửu, chấp kích; đội nhạc lễ, bát âm, đồng văn (trống); đội cấm vệ quân hầu Thánh; đội rước kiệu. Trong lễ rước, các đoàn đều trình diễn các hoạt cảnh mang đậm tính dân gian truyền thống như: con đĩ đánh bồng, múa sênh tiền, múa quạt, múa sư tử, múa lân… 

Sau khi Lễ rước kết thúc tại đền Voi Phục, bài diễn văn khai mạc lễ hội và thần phả của Đức Thánh sẽ được phát biểu. Sau đó, đội nữ dâng hương của đền Voi Phục sẽ vào lễ Thánh. Buổi chiều, sẽ đến phần Lễ tế Thánh của đội tế nam quan và đội dâng hương nữ của các đình khác cùng khách thập phương vào lễ Thánh. Kết thúc là Lễ hội đền Voi Phục bằng Lễ tế hạ hội vào lúc xế chiều và chính thức khép lại hội đền năm nay.

Trong hai ngày diễn ra Lễ hội đền Voi Phục còn diễn ra nhiều hoạt động vui chơi cho du khách và người dân được tham gia: thi đấu cờ tướng,  biểu diễn võ thuật, thi chọi gà, biểu diễn văn nghệ và một số trò chơi khác.

Lễ hội đền Voi Phục - Lễ hội của ngôi đền trấn giữ phía Tây trong Tứ trấn của kinh thành Thăng Long 7

Lễ hội đền Voi Phục rất linh đình và cổ kính. Ảnh: Tổng cục Du lịch Việt Nam

Lễ hội đền Voi Phục - Lễ hội của ngôi đền trấn giữ phía Tây trong Tứ trấn của kinh thành Thăng Long 8

Đoàn lân mở đầu tại Lễ hội đền Voi Phục. Ảnh: Tổng cục Du lịch Việt Nam

Lễ hội đền Voi Phục là nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội cần được giữ gìn và phát huy. Thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc là điều trọng yếu, giúp truyền dạy cho con cháu sau này. Để nét đẹp truyền thống văn hóa này mãi được trường tồn và ăn sâu vào dòng máu của người Việt Nam. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn có chuyến đi vui và hãy chia sẻ lại khoảnh khắc đó với MIA.vn nhé !