1Giới thiệu đôi nét về Đình Cam Giá
Đình Cam Giá là đình làng thuộc xã Ninh Khánh, huyện Hoa Lư, Thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Đình Cam Giá là nơi thờ Thừa tướng Lã Gia, Quận công Lê Trung Nghĩa. Đây là 2 người có công lớn với nước, ngoài tại đây còn là nơi thờ tự Câu Mang Đại Vương và các vị Thần khác.
Xem thêm:Tìm hiểu lễ hội đền Nguyễn Công Trứ - Lễ hội tâm linh lâu đời
Đình Cam Giá nằm hướng về phía Bắc, phía trước đình là hồ nước bán nguyệt trong xanh quanh năm. Cổng đình được xây dựng theo lối kiến trúc của triều Nguyễn xưa mang vẻ uy nghi vốn có. Khi bước chân vào bên trong đình bạn sẽ bắt gặp ngay hai hàng linh thú voi đá, ngựa đá, bên tay phải là khu văn chỉ thờ đức Khổng Tử, và nhà bia lưu danh Tiến sĩ.
Mặc dù ngôi đình này đã bị chiến tranh tàn phá nhiều lần nhưng nơi đây vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn các giá trị văn hóa, kiến trúc vốn có. Năm 2004, Đình Cam Giá đã được UBND tỉnh Ninh Bình công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.
2Thời gian diễn ra Lễ hội Đình Cam Giá
Lễ hội Đình Cam Giá thường diễn ra thường niên vào ngày 12 tháng 10 và được tổ chức bởi người dân địa phương. Đây được xem là lễ hội có giá trị lịch sử văn hóa cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
3Mục đích của lễ hội Đình Cam Giá
Ninh Bình không chỉ nổi tiếng bởi Tràng An, chùa Bái Đính, hang Múa hay các món ăn ngon mà nơi đây còn nổi tiếng bởi nhiều lễ hội lớn trong đó có lễ hội Đình Cam Giá. Theo người dân ở đây thì lễ hội này được tổ chức nhằm nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn tổ tiên, biết ơn những người có nhiều công đức đối với làng.
4Lễ hội Đình Cam Giá diễn ra như thế nào?
Mặc dù phần lễ được tổ chức vào ngày 12 tháng 10 nhưng mọi việc chuẩn bị đã được diễn ra vào các tuần trước đó. Từ chiều 11 và đêm 11 thì ở đình đã có cờ, trống, tế lễ linh đình.
Ở 5 xóm trong làng đã tất bật với đồ cúng lễ nhộn nhịp suốt đêm tới sáng sớm hôm sau. Trong phần lễ thì mỗi giáp sẽ chuẩn bị một kiệu đẹp sơn vàng son và đặt lễ bên trong, sau đó sẽ có 4 thanh niên nam nữ mặc quần áo chỉnh tề khiêng kiệu cùng dân xóm rước kiệu, cờ quạt ra đình dự lễ. Sau rước lễ là phần lễ chính thức. Chủ tế đọc lại các sắc phong, nêu tiểu sử công đức, dân hương cho nam quan và nữ quan. Tiếp đó là các nghi lễ chính thức theo nghi thức cổ truyền.
Đương nhiên phần hội là phần không thể thiếu trong lễ hội này. Trong phần hội sẽ diễn ra các hoạt động, trò chơi dân gian vô cùng thú vị: múa rồng, múa lân, các chương trình văn nghệ, các trò chơi dân gian… Điều đặc biệt là lễ hội này chính là cơ hội để con em, người dân trong làng có thể tụ họp về đình và bày tỏ lòng biết ơn đối thế hệ cha ông, những người có công khai cơ lập làng.
Trong phần hội thì không thể nhắc đến hội thi xôi nhâm. Từ tối ngày 10 tất cả các xóm đã tập trung lại tại Nhà văn hóa để tổ chức nấu xôi, đơm xôi. Quy trình nấu cũng đòi hỏi rất công phu, gạo nấu xôi phải là gạo nếp cái hoa vàng thơm dẻo. Xôi sau khi đâm nhuyễn được đơm vào hai mâm lễ, bên trên mỗi mâm xôi là một thủ lợn, 1 lễ được dâng cúng tại các Nhà Văn hóa, 01 lễ được dâng cúng tại Đình làng vào sáng ngày 12 tháng 10 âm lịch. Sau khi đã hoàn tất hoạt động dâng lễ thì bạn tổ chức sẽ tiến hành chấm điểm và trao giải cho các đơn vị. Đặc biệt sau khi đã trao giải xong thì tất cả thịt, xôi sẽ được chia đều cho các hộ gia đình trong làng với ý nghĩa mang lộc, may mắn đến cho gia chủ.