Đền thờ Nguyễn Công Trứ tọa lạc tại huyện Kim Sơn, cách nhà thờ đá Phát Diệm khoảng 2,5km. Nơi đây được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Kiến trúc chính  của điểm tham quan này được thiết kế theo kiểu chữ Đinh, Tiền đường 5 gian, Chính cung 3 gian. Bên trái, bên phải Tiền đường chính là 2 cột đồng trụ, bên trong Tiền đường chính là án hương, giá trống chiêng và 3 bức đại tự để thờ Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ.

Gian giữa của Chính Cung là nơi để bàn thờ Nguyễn Công Trứ. Trên bàn thờ gồm có một bát hương bằng men sứ trắng với họa tiết màu xanh thẫm vẽ hình lưỡng long chầu nguyệt. Có thể nói rằng đây là bát hương cổ rất quý có từ đời nhà Trần. Hai gian bên của Chính Cung là hai bàn thờ để bài vị lớn thờ 62 cụ chiêu mộ, nguyên mộ có công khẩn hoang cùng Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ.

Xem thêm: Lễ hội Đình Cam Giá - Lễ hội văn hóa độc đáo tại Ninh Bình

Tìm hiểu lễ hội đền Nguyễn Công Trứ - Lễ hội tâm linh lâu đời 2

Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ diễn ra trong không khí vô cùng trang nghiêm

Vào năm 1852 nhân dân làng Kim Sơn ngôi Sinh Từ để cứ vào dịp sinh nhật của Nguyễn Công Trứ thì họ sẽ tổ chức hội mừng sinh nhật ông. Sau này khi ông mất, người dân Kim Sơn quyết định đóng góp tiền bạc và xây dựng thêm một tòa nữa bên cạnh gian nhà cũ gọi là Tiền đường là nơi thờ Nguyễn Công Trứ.

Kể từ thời điểm đó đến này thì đền thờ Nguyễn Công Trứ đã được tôn tạo và trùng tu nhiều lần nhờ nguồn vốn và ngân sách nhà nước. Cơ sở vật chất tại đây càng hoàn thiện đã góp phần tạo nên sự thành công của lễ hội đền Nguyễn Công Trứ hàng năm.

Tìm hiểu lễ hội đền Nguyễn Công Trứ - Lễ hội tâm linh lâu đời 3

Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ thu hút đông đảo du khách tham gia

Ninh Bình không chỉ nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh đẹp như: Tràng An, chùa Bái Đính, hang Múa... Nơi đây còn được biết đến là mảnh đất của những lễ hội lớn.

Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ là lễ hội lớn nhất của cư dân huyện mới ven biển Kim Sơn tỉnh Ninh Bình để ghi nhớ công ơn của Doanh điền Nguyễn Công Trứ. Lễ hội này thường diễn ra từ ngày 14 tháng 11 đến 16 tháng 11 âm lịch hàng năm.

Trong quá trình diễn ra lễ hội đền Nguyễn Công Trứ phần lễ được diễn ra khá trang trọng, an toàn và văn minh, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của nhà nước. Phần lễ chính là nghi thức dâng hương tại đền thờ với sự tham gia của hàng trăm đoàn tế từ các làng trên địa bàn huyện tham gia. Trong 3 ngày, các phần tế Cáo yết, Chính kỵ và tế Tạ sẽ được diễn ra lần lượt và theo đúng trình tự cũng như phong tục vốn có.

Tìm hiểu lễ hội đền Nguyễn Công Trứ - Lễ hội tâm linh lâu đời 4

Phần lễ do các vị trưởng bối trong làng phụ trách

Tìm hiểu lễ hội đền Nguyễn Công Trứ - Lễ hội tâm linh lâu đời 5

Đây là điện thờ ông Nguyễn Công Trứ

Phần hội chủ yếu sẽ diễn ra các trò chơi trên sông nước như đua thuyền trên nhánh sông Vạc. Đây là một nét đặc trưng không thể thiếu của lễ hội này khi được diễn ngay tại vùng đồng bằng ven biển. Ngoài ra, các trò chơi dân gian cũng được nhiều người ưa chuộng như chọi gà, đập niêu hay một số trò chơi mang tính hiện đại như bóng rổ, bóng chuyền cũng được ưa thích.

Đặc biệt vào ban đêm, lễ hội thường diễn ra các tiết mục văn nghệ vô cùng đặc sắc. Điểm gây ấn tượng của những tiết mục này đó chính là người biểu diễn chính là những người dân địa phương và nội dung trong từng vở diễn, lời ca đều liên quan ít nhiều đến Doanh điền sứ. Có thể thấy, bên cạnh yếu tố tâm linh trong việc tổ chức các hoạt động tế lễ thì Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ được tổ chức hàng năm đã và đang góp phần to lớn trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc trong đó có điệu ca trù vô cùng đặc sắc.

Tìm hiểu lễ hội đền Nguyễn Công Trứ - Lễ hội tâm linh lâu đời 6

Phần hội bao gồm các tiết mục văn nghệ đặc sắc

Tuy lễ hội đền Nguyễn Công Trứ mang ý nghĩa nhằm tưởng nhớ công ơn của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ nhưng vẫn không thể phủ nhận được những giá trị văn hóa tinh thần mà lễ hội này mang lại. Nếu có dịp đến Ninh Bình thì đừng bỏ lỡ lễ hội này, bạn nhé.