1 Giới thiệu tổng quan về Lễ hội đình Cao Sơn
Lễ hội đình Cao Sơn diễn ra: số 148 phố Kim Hoa, phường Phương Liên, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
Thời gian tổ chức lễ hội: 15-16/3 âm lịch.
Đền Cao Sơn là ngôi đền trấn giữ phía Nam trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa, gồm bốn ngôi đền: Đền Quán Thánh (trấn giữ phía Bắc kinh thành); Phía Đông kinh thành sẽ do Đền Bạch Mã trấn giữ; Đền Voi Phục mang trọng trách trấn giữ phía Tây; Về phần mình là trấn giữ phía Nam kinh thanh sẽ do đền Kim Liên cũng là đền Cao Sơn trấn giữ. So với ba ngôi đền kia thì đền Cao Sơn được xây dựng trễ hơn khoảng trong thế kỉ 16 đến thế kỉ 17.
Xem thêm: Đón Tết ở Hà Nội nhớ đón luôn Lễ hội đền Kim Mã bạn nhé !
Đình Cao Sơn mang uy danh của thần Cao Sơn nên Lễ hội đình Cao Sơn phải diễn ra trong không khí hào hùng, náo nhiệt. Theo như trước đây, Lễ hội đình Cao Sơn sẽ thường được diễn ra từ ngày 11/3 đến 16/3 âm lịch hằng năm, nhưng sau này chỉ rút ngắn lại trong hai ngày là từ ngày 15/3 đến ngày 16/3 âm lịch và ngày Lễ hội đình Cao Sơn quan trọng nhất là ngày 16 tháng 3 âm lịch hàng năm (vì đây là ngày sinh của Thần) và lễ hội này được tổ chức sau Lễ giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch).
Theo tín ngưỡng của dân gian ở khu vực này từ thời xa xưa, thì đền Cao Sơn vốn được lập nên để thờ Cao Sơn Đại Vương - Là một trong số 100 người con của cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ. Cũng theo nguồn tư liệu được ghi chép tại đền, đền Cao Sơn này được khởi công xây dựng từ thời vua Lý Thái Tổ, ngay sau khi Hoàng đế dời đô tới Thăng Long với mục đích là để bảo vệ kinh thành mới ở hướng Nam.
Tương truyền vị thần Cao Sơn Đại Vương này đã có có công giúp vua Lê Tương Dực dẹp loạn quân xâm lược ở Đông Đô (Tên gọi của thành Thăng Long từ năm 1397 từ thời vua Trần Phế Đế tới năm 1430 dưới thời vua Lê Thái Tổ - vua Lê Lợi), vị thần Cao Sơn Đại Thần còn giúp khôi phục cơ nghiệp của vua Lê Thái Tổ. Năm 1509, vua cho xây dựng đền thờ to đẹp tại phường Kim Hoa gần Thăng Long thời bấy giờ, nay thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.
Lễ hội đình Cao Sơn được tổ chức nhằm giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống địa phương, giúp giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ sau này và giúp lưu truyền những thuần phong mỹ tục của nhân dân phường Phương Liên đến thế hệ mai sau. Nếu bạn có dịp đi đến Phú Thọ để tham dự Lễ giỗ tổ thì bạn cũng nên dành thêm thời gian để đến du lịch Hà Nội để tham gia vào các lễ hội Hà Nội đặc sắc, như Lễ hội đình Cao Sơn cũng xứng đáng để bạn dành thời gian đến tham dự.
2Hướng dẫn di chuyển đến địa điểm tham dự Lễ hội đình Cao Sơn
Lễ hội đình Cao Sơn sẽ được diễn ra tại phường Phương Liên, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Đình Cao Sơn cũng nằm khá gần Trung tâm thành phố nên bạn có thể di chuyển bằng nhiều cách, nhiều phương tiện để đến được đây. Bạn sẽ mất khoảng 10 phút sau khi trải qua gần 5km để di chuyển đến được khu vực tổ chức Lễ hội đình Cao Sơn. Bạn có thể tham khảo bản đồ dưới đây để tìm cho mình hướng đi phù hợp và tiết kiệm thời gian nhất nhé.
3Khám phá nét đặc sắc của Lễ hội đình Cao Sơn
Đền Cao Sơn nơi diễn ra Lễ hội đình Cao Sơn được xây dựng dưới thời vua Lý Thái Tổ ngay khi vua Lê Tương Dực cầm quân dẹp loạn, khôi phục cơ nghiệp của vua Lê Thái Tổ, có ba vị đại thần là Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Hoàng Dụ và Nguyễn Văn Lữ cùng mang quân đi chinh phạt, cầm cờ tiết mao, vác búa hoàng kim. Đến địa phận huyện Phụng Hóa (nay là Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) thì thấy cảnh núi rừng rậm rạp, lại có ngôi đền cổ bên trong dựng một tảng đá ghi bốn chữ "Cao Sơn Đại Vương". Rất lấy làm lạ, vua quan bèn khẩn cầu thần phù trợ.
Xem thêm: Lễ hội đền Voi Phục - Lễ hội của ngôi đền trấn giữ phía Tây trong Tứ trụ của kinh thành Thăng Long
Quả nhiên sau mười ngày đã thành công chuyện đại sự. Chính vì vậy, vua Lê Tương Dực cho xây dựng đền thờ phụng vị thần Cao Sơn Đại Vương ngay chính tại huyện Phụng Hóa. Sau khi nhà Vua lên ngôi, nghĩ đến ơn vị thần Cao Sơn Đại Vương ngày ấy đã ngầm giúp nhà Vua dẹp loạn, chính thức vào năm 1509 nhà Vua xin thỉnh Ngài về lại gần kinh thành và cho khởi công xây dựng lại đền thờ to đẹp hơn ở làng Kim Hoa gần đô Thăng Long lúc bấy giờ. Sau này, người dân trong làng Kim hoa đã tự lập thêm cổng tam quan ở phía trước đền nằm sát đầm Kim Liên và tinh tế điêu khắc thêm một số kiến trúc mới để tạo cảnh quan thêm đẹp mắt, tạo thành đình Cao Sơn. Bên trong đền Cao Sơn không chỉ thờ phụng Cao Sơn Đại Vương, mà còn thờ Tam Phủ, thờ Mẫu và thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cho đến nay đình Cao Sơn lưu giữ 39 đạo sắc phong do nhà Vua trao cho thần Cao Sơn Đại Vương, trong đó có đến 26 đạo sắc phong thuộc thời vua Lê Trung Hưng, có 13 đạo sắc phong dưới thời nhà Nguyễn; sớm nhất trong số đó là sắc phong có niên đại Vĩnh Tộ năm thứ hai (1620).
Xem thêm: Lễ hội đình Phú Gia - Nét đặc sắc của Lễ hội truyền thống Hà Nội
Sáng ngày 15/3 (âm lịch) diễn ra ngày hội cắt tóc với các tay thợ trẻ vào cuộc đua tài trước sự "giám sát" kỹ lưỡng và công bằng của hội đồng ban giám khảo, ban giám khảo đều là những “cây kéo vàng” trong làng cắt tóc, có uy tín và tay nghề cao. Trống điểm ba hồi, các anh thợ trẻ bắt đầu vào cuộc thi. Bởi làng này xưa nay vẫn nổi tiếng với việc đào tạo những thợ cắt tóc chuyên nghiệp. Nên đây cũng là dịp để quảng bá và phát triển làng nghề truyền thống của thủ đô. Sau cuộc thi là các trò chơi đẩy gậy, đập niêu… buổi tối là liên hoan ca múa nhạc.
Đến ngày chính của Lễ hội đình Cao Sơn, từ 6:00 sáng người dân trong làng đã làm lễ Tế ở chính điện. Các bậc cao nhân trong đội tế nam của làng thành kính đứng trước sân đình Tế Cáo với đại thần Cao Sơn Đại Vương, "mở lối đi linh thiêng" để người dân bước vào ngày chính hội 16/3 âm lịch cùng những đại lễ bái rất bài bản của đội tế lễ mũ mão cân đai chỉnh tề. Sau đó sẽ đến lễ dâng hương thành kính, tiếp theo là các dòng tộc dâng mâm cao cỗ đầy thể hiện ẩm thực của người Hà Nội đem kinh tế. Tiếp sau đó đến Lễ rước với 4 kiệu: kiệu Long đình, kiệu ông, kiệu bà và kiệu võng, người dân theo khu vực của làng đi rước kiệu từ phố Kim Hoa đến phố Đào Duy Anh rồi trở về đình Cao Sơn.
Lễ hội đình Cao Sơn là một trong những lễ hội được diễn ra thường niên ở Hà Nội. Thông qua lễ hội muốn truyền bá nét đẹp văn hóa truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam đến khắp bạn bè quốc tế mỗi khi có dịp ghé đến Hà Nội và cũng muốn lưu giữ truyền thống này với toàn bộ người dân Việt Nam. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn có chuyến đi vui và hãy chia sẻ lại khoảnh khắc đó với MIA.vn nhé !