1Sự ra đời của Lễ hội Nhan Lúa, Thần Nông (Châu Ro)
Nếu có dịp ghé đến Vũng Tàu, bạn sẽ có cơ hội tham gia vào nhiều lễ hội đặc sắc khá nhau như lễ hội nghinh ông đình Thắng Nam, Lễ kỷ niệm ngày giỗ nữ anh hùng Võ Thị Sáu. Trong đó, Lễ hội Nhan Lúa, Thần Nông (Châu Ro) là một trong những lễ hội lớn nhất năm thu hút đông đảo người đến tham gia mỗi khi đến dịp tổ chức.
Đây là dịp để người đồng bào Châu Ro thể hiện tấm lòng cung kính, cảm tạ đất trời, Thần Lúa, Thần Nông đã bảo hộ và ban cho họ một mùa màng bội thu. Đối với người dân tộc Châu Ro, Lễ hội Nhan Lúa, Thần Nông (Châu Ro) chính là một dịp lễ quan trọng với ý nghĩa hết sức to lớn mà họ luôn muốn giữ gìn và phát huy mãi về sau này.
Lễ hội Nhan Lúa, Thần Nông (Châu Ro) thể hiện rõ được nét sinh hoạt và bản sắc văn hóa vô cùng độc đáo của người Châu Ro. Là một lễ hội lớn nhận được sự quan tâm đông đảo qua từng năm, Lễ hội Nhan Lúa, Thần Nông (Châu Ro) dần dần được mở rộng hơn, tổ chức ở nhiều địa phương khác nhau trên địa bàn tỉnh Vũng Tàu.
Thông qua lễ hội, tinh thần đoàn kết cộng đồng giữa các địa phương càng ngày càng gắn chặt. Nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn cùng các tiết mục biểu diễn nghệ thuật đặc sắc khơi dậy được tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc của người dân Vệt Nam. Từ đó khích lệ người dân nơi đây cùng chung sức, đồng lòng với nhau xây dựng một nền văn hóa đa dạng, tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.
2Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội
Theo Cẩm nang du lịch, Lễ hội Nhan Lúa, Thần Nông (Châu Ro) thường được tổ chức vào tháng 11 âm lịch hằng năm và kéo dài xuyên suốt 1 tháng. Lễ hội được tổ chức ở nhiều địa phương khác nhau, có năm ở huyện Châu Đức, có năm ở huyện Xuyên Mộc. Đa phần các địa điểm tổ chức đều là nơi mà người dân tộc Châu Ro tập trung sinh sống chủ yếu.
3Lễ hội Nhan Lúa, Thần Nông (Châu Ro) có gì đặc sắc?
Trong quan niệm của người Châu Ro, Thần Nông, Thần Lúa, Thần Rừng là các vị thần hộ mệnh cho cuộc sống của người dân được sung túc, ấm no. Vì vậy, mỗi năm tại đây đều tổ chức các lễ hội đặc sắc như Lễ hội Nhang rừng, Thần rừng nhằm cảm tạ thần linh. Trong đó, Lễ hội Nhan Lúa, Thần Nông (Châu Ro) diễn ra vào tháng 11 chính là lễ hội lớn nhất có phần nghi lễ cầu kỳ và mang đậm bản sắc dân tộc.
Cứ vào tháng 11 khi cây bắt đầu héo rạ, đồng bào người Châu Ro sẽ bắt đầu thực hiện lễ cúng ngay tại nương, rẫy. Sau đó họ sẽ rước hồn lúa về và mở hội linh đình. Các ngày tiếp theo, mỗi nhà sẽ tự tổ chức lễ cúng và kéo dài lần lượt cho đến hết tháng. Trước ngày cúng, người phụ nữ sẽ đi chợ và chọn loại gạo nếp thật ngon để làm bánh kịp cho mâm cúng với đầy đủ lễ vật vào sáng hôm sau. Tại bàn thờ ngoài Nhà văn hóa dân tộc Bàu Chinh sẽ được dựng thêm một cây nêu nhằm báo hiệu cho nghi thức đón thần linh vào làng.
Cây nêu có tổng cộng ba tầng nấc chính là mỗi tầng tượng trưng cho một biểu tương khác nhau. Trong đó, tầng trên cao là chùm lúa nhiều hạt, hai tầng nấc nhỏ chính là thần linh và tổ tiên. Trong tiếng cồng chiêng, người dân cùng nhau cảm tạ trời đất, các vị thần và cầu mong một mùa màng bội thu, thời tiết thuận lợi, không có dịch hại. Sau khi lễ cúng kết thúc, rượu và các món ngon sẽ được bày ra để đãi khách đến tham dự.
Sau phần nghi lễ, phần hội chính là điểm nhấn đặc sắc trong Lễ hội Nhan Lúa, Thần Nông (Châu Ro). Tham gia phần hội vào lúc này, bạn sẽ được thỏa thích uống rượu cần và ngắm nhìn những điệu múa dân tộc được thể hiện bởi những người đồng bào Châu Ro hay màn biểu diễn cồng chiêng, nhảy nghệ, nhảy sạp vô cùng đặc sắc.
4Video nổi bật về lễ hội
Với truyền thống từ lâu đời, Lễ hội Nhan Lúa, Thần Nông (Châu Ro) hằng năm thu hút đông đảo người đến tham gia, khám phá và hòa mình vào không khí vui tươi của lễ hội. Nếu có dịp ghé đến Vũng Tàu, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá thêm nhiều bản sắc văn hóa khác nhau của người dân nơi đây thông qua các lễ hội độc đáo như Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn. Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ và tràn đầy những kỷ niệm thú vị.