Sóc Trăng nổi tiếng là nơi diễn ra nhiều lễ hội thú vị và đặc sắc. Bạn nên tham dự các lễ lớn như: Lễ dâng y Kathina Sóc Trăng, Lễ thả đèn nước Lôi Prôtip,... Trong đó, Lễ hội Ok Om Bok Sóc Trăng chính là nghi thức cúng thần để có mùa màng bội thu, gia đình đủ đầy. Hy vọng nét đẹp truyền thống này sẽ giúp cho mọi người ở đây được gắn kết và có nhiều kỷ niệm bên nhau hơn.
1 Câu chuyện về sự ra đời của Lễ hội Ok Om Bok Sóc Trăng
Lễ hội Ok Om Bok Sóc Trăng (phiên âm: Ak Ambok) còn được biết đến với tên gọi quen thuộc là Lễ Đút cốm dẹp hay Lễ hội Cúng trăng. Đây là một lễ hội truyền thống có ý nghĩa lớn của đồng bào Khmer Nam. Lễ hội này có sự tương đồng với lễ hội Thượng điền của người Việt Nam. Hy vọng thế hệ sau vẫn có thể lưu giữ và kế thừa những giá trị tích cực của tín ngưỡng đa thần cổ xưa này.
Người Khmer có truyền thống làm nông nghiệp gần như cả cuộc đời nên Lễ hội Ok Om Bok Sóc Trăng có ý nghĩa rất lớn. Đối với người Khmer, mặt trăng được xem là vị thần có quyền năng ảnh hưởng đến thành quả mùa màng và mang đến những điều tốt đẹp cho họ. Vì thế nên sau khi thu hoạch thành phẩm của mỗi vụ mùa thì người ta lại tiến hành nghi thức cúng tế để tạ ơn thần. Theo nghĩa đó, Lễ hội Ok om bok Sóc Trăng của người Khmer không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc là tạ ơn thần Mặt Trăng đã ưu đãi cho họ mùa màng bội thu, có cơm ăn áo mặc mà còn là dịp cho mọi người cùng nhau giao lưu, gặp gỡ sau quá trình vất vả mưa nắng nơi đồng ruộng. Xét theo khía cạnh này thì có thể xem như ý nghĩa của nó cũng tương tự như Lễ hội Chôl Chnăm Thmây Sóc Trăng.
Xem thêm: Lễ Sene Đôn Ta Sóc Trăng giúp giữ mãi phẩm chất hiếu đạo với tổ tiên
2 Thời gian và địa điểm tổ chức Lễ hội Ok Om Bok Sóc Trăng
Thời gian: Diễn ra vào rằm tháng 10 âm lịch hằng năm.
Địa điểm: Tại tại Quảng trường Bạch Đằng, TP Sóc Trăng
3 Lễ hội Ok Om Bok Sóc Trăng có gì đặc sắc?
Lễ hội Ok Om Bok Sóc Trăng diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn như: Lễ Cúng Trăng, thả đèn gió, đèn nước. Trong đó có một phần được tổ chức tương tự Lễ thả đèn nước Lôi Prôtip nhưng nếu được tham dự cả 2 thì bạn sẽ thấy nó có sự khác biệt lớn. Phần Lễ Cúng Trăng sẽ được diễn ra tại mỗi gia đình hay ngôi chùa. Ở đó, người ta sẽ chọn ra những khoảng sân cao ráo, thoáng đãng để có thể nhìn rõ được mặt trăng. Lễ hội chính thức bắt đầu khi mặt trăng vừa nhô cao, chiếu ánh sáng khắp mọi nơi.
Những vật thường được gia chủ bày ra để cúng tế bao gồm: Cốm dẹp, khoai, chuối. Người có tuổi nhất sẽ vo những hạt cốm dẹp thành những nắm nhỏ cùng với chuối, khoai rồi đút cho đứa trẻ trong nhà. Vừa đút sẽ vừa xoa vào lưng và hỏi chúng những mong ước để thần Mặt trăng chứng giám. Sau khi kết thúc nghi lễ cúng tế thì những chiếc đèn gió được chế tạo từ vải, nan tre, bùi nhùi bên trong sẽ được đốt lửa và thả lên trời cao mang theo ước nguyện của người dân về cuộc sống ấm no, hạnh phúc và những vụ mùa bội thu. Trong Lễ hội Ok Om Bok Sóc Trăng còn thường có các nhà sư đến để làm lễ và đọc kinh. Tiếp đến, mỗi huyện sẽ cử một chùa đại diện để thực hiện nghi thức thả hoa đăng. Khung cảnh lúc này sẽ vô cùng nhộn nhịp, nào là đội múa Chayyam, dàn nhạc ngũ âm, các sư thầy và bà con phum sóc cầm đèn nhỏ đi bộ diễu hành dọc theo bờ Ao bà Om. Kết thúc diễu hành, toàn bộ hoa đăng sẽ được thả xuống mặt nước như gửi trao những ước nguyện thầm kín của người dân đến các vị thần và tạo nên cảnh tượng lung linh huyền ảo.
Nếu Lễ hội Ok Om Bok Sóc Trăng là một nghi thức để tạ ơn vị thần Mặt trăng thì phần Hội Đua ghe ngo được tổ chức là để đưa tiễn và tạ ơn thần Nước cũng góp công giúp mùa màng bội thu. Song song đó, hội đua ghe Ngo mang tính đại chúng rất cao và thể hiện sự đoàn kết thông qua rất nhiều người đến tham gia. Các cuộc đua ghe thường được diễn ra trong vòng 3 - 4 giờ đồng hồ trong tiếng reo hò, cổ vũ nhiệt tình của rất nhiều người xem hội. Trong thời gian diễn ra Lễ hội Ok Om Bok Sóc Trăng ở nhiều nơi còn diễn ra các hoạt động nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp, thể thao, hội chợ hay diễn xướng dân gian truyền thống rất náo nhiệt thu hút nhiều người đến chung vui. Ngoài ra, Lễ hội Ok om bok Sóc Trăng còn là niềm tự hào của dân tộc Khmer và người bản địa Sóc Trăng vì vào năm 2015 hoạt động này đã được chứng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
4 Hình ảnh đặc sắc về Lễ hội Ok Om Bok Sóc Trăng
Lễ hội Ok Om Bok Sóc Trăng không chỉ là dịp để người Khmer thể hiện bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình mà còn là dịp để mọi người có dịp để gặp gỡ và giao lưu với nhau. MIA.vn hy vọng với những chia sẻ thú vị về lễ hội này sẽ giúp cho bạn có thêm những hoạt động thú vị để bỏ vào cẩm nang du lịch của mình.