Lễ thả đèn nước Lôi Prôtip giúp người dân nơi đây gửi mong ước về một năm bội thu, mùa màng thuận lợi. Nếu bạn tham gia cũng có thể gửi những ước nguyện của bản thân đấy!
1 Vài nét về Lễ thả đèn nước Lôi Prôtip
Lễ thả đèn nước Lôi Prôtip là một loại hình văn hóa độc đáo xuất phát từ Phật giáo và được người Khmer giữ gìn, phát huy đến ngày nay. Theo truyền thuyết, đây là lễ để cúng chiếc răng nanh của Phật Thích Ca được cất giữ nơi long cung bởi rắn thần Naga. Bên cạnh đó, Protip còn là tượng trưng cho hàm răng dưới của Đức Phật ở lại hạ giới phù hộ con người làm ăn sinh sống bình yên và mong muốn điều tốt lành hơn cho năm sau.
Cuộc sống của người Khmer phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên để sản xuất nông nghiệp. Điều đó đã được thể hiện thông qua Lễ hội Ok om bok Sóc Trăng. Còn trong Lễ thả đèn nước Lôi Prôtip thì xem đất, nước giữ một vị trí quan trọng. Nước là biểu tượng của sự tinh khiết, hiền hòa, tự do, đây được xem như vị thần có thể đem lại hạnh phúc cho con người. Lễ thả đèn nước Lôi Prôtip mang ý nghĩa để người dân Khmer tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần thiên nhiên đã phù hộ cho họ làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu trong năm sau. Hơn nữa, lễ tế cúng này còn mang ý nghĩa tạ ơn Thần đất, Thần nước vì những lầm lỗi mà sau một năm lao động, sinh hoạt, con người đã gây ra cho thiên nhiên.
Việc tổ chức lễ thả đèn nước Lôi Prôtip hàng năm là hết sức quan trọng vừa giúp góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể mà còn là dịp để quảng bá đến người ở khắp nơi về những phong tục, tập quán tốt đẹp của đồng bào Khmer Sóc Trăng.
Xem thêm: Lễ Sene Đôn Ta Sóc Trăng giúp giữ mãi phẩm chất hiếu đạo với tổ tiên
2 Thời gian và địa điểm tổ chức Lễ thả đèn nước Lôi Prôtip
Thời gian: Diễn ra vào 15/10 âm lịch hằng năm.
Địa điểm: Sông Maspero giữa cầu C247 và cầu 30 - 4.
3 Lễ thả đèn nước Lôi Prôtip có gì đặc sắc?
Cũng được diễn ra trên sông nước Lễ hội đua ghe ngo Sóc Trăng nhưng nghi thức tổ chức có phần thú vị hơn. Trong đêm diễn ra lễ thả đèn nước Lôi Prôtip, mọi người sẽ tập trung về dòng sông Maspero ở thành phố Sóc Trăng để cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những chiếc đèn nước lấp lánh sắc màu. Những chiếc đèn nước sẽ mô phỏng theo giống kiến trúc của những ngôi chánh điện hoặc ngọn tháp với phần khung được làm bằng gỗ hoặc kim loại để tạo được sự vững chãi. Phần thân, mái ngói và chóp của thuyền được tạo hình bằng giấy bìa cứng. Bên ngoài được trang trí với hoa, đèn và nhang, bên trong bày vật cúng tế.
Đèn nước sau khi được làm xong sẽ được người dân tổ chức đem đi một vòng quanh xóm ấp rồi mới quay về sân chùa tập trung để làm lễ. Mọi người sẽ cùng nhau nghe sư thầy tụng kinh cầu tam bảo để thể hiện lòng biết ơn và tạ lỗi với các vị Thần thiên nhiên. Sau đó, người dân sẽ tề tựu lại để thắp hương, cúng dường, gửi gắm những mong ước của mình. Tương tự như Lễ hội Thác Côn, Lễ hội đua ghe ngo Sóc Trăng,... tất cả đều khá sôi nổi với nhiều hoạt động văn hoá nghệ thuật đặc sắc của đồng bào Khmer đó là các điệu múa trống sadăm, múa lâm thol, biểu diễn dàn nhạc ngũ âm, hát dù kê, thi đấu các môn thể thao, trang phục dân tộc,...
4 Hình ảnh đặc sắc về Lễ thả đèn nước Lôi Prôtip
Tham gia lễ thả đèn nước Lôi Prôtip sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời trong chuyến du lịch Sóc Trăng của bạn. Không chỉ mang vẻ đẹp lung linh huyền ảo, lễ hội còn có ý nghĩa to lớn đối với người dân Khmer. Hãy lưu ngay lễ hội này vào cẩm nang du lịch của bạn để có dịp đến trải nghiệm nhé!