Cầu Gỗ Ông Cọp hay còn được người dân gọi là cầu Miếu Ông Cọp, cầu Bình Thạnh là nơi nối liền phía bắc xã An Ninh Tây với thị xã Sông Cầu vốn nổi tiếng với nhiều địa điểm tham quan, du lịch nổi tiếng. Đến đây, bạn sẽ có thể “đi tắt” đến Gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan, nhà thờ Mằng Lăng, đập Tam Giang… tại cầu Ông Cọp. 

Mộng mơ tìm kiếm chút bình yên tại Cầu Gỗ Ông Cọp Phú Yên 2

Đến với cầu gỗ Ông Cọp Phú Yên bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những hình ảnh hết sức giản dị như thế này...

Mộng mơ tìm kiếm chút bình yên tại Cầu Gỗ Ông Cọp Phú Yên 3

...hay như thế này đây. Hai bên mênh mông là nước khiến cho chiếc cầu đi có phần hơi ghê rợn, mạo hiểm

Cầu Miếu Ông Cọp còn được biết đến là cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam với chiều dài gần 800m. Bề ngang của cầu chỉ từ 1m5 – 1m8, vì thế bạn sẽ phải chạy cẩn thận và né xe, người đi bộ khá nhiều vào các thời điểm đông đúc. Cầu được xây dựng từ năm 1998 với số vốn đầu tư lên đến 1 tỷ đồng. Cầu gỗ Miếu Ông Cọp Phú Yên không chỉ là trục đường giao thông chính cho người dân đi lại còn thu hút cực kỳ nhiều du khách đến tham quan và chụp ảnh check-in. 

Mộng mơ tìm kiếm chút bình yên tại Cầu Gỗ Ông Cọp Phú Yên 4

Nơi đây là địa điểm người dân hay lựa chọn để qua lại vì đây là "cửa ngõ tắt" dẫn đến các địa điểm tham quan. Ảnh: Bánh Bao

Mộng mơ tìm kiếm chút bình yên tại Cầu Gỗ Ông Cọp Phú Yên 5

Toàn cảnh cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam đây! Cực kỳ hoành tráng phải không nào?

Vì chỉ thiết kế để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân địa phương nên cầu được dựng lên từ gỗ và tre là chủ yếu. Nếu phần tay vịn, thành cầu làm từ tre già thì phần mặt và trụ được làm hoàn toàn từ gỗ ván. Dưới chân cầu luôn “túc trực” các cây gỗ phi lao, chỉ cần tấm ván hỏng là có thể thay thế sửa chữa ngay để tránh ảnh hưởng đến tình hình giao thông đi lại của bà con. 

Từ thành phố Tuy Hòa, bạn chạy dọc theo con đường Hùng Vương sẽ đến được Quốc lộ 1A. Từ đây, bạn chỉ cần chạy theo lộ trình đi thẳng, chẳng cần phải nghĩ ngợi gì nhiều. Chỉ việc đi thẳng và đi thẳng. Đoạn đường sẽ kéo dài 35km, và mất khoảng 50 phút để đến đây. Ngay tại Quảng Đức Xưa, bạn tạm biệt lộ trình chạy thẳng, quẹo phải vào đường ĐH31. Từ đây, bạn chạy thẳng men theo cung đường để đến được đường Hội Phú. Quẹo trái, đi thẳng thêm khoảng vài km nữa là bạn đã đến nơi rồi đấy!

Theo quy định của Xã thì cầu Ông Cọp phải thu phí người dân để thực hiên công tác bảo dưỡng, sữa chữa cầu mỗi khi trời mưa bão. Nhưng bạn đừng vội lo lắng bởi vì phí cầu thật sự rất rẻ. Nếu xe máy mất khoảng 10k cho vòng đi vòng về thì đi bộ bạn chỉ mất có 1k thôi. Giá qua cầu lại rẻ, khung cảnh trên cầu thì đẹp, cớ gì mình lại không ghé qua cầu Ông Cọp một phen bạn nhỉ? 

Mộng mơ tìm kiếm chút bình yên tại Cầu Gỗ Ông Cọp Phú Yên 6

Bảng giá phí đi lại qua cầu được niêm yết rất rõ ràng

Đến với cầu Ông Cọp, bạn không chỉ cảm thấy an yên bởi sự mộc mạc giản dị của chiếc cầu gỗ mà còn phải trầm trồ bởi khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục tại nơi đây. Mặt hồ phẳng lặng, rộng mênh mông. Đôi lúc vì cơn gió biển thổi qua nên lăn tăn gợn sóng. Rặng cây phi lao phía xa xa chạy dài bạt ngàn tít tắp tạo nên khung cảnh nên thơ lãng mạn. Đôi lúc khi đến đây vào mùa thu hoạch, khai thác, bạn sẽ thấy hình ảnh người ngư dân đánh bắt, cào nghêu, mò ốc cực kỳ bình dị. 

Mộng mơ tìm kiếm chút bình yên tại Cầu Gỗ Ông Cọp Phú Yên 7

Bạn sẽ chụp được những bức ảnh chất lừ như thế này đây. 

Mộng mơ tìm kiếm chút bình yên tại Cầu Gỗ Ông Cọp Phú Yên 8

Ánh nàng hoàng hôn khiến cho khung cảnh trở nên càng thơ mộng và bình yên

Khoảnh khắc đẹp đẽ nhất tại cầu Miếu Ông Cọp có lẽ là khi hoàng hôn buông xuống. Cả bầu trời phút trước còn mang màu xanh thăm thẳm, nay đã trở nên đỏ rực chói lọi khiến ai ai cũng phải nheo mắt nhưng vẫn muốn ngắm nhìn. Mặt trời dần dần chìm xuống sau những cây phi lao, không khí tĩnh lặng, đôi lúc chỉ ồn ào một chút khi xe cộ qua lại, rồi lại chìm vào yên tĩnh. Nếu đã chán ngán với phố thị ồn ào nô nức thì chắc chắn nơi đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho bạn. 

Mộng mơ tìm kiếm chút bình yên tại Cầu Gỗ Ông Cọp Phú Yên 9

Đôi lúc ta chỉ cần ngồi xuống, ngắm nhìn hoàng hôn buông và lắng nghe con tim mình mách bảo "Làm cực quá, nghỉ việ... à mà thôi"

Câu chuyện kể về việc ngày xưa khi con người và loài vật có thể hiểu được lời nói của nhau. Một ngày nọ, bà Cọp – Vợ ông Cọp sống trên núi Mỹ Dựa chuyển dạ sắp sinh con. Ông Cọp gấp rút tìm về một bà mụ thường hay đỡ đẻ cho trẻ con trong làng. Dù rất sợ hãi nhưng bà mụ vẫn giúp bà Cọp hạ sinh thành công và được ông Cọp được xuống núi an toàn. Sau này, nhớ công ơn của bà mụ nên ông Cọp thường mang xuống sân nhà bà mụ một con lợn rừng. Sau bà mụ chuyển đi nơi khác sinh sống để lập nghiệp, không lâu sau đó thì qua đời. Ông Cọp đều rất buồn bã, cứ những ngày cuối tháng Chạp hằng năm, người ta sẽ thấy dấu chân ông Cọp xuống Hòn Bù để viếng bà mụ. Sau này khi ông Cọp chết đi, người dân vì tưởng nhớ ông Cọp hiền lành lại nhân nghĩa nên đã lập một miếu thờ ông. Cây cầu vì gắn liền với miếu thờ nên cũng có cái tên là Cầu Gỗ Ông Cọp, hoặc cầu Miếu Ông Cọp. 

Mộng mơ tìm kiếm chút bình yên tại Cầu Gỗ Ông Cọp Phú Yên 10

Nơi đây rất được lòng các phượt thủ đó nha

- Cầu chỉ cho phép xe máy và người đi bộ lưu thông nên bạn nhớ lưu ý để chấp hành đúng nhé

- Cầu được làm từ tre già nên chẳng thể chắc chắn được như xi măng cốt thép. Nếu có tay lái yếu thì bạn nên gửi xe và đi bộ ra cầu để chụp ảnh để tránh nguy hiểm. 

- Vì chiều dài của tre khác nhau nên cây cầu sẽ không thẳng hoàn toàn mà bạn có thể sẽ phải “lạn lách” một chút để tránh “rớt xuống nước” theo nghĩa đen. 

- Bạn cũng nên né những mùa mưa bão cuối năm vì cầu có thể sẽ bị sập và cần gia công lại. Thời tiết lúc này cũng chẳng thích hợp để chụp ảnh hay tham quan. 

- Vì cách thành phố Tuy Hòa khá xa nên nếu muốn bạn có thể nghỉ lại tại các nhà nghỉ hoặc homestay gần đó để dậy sớm ngắm bình minh. 

“Đây là một trong những cây cầu tốt nhất để đi qua cho những người ưa mạo hiểm. Họ tính tôi 10k để đi qua, nhưng nó đáng giá. Cây cầu làm bằng gỗ và nó bị rung lắc. Nó là khá vui khi đi qua đây. Cây cầu này dài 800m, rộng 1,5m.” AK chia sẻ. Với những tín đồ thích mạo hiểm thì việc chạy xe qua cây cầu rung lắc cũng là một trải nghiệm thú vị phải không? 

“Bạn không được bỏ qua địa điểm này khi đến Phú Yên, đặc biệt là nó nằm gần Công viên Ghềnh Đá Đĩa. Cầu làm bằng gỗ này được người dân địa phương dùng để qua sông. Bạn có thể sử dụng xe đạp máy trên đường này. Khách du lịch có thể nghĩ rằng nó nguy hiểm. Điều thú vị là lắng nghe âm thanh do cây cầu tạo ra khi đạp xe máy trên đó. Họ thu phí cầu đường, 2000vnd/lượt.” Minh Hồ đánh giá. Có vẻ ai cũng yêu thích việc chạy trên chiếc cầu rung lắc. 

Thế là MIA.vn đã giúp bạn “gõ cửa” nơi dẫn đến những địa điểm tham quan nổi tiếng tại Phú Yên. Còn nơi nào tại thành phố biển mà bạn chưa biết, món ngon Phú Yên nào bạn chưa thử qua? Cùng xem ngay danh sách dài mà MIA.vn chuẩn bị cho bạn để khám phá Phú Yên trọn vẹn nhất! Xem ngay thôi nào.