1Đôi nét về món Pà mẳm
Pà mẳm là tên gọi của đồng bào Thái có nghĩa là mắm cá. Ngoài ra, người Thái có khá nhiều loại mắm (mẳm) được gọi tên theo nguyên liệu dùng để chế biến như: mẳm làm bằng tôm có tên là mắm củng hoặc mắm manh khẩu san, nếu làm từ con quăng sẽ được gọi là mẳm tắc ten, bằng châu chấu thì gọi là mẳm hén, còn bằng bọ nước sẽ gọi là mẳm Pà dí. Tuy nhiên, ngon và đặc sắc nhất phải kể đến là Pà mẳm cá chép.
Đối với người miền xuôi, tên gọi của món đặc sản này chắc hẳn sẽ gây tò mò lắm nhỉ? Vậy hãy để MIA.vn giúp bạn hiểu rõ thêm về nó ở các chủ đề chi tiết bên dưới nhé.
Xem thêm: Nhà hàng Việt Hoa Yên Bái - Ẩm thực đồng quê thanh bình
2 Tất tần tật về những điều thú vị có thể bạn chưa biết về món Pà mẳm
Nguyên liệu chính để làm nên món Pà mẳm chính là cá và thưởng các loại cá được chọn sẽ là cá có mình dẹt, vảy. Đối với những loại cá không vảy, mình tròn thì rất ít được chọn để làm. Cụ thể, cá mắm được chế biến chủ yếu từ cá chép, thính gạo nếp, ớt tương băm nhỏ, riềng, quế chi và hạt sẻn. Chỉ cần bấy nhiêu nguyên liệu đấy, đồng bào Thái có thể chế biến được ngày món Pà mẳm thơm ngon, đậm đà rồi nè.
Cá chép dùng để làm Pà mẳm bắt buộc phải là cá chép ao hoặc cá chép ruộng, được thả trong bể từ 3 - 4 ngày sau khi bắt về để nhả hết bùn đất. Hai giai đoạn chính để hoàn thành chế biến bao gồm dệt mẳm và khả mẳm. Trong giai đoạn dệt mẳm, bạn cần phải trộn muối với cá rồi ủ chúng trong khoảng 2 - 3 ngày, đặc biệt bạn nên làm vào ban đêm để tránh ruồi, muỗi nhé. Đối với phần nước được ủ tiết ra từ hỗn hợp đấy, bạn có thể chắt lấy và đun sôi, tuy nhiên phần nước đấy sau khi nguội lại được đồ vào tiếp để thực hiện giai đoạn lính mẳm nhé.
Khi hỗn hợp ủ có mùi đặc biệt bốc lên (giai đoạn khả mẳm), bạn có thể trộn cùng các gia vị như: rượu, ớt cà quả, gừng thái nhỏ… vào trong mẳm. Điều đặc biệt nhất là hỗn hợp gia vị này đều được xào thơm trước khi ướp. Lại tiếp tục thao tác chắt nước ra, đun sôi và để nguội đổ vào được lặp lại đến 3 lần, mỗi lần như vậy bạn phải bịt kín miệng vại và chôn sâu ở nơi có nhiệt độ khô thoáng nhé. Tuy nhiên, điểm đặc sắc nhất trong quy trình chế biến của Pà mẳm chính là thời gian đợi đến lúc có thể thưởng thức được kéo dài trong khoảng thời gian lên đến 3 năm.
Giống với Măng chua héo Yên Bái và Ruốc tôm Mường Lò, Pà mẳm là món ăn quen thuộc của đồng bào Thái, bạn dễ dàng thấy được nó trên những bàn ăn của họ. Phố biến nhất là vào những ngày lễ quan trọng như: Tết, lễ cưới xin, tân gia…
Một trong những mẹo thưởng thức Pà mẳm đúng chuẩn nhất là bạn nên ăn kèm với cơm nếp, lá sung và đặc biệt không thể thiếu rượu trắng của dân tộc Thái. Sự kết hợp độc đáo này đã tạo nên hương vị đậm đà, cay nồng và thơm ngon khiến ai thưởng thức cũng phải suýt xoa. Nếu bạn không muốn ăn sống, bạn có thể “biến tấu” chúng thành món chéo mẳm, rán với mỡ hớt nước làm nước chấm hay làm món pho mẳm đều được nhé.
Vậy là MIA.vn đã cùng bạn tìm hiểu về Pà mẳm - Đặc sản vừa có khả năng “níu chân” vừa thay mặt đồng bào Thái thể hiện sự hiếu khách, nồng nhiệt của họ đến với những người bạn miền xuôi. Bạn nhớ đến đây và trải nghiệm món ngon này vào một ngày gần nhất nhé.