1 Mauna Kea núi lửa không còn hoạt động ở Hawaii
Trong tiếng Hawaii, Mauna Kea được đặt theo tên của vị thần Wakea “cha bầu trời”, “Mauna a Wakea” có nghĩa là “ngọn núi thuộc về bầu trời”. Đây là một ngọn núi lửa đã không phun trào trong hơn 4.500 năm. Sự tôn kính của người Hawaii đối với Wakea được thể hiện ở chỗ, theo truyền thống cổ xưa, chỉ có Ali'i (tù trưởng cấp cao) mới được phép leo lên đỉnh núi, nơi chôn cất tổ tiên thiêng liêng nhất của họ.
Nếu Everest được biết đến như ngọn núi cao nhất thế giới so với mực nước biển, thì Mauna Kea lại là ngọn núi cao nhất nếu tính từ chân đến đỉnh núi. Đỉnh Everest cao 8.848 m so với mực nước biển còn đỉnh Mauna Kea cao 4.205 m so với mực nước biển. Thế nhưng phần chìm của Mauna Kea dưới Thái Bình Dương lại lên đến gần 5.995 m, thế nên nếu tính tổng độ cao thì Mauna Kea cao đến 10.200 m.
Trên đỉnh núi Hawaii này có tuyến trắng bao phủ quanh năm dù ở vùng khí hậu nhiệt đới. Đặc biệt nó còn là sự tồn tại có ý nghĩa vô cùng quan trọng với người dân bản địa, họ coi đây chính là “cửa ngõ vào thiên đường”. Đỉnh Mauna Kea sở hữu nhiều tài sản văn hóa truyền thống, hệ thống đường mòn, nhiều địa điểm khảo cổ (mỏ đá adze, đền thờ, nơi chôn cất…), các tòa nhà…
2Hướng dẫn di chuyển đến Mauna Kea
Có hai điểm đến lý tưởng tại Mauna Kea dành cho những ai muốn ngắm sao: Trạm thông tin du khách Mauna Kea (MKVIS) ở lưng chừng núi và kính viễn vọng trên đỉnh núi. Bạn có thể đến trạm du khách bằng bất kỳ chiếc xe nào. Để lên đến đỉnh bạn cần một chiếc xe 4WD có hệ thống phanh tốt để di chuyển trên con đường sỏi dốc và quanh co.
Để đến trạm thông tin du khách Mauna Kea bạn hãy đi theo Đường Saddle (Hwy 200) đến đường vào Mauna Kea (khoảng điểm đánh dấu 28, đối diện với bãi đậu xe hình nón Puʻu Huluhulu Cinder) thì đi theo tuyến đường đó. Trung tâm du khách nằm ở khoảng giữa núi lửa ở độ cao 2.800 m. Hãy đảm bảo rằng bạn đã đổ đầy bình xăng trước khi bắt đầu đi vì trạm xăng gần nhất cách trạm dành cho du khách khoảng 50 km.
Khách du lịch Mỹ có thể ghé thăm đỉnh núi và ngắm kính thiên văn vào ban ngày và ở lại tối đa 30 phút sau khi mặt trời lặn. Một điểm quan trọng mà MIA.vn cần lưu ý cho bạn đọc là chúng ta nên dừng lại ở trạm du khách ít nhất nửa giờ để thích nghi với độ cao, trước khi tiếp tục di chuyển lên đỉnh núi cao 4.205 m.
3 Quá trình hình thành và đặc điểm địa chất của Mauna Kea
3.1 Sự hình thành núi Mauna Kea
Khoảng 1 triệu năm trước, Mauna Kea được hình thành như một vết nứt trên bề mặt đại dương và được nuôi dưỡng bằng magma: một lỗ thông hơi được bơm magma trong khi mảng Thái Bình Dương dần di chuyển lên trên. Magma dần tăng lên và phá hủy lớp vỏ đại dương, phun trào liên tục dưới dạng dung nham. Khi chúng chồng chất lên nhau thì dần định hình thành núi lửa Mauna Kea như hiện tại.
3.2 Địa chất của Mauna Kea
Bên cạnh 4 ngọn núi khác, Mauna Kea đóng vai trò là nền tảng để hình thành Đảo Lớn Hawaii. Núi có diện tích hơn 3200 km2, cùng với núi Mauna Loa tạo thành vùng trũng sâu 6 km trong vỏ đại dương. Trên đỉnh núi Mauna Kea có hàng loạt nón núi lửa gồm tro và đá bọt, đây là những gò núi được tạo nên từ sự tích tụ vật chất do núi lửa phun ra xung quanh miệng của nó.
Bản thân Mauna Kea cũng có hệ sinh thái núi cao độc đáo ở vùng nhiệt đới, với nhiều loài thực vật và côn trùng đặc hữu. Nhất là trong thời điểm người Polynesia đầu tiên đến Hawaii từ 1.500 năm trước đã mang theo nhiều loại thực vật, động vật mới tới Đảo Lớn.
4 Những hoạt động khám phá trên núi Mauna Kea
4.1 Ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp
Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi ngắm hoàng hôn đẹp ở Mỹ thì chắc chắn không thể bỏ qua Mauna Kea. Đỉnh Maunakea là một trong những nơi tốt nhất để ngắm hoàng hôn ở Hawaii. Để lên tới đỉnh, bạn cần phải tham gia tour hoặc lái xe 4WD. Tuy nhiên ngắm hoàng hôn từ trung tâm du khách Mauna Kea là một lựa chọn thay thế tốt hơn nếu bạn không muốn phải đi hết con đường lên tới đỉnh.
4.2 Đài quan sát Mauna Kea
Mauna Kea nổi tiếng nhất với Đài quan sát Mauna Kea, đài quan sát thiên văn lớn nhất thế giới và là nơi đặt hơn chục kính thiên văn. Đài thiên văn Mauna Kea đóng cửa với khách tham quan từ khoảng 7 giờ tối vì đây là lúc các nhà thiên văn học bắt đầu công việc. Lý do bạn phải quay trở lại núi sau khi mặt trời lặn là vì các kính viễn vọng ở đây sẽ tiến hành các thí nghiệm và quan sát quan trọng về các ngôi sao.
Dưới đây là tất cả các kính thiên văn hiện đang hoạt động trên đỉnh Mauna Kea:
Đài thiên văn hạ milimet Caltech (CSO)
Kính thiên văn Canada Pháp Hawaii (CFHT)
Kính thiên văn Gemini North
Cơ sở kính viễn vọng hồng ngoại (IRTF)
Kính thiên văn James Clerk Maxwell (JCMT)
Kính thiên văn Subaru
Sub-Millimeter Array (SMA)
Kính thiên văn hồng ngoại Vương quốc Anh (UKIRT)
Kính viễn vọng 88 inch (2,2 m) của Đại học Hawaii (UH88)
Kính viễn vọng 36 inch (910 mm) của Đại học Hawaii (Hoku Kea)
Một bộ thu của the Very Long Baseline Array (VLBA)
Đài thiên văn WM Keck
4.3 Ngắm sao từ núi lửa Mauna Kea
Ngay cả ở độ cao trên 2.700 m bạn vẫn có thể chiêm ngưỡng được hàng nghìn ngôi sao trên Mauna Kea. Có một số kính thiên văn rải rác xung quanh Trung tâm Du khách để bạn sử dụng nhưng thường luôn có những người đang xếp hàng. Điều tuyệt vời nhất theo kinh nghiệm du lịch chính là bạn thực sự không cần kính viễn vọng để ngắm sao trên Mauna Kea. Bầu trời trong xanh và ngọn núi cao đến mức bạn có thể nhìn thấy rất nhiều chòm sao khác nhau và thậm chí cả Dải Ngân hà chỉ bằng mắt thường.
Nếu tham gia tour khám phá, các hướng dẫn viên sẽ sử dụng đèn laze màu xanh lam để chỉ ra các chòm sao khác nhau trên bầu trời. Đây thật sự là một trải nghiệm vô cùng lý thú mà chúng ta nên thử nếu có cơ hội đặt chân đến Hawaii.
5 Một số lưu ý khi đi khám phá Mauna Kea
Uống chocolate nóng để tăng khả năng thích nghi: Các hướng dẫn viên tour thường khuyên khách tham quan nên uống một ít chocolate để nhanh chóng thích nghi với khí hậu. Bạn có thể mua ngay 1 cốc ở Trung tâm du khách Mauna Kea với giá chỉ 1 USD.
Mặc quần áo ấm: Bạn cần chuẩn bị sẵn quần áo ấm trong vali du lịch bởi nhiệt độ ở núi Mauna Kea, đặc biệt vào ban đêm giảm xuống khá sâu. Tốt nhất là bạn nên mặc quần dài, mang giày đi bộ đường dài, áo khoác vừa chống gió, vừa chống mưa, vừa đội mũ nhẹ và đeo găng tay.
Mang theo ống nhòm hoặc kính viễn vọng riêng: Trung tâm Du khách Mauna Kea thường rất đông đúc nên bạn có thể phải xếp hàng chờ một thời gian để đến lượt. Tốt nhất, bạn có thể mang theo kính viễn vọng riêng hoặc một cặp ống nhòm để ngắm nhìn các ngôi sao lẫn dải ngân hà từ đỉnh núi.
Nơi ở tại Đảo Lớn: Bạn có thể lưu trú ở tại Hilo, vùng Kona hoặc gần Công viên Quốc gia Núi lửa.
Đến với đỉnh núi Mauna Kea bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh hoàng hôn và những chòm sao ấn tượng trên bầu trời. Không phải ngẫu nhiên mà một số kính thiên văn tiên tiến nhất thế giới lại được chế tạo trên Đảo Lớn, cũng bởi rất ít nơi trên trái đất có thể ngắm bầu trời đẹp như từ Mauna Kea.