Bắt đầu từ TPHCM thì sẽ có 2 loại phương tiện để Đến Cần Thơ bằng xe khách và xe máy. Với xe khách bạn hãy chọn xe Phương Trang hoặc Thành Bưởi với giá vé từ 100.000đ – 150.000đ. Còn xe máy thì hãy đi xe cá nhân hoặc thuê xe đều được, phương tiện này được yêu thích bởi vô cùng tự chủ thời gian.

 Từ TP.HCM bạn có thể chạy tới đường Võ Văn Kiệt rồi sau đó chạy ra QL1A. Chạy men theo quốc lộ này sẽ đến cầu Mỹ Thuận, tiếp tục chạy trên tuyến QL1A chúng ta sẽ đến cầu Cần Thơ. Tới đoạn này cũng đồng nghĩa bạn đã đến trung tâm thành phố rồi, chỉ cần rẽ phải vào Phạm Hùng rồi chạy thêm một chút nữa là đến nơi. Nếu biết đường thì chúng ta đi đường tắt ngắn hơn gần đại học Tây Đô.

Review lý do bạn nên đến chợ nổi Cái Răng một lần 2

Xe khách là phương tiện mà mọi người thường chọn khi đi từ Sài Gòn đến Cần Thơ

Xem thêm: Kinh nghiệm đi chợ nổi Cái Răng tự túc chi tiết nhất

Chợ nổi Cái Răng đặc biệt bởi nó họp từ rất sớm, khoảng 4 – 5h sáng nên chúng ta phải thức dậy từ tinh mơ mới được ngắm bình minh, thưởng thức không khí trong lành tươi mát trên sông. Khoảng 5h bạn đến bến Ninh Kiều và xuống tàu để ra chợ nổi tham quan. Giá vé tàu đi chợ nổi cũng không quá mắc đâu nếu bạn đi chung với nhiều người khác.

Theo tìm hiểu khu chợ này đã được hình thành từ những năm đầu của thế kỷ 20, đến thập niên 90 của thế kỷ 20 thì nó được dời qua khỏi cầu Cái Răng về Phong Điền, cách vị trí cũ khoảng độ 1km. Nếu bạn muốn biết tại sao chợ có tên Cái Răng thì theo vài nguồn tài liệu để tại của tác giả Vương Hồng Sển trong cuốn "Tự vị tiếng nói miền Nam" thì Cái Răng thực chất được bắt nguồn từ chữ “Karan” trong tiếng Khmer, nó có nghĩa là “cà ràng” một cái bếp bằng đất nung.

Trải qua nhiều năm tháng, người buôn bán trên sông từ gọi “cà ràng” thành đọc chệch qua Cái Răng như hiện tại. Ngoài ra cũng còn nhiều cách để lý giải khác nhưng bởi chưa có chứng minh thuyết phục nên không tiện nêu. Mọi người thì hay biết đến chợ nổi Cái Răng như là nơi giao thương buôn bán sỉ nông sản lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngoài nông sản thì chợ còn bán cả các mặt hàng đa dạng khác như đặc sản Cần Thơ: bún mắm, cháo, bún riêu… Thực đơn đồ uống thì đủ món: sữa đậu này, cà phê sữa, nước dừa, các loại chè… với giá cả vô cùng phải chăng.

Review lý do bạn nên đến chợ nổi Cái Răng một lần 3

Ẩm thực đặc sắc ở khu chợ nổi Cái Răng

Review lý do bạn nên đến chợ nổi Cái Răng một lần 4

Hình thức mua bán độc đáo chỉ có ở vùng sông nước

Review lý do bạn nên đến chợ nổi Cái Răng một lần 5

Chiếc thuyền cũng là ngôi nhà, là đồ vật mưu sinh của người dân nơi đây

Để tiện lưu thông buôn bán trên sông nước mà chợ nổi Cái Răng có một tín hiệu để buôn bán vô cùng đặc biệt, đó chính là cây bẹo. Đây là cây dài được dựng trên hoặc trước ghe để treo rau củ, trái cây hoặc nông sản muốn bán lên trên. Do tiếng Tàu thuyền đi chợ nổi Cái Răng và cả gió lớn nên khó mà nghe được tiếng rao như trên đất liền:

- Treo gì bán nấy: Tiểu thương muốn bán gì thì treo đó, như bán khoai thì sẽ treo khoai lên.

- Treo mà không bán: Đó là treo quần áo của hộ gia đình sinh sống trên ghe lên.

- Không treo mà bán: Đó là những chiếc ghe nhỏ bán các món ẩm thực thơm ngon trong chợ.

- Treo cái này mà bán cái khác: Nếu treo tấm lá lợp nhà lên thì chắc hẳn họ đang bán chiếc ghe của mình đấy.

Review lý do bạn nên đến chợ nổi Cái Răng một lần 6

Nhìn cây bẹo treo gì bạn cũng đoán được thuyền đó bán gì

Nếu đã đến chợ nổi Cái Răng mà không có một album ảnh đem về thì quả thật đáng tiếc vô cùng. Theo kinh nghiệm của các bạn đi trước thì chúng ta nên sống ảo thử trên mũi ghe nhé, ảnh thu lại được sẽ vô cùng ấn tượng đấy.

Review lý do bạn nên đến chợ nổi Cái Răng một lần 7

Tranh thủ chụp một tấm hình check-in ở mũi thuyền

Điều cuối cùng mà MIA.vn muốn nhắn nhủ là chợ nổi Cái Răng không chỉ có cảnh đẹp sông nước, ẩm thực tuyệt vời mà nó còn phản ánh con người Cần Thơ nồng hậu, mến khách. Chợ nổi vẫn luôn sống động trong cả tâm thức người đi và người ở lại.