Ẩm thực Nhật Bản là bức tranh văn hóa đa màu sắc với nhiều món ngon hấp dẫn. Để tạo ra những món ăn này, người Nhật cần những loại gia vị đặc biệt, trong đó có rượu mirin. Vậy rượu mirin thực chất là gì và điều gì làm nên sự đặc biệt của loại gia vị này? Hãy cùng MIA.vn du ngoạn đến những căn bếp Nhật và khám phá bạn nhé!

Mirin là một trong những loại gia vị cơ bản và thiết yếu nhất được sử dụng trong gian bếp của người Nhật. Trên thực tế, đây là một loại rượu gạo tương tự như sake nhưng lại có hàm lượng cồn cao hơn cũng như hàm lượng đường thấp hơn.

Lượng đường trong mirin không phải đường ăn thêm vào mà là một carbohydrate phức tạp được hình thành tự nhiên trong quá trình lên men. Bên cạnh đó, nồng độ cồn của mirin cũng được hạ thấp hơn khi hỗn hợp này được đun nóng để tạo ra rượu.

Mirin được xem là một trong ngũ vị quan trọng của văn hóa ẩm thực Nhật Bản, bên cạnh nước tương, miso, sake, dashi. Dù là loại gia vị sinh sau để muộn nhưng nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong ẩm thực đất nước này.

Xem thêm: Rượu Sake là gì? Khám phá tinh hoa ẩm thực Nhật Bản qua từng giọt rượu

Rượu mirin, điều làm nên sự tinh tế trong ẩm thực Nhật 2

Rượu mirin là gia vị quen thuộc trong gian bếp Nhật. Ảnh: Moshimoshi

Theo thông tin MIA.vn cập nhật, cách đây khoảng chừng 500 năm, người dân Nhật Bản khi nấu gạo ủ rượu sake thì nổi hứng cho thêm gạo nếp vào nấu và ủ cùng. Sự ngẫu hứng này đã tạo nên một loại rượu đặc biệt với độ ngọt cao hơn rượu sake thông thường. đó là mirin. Sở dĩ loại rượu này trở nên ngọt hơn là do lượng tinh bột cao trong nếp khi ủ tạo ra.

Ban đầu, mirin chỉ dùng để uống và chưa được sử dụng trong ẩm thực. Tại thời Edo lúc bấy giờ, vị ngọt được ưa chuộng nên mirin được nhiều người yêu thích. Đặc biệt, do lượng gạo, nếp không nhiều, công nghệ làm rượu cũng thô sơ nên rượu này khá hiếm. Từ đó, người dân trong giai đoạn Edo xem mirin là một loại rượu cao cấp.

Sau khi Mạc Phủ sụp đổ, nước Nhật dần bước vào giai đoạn mở cửa và trở nên hiện đại hóa hơn. Lúc này, rượu mirin bắt đầu được đưa vào sản xuất số lượng lớn và dần trở thành gia vị phổ biến trong căn bếp người Nhật.

Rượu mirin, điều làm nên sự tinh tế trong ẩm thực Nhật 3

Mirin xuất hiện khá trễ so với các gia vị khác tại Nhật. Ảnh: Moshimoshi

Người ta thường phân biệt mirin bằng nồng độ cồn có trong rượu. Dựa vào tiêu chí đó, mirin thường được chia thành 3 loại được Cẩm nang du lịch MIA.vn tổng hợp sau đây.

Hon mirin còn có nghĩa đen là rượu mirin thật. Loại rượu này có nồng độ cồn khá cao, thường sẽ khoảng 14%. Hon mirin thường được sản xuất bởi quá trình lên men gạo và nước trong khoảng 40 đến 60 ngày.

Rượu mirin, điều làm nên sự tinh tế trong ẩm thực Nhật 4

Hon mirin có nồng độ cồn khá cao. Ảnh: Dienmayxanh

Shio mirin có nồng độ cồn khá thấp so với Hon mirin. Loại rượu này có hàm lượng cồn dưới 1,5 % và có chút muối. Sở dĩ shio mirin có công thức đặc biệt như thế là do muốn hạn chế đánh thuế đồ uống có cồn.

Rượu mirin, điều làm nên sự tinh tế trong ẩm thực Nhật 5

Shio mirin có nồng độ cồn khoảng dưới 1,5%.Ảnh: Dienmayxanh

Shin mirin còn có nghĩa là mirin mới hoặc mirin-fu chomiryo (nghĩa là làm vị như mirin). Loại rượu này có chứa ít hơn 1% lượng cồn nhưng nhìn chung vẫn giữ được hương vị đặc trưng như những loại rượu khác.

Rượu mirin, điều làm nên sự tinh tế trong ẩm thực Nhật 6

Shin mirin có nồng độ cồn dưới 1% nhưng vẫn giữ được hương vị cơ bản. Ảnh: Dienmayxanh

Công thức tạo ra rượu mirin khá đơn giản với một vài nguyên liệu quen thuộc như nếp, koji (làm từ gạo) và cồn. Để tạo ra loại gia vị này, người ta sẽ cho koji và cồn vào phần nếp đã được nấu chín rồi bắt đầu pha trộn.

Phần hỗn hợp được pha trộn sẽ được ủ kỹ trong vòng 40 đến 60 ngày. Sau khi ủ, hỗn hợp sẽ bắt đầu sinh ra các loại đường. Lúc này, người nấu sẽ ép lấy nước và bắt đầu lọc rượu. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về phương pháp nấu rượu mirin truyền thống, hãy thử đến với tỉnh Aichi. Đây là địa phương hiếm hoi ở Nhật vẫn giữ nét đẹp văn hóa trong phương pháp nấu rượu đậm chất xưa này.

Để bảo quản được rượu mirin, bạn chỉ cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Mirin sau khi được mở nắp sử dụng nên bảo quản trong tủ lạnh để có thể giữ được lâu hơn.

Rượu mirin, điều làm nên sự tinh tế trong ẩm thực Nhật 7

Rượu mirin được tạo ra từ những nguyên liệu khá quen thuộc. Ảnh: Moshimoshi

Công dụng đặc biệt của rượu mirin được nhắc đến nhiều nhất chính là khử mùi tanh với những sản phẩm thịt, cá. Ngoài ra, gai vị này còn giúp nguyên liệu nấu ăn được thấm đều, giữ kết cấu món ăn không bị nát khi nấu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng mirin vào các món kho, hầm hay nướng. Nó có công dụng giúp màu sắc của món ăn trở nên bóng bẩy và bắt mắt hơn. Ngoài ra, nếu muốn tăng vị ngọt tự nhiên cho món ăn, bạn cũng có thể sử dụng rượu mirin. Tuy nhiên, bạn chỉ nên nêm một chút rượu, hạn chế dùng quá nhiều vì sẽ làm mất đi hương vị cơ bản của những nguyên liệu khác.

Bên cạnh đó, loại gia vị đặc biệt này còn được dùng để pha các loại nước chấm. Bạn có thể kết hợp rượu mirin và nước tương hoặc sốt teriyaki để tạo ra những loại nước sốt thơm ngon, mang đậm dấu ấn ẩm thực Nhật Bản. Ngoài ra, mirin còn có thể được dùng kèm sushi.

Hương vị của mirin đã dần trở nên quen thuộc và không thể thiếu trong gian bếp người Nhật. Tuy nhiên, nếu không có mirin ngay tại chỗ thì bạn nên thay thế bằng loại gia vị gì? Thật ra, để tạo độ ngọt gần giống với mirin cho món ăn, bạn có thể pha rượu sake và đường theo tỷ lệ 1:1. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp thay thế tạm thời, và hương vị tạo ra cũng sẽ không thanh tao và tinh tế như khi sử dụng mirin.

Rượu mirin, điều làm nên sự tinh tế trong ẩm thực Nhật 8

Rượu mirin có công dụng tạo nên độ sánh của bột. Ảnh: Moshimoshi

Bạn sẽ không cần phải di chuyển đến Nhật Bản mới có thể thưởng thức được mirin. Ngày nay, món gia vị này đã trở nên phổ biến với các tín đồ ẩm thực Việt Nam. Vì thế, bạn có thể tìm thấy mirin ở nhiều cửa hàng chuyên món Nhật tại các thành phố lớn. Ngoài ra, nếu đang ở xa và ngại di chuyển, bạn có thể tìm đến các sàn thương mại điện tử cùng các cửa hàng online để có ngay những chai rượu mirin thơm ngon.

Thông thường, giá bán một chai rượu mirin sẽ dao động trong khoảng 100.000 - 190.000 VND/550ml. Tuy nhiên, mức giá này chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy thời điểm. Bạn có thể truy cập vào các sàn thương mại điện tử hoặc những siêu thị lớn để cập nhật mức giá chính xác nhất nhé!

Rượu mirin, điều làm nên sự tinh tế trong ẩm thực Nhật 9

Bạn có thể tìm thấy rượu mirin tại các cửa hàng Nhật Bản quen thuộc. Ảnh: Sosanhgia

Mirin là một loại gia vị đặc sắc trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Nguyên liệu này là yếu tố cơ bản để làm nên sự hấp dẫn của một vài món ăn hấp dẫn xứ sở phù tang như sau:

- Gà hoặc cá nướng teriyaki: mirin khi pha cùng sốt teriyaki và nước tương sẽ tạo ra hương vị độc đáo cho những món nướng.

- Lẩu Sukiyaki: mirin thường được kết hợp cùng với nước tương, đường để tạo vị ngọt nhẹ cho nước lẩu.

- Niku Jaga: mirin thường được sử dụng để tạo vị ngọt cho thịt bò và khoai tây hầm.

- Udon: nước dùng Udon được tạo ra từ nước dùng cá khô kết hợp với mirin, tạo nên sự cân bằng giữa ngọt, mặn và umami.

Rượu mirin, điều làm nên sự tinh tế trong ẩm thực Nhật 10

Mirin là mấu chốt tạo nên những món ngon hấp dẫn. Ảnh: Moshimoshi

Những thông tin cơ bản nhất về rượu mirin đã được MIA.vn cập nhật đầy đủ trong cẩm nang vừa rồi. Đây là một trong những loại gia vị cơ bản nâng tầm ẩm thực của xứ sở mặt trời mọc. Nếu bạn muốn khám phá thêm những dấu ấn đặc sắc khác của ẩm thực Nhật Bản, còn chờ gì mà không ghé qua MIA.vn để đặt ngay một chiếc vali tốt nhất?