1Giới thiệu về tàu điện Cát Linh Hà Đông
1.1 Đôi nét về tàu điện Cát Linh Hà Đông
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính là hệ thống tàu điện đầu tiên tại Hà Nội với chiều dài 13,05km và 12 nhà ga trên tuyến. Phương tiện này không chỉ giúp cho người dân ở Hà Nội có thêm phương tiện đi lại nhanh chóng mà còn là một địa điểm check-in nổi tiếng, trở thành nơi chụp ảnh sống ảo đẹp ở Hà Nội. Khi đi du lịch Hà Nội, ngoài vui chơi và thưởng thức các đặc sản thì việc trải nghiệm ngồi tàu điện Cát Linh Hà Đông vào sáng sớm để ngắm bình minh, ngắm danh lam thắng cảnh Thủ Đô là điều bạn không nên bỏ qua. Trải nghiệm mới mẻ này chắc chắn sẽ khiến cho chuyến đi của bạn trở nên thú vị và đầy cảm xúc.
1.2 Lịch chạy tàu điện
Bạn có thể tham khảo lịch trình chạy tàu điện dưới đây để có thể xách balo đến đây mua vé và xuất phát đúng với kế hoạch chuyến đi của mình:
- Thời gian tàu chạy: 05:30 - 22:00
- Từ thứ Hai đến thứ Sáu: Mỗi chuyến khoảng 6 phút/chuyến (vào giờ cao điểm) và 10 phút/chuyến (vào giờ bình thường).
- Thứ Bảy, Chủ nhật, lễ, Tết: Tàu vẫn chạy bình thường và mỗi chuyến khoảng 10 phút.
- Các khung giờ cao điểm: 7:00 - 8:30 và 16:30 - 18:00
1.3 Tham khảo bảng giá vé
Bạn có thể tham khảo bảng giá vé do MIA.vn tổng hợp dưới đây:
Loại vé | Thông tin vé | Giá vé |
Vé lượt | - Dùng để đi một lượt. - Bán tại quầy bán vé hoặc máy bán vé tự động. - Được thu hồi khi ra khỏi khu kiểm soát nhà ga. | 8.000 VNĐ - 15.000VNĐ/lượt tùy vào khoảng cách di chuyển |
Vé ngày | - Vé được đi lại không giới hạn số lượt trong 1 ngày. | 30.000 VNĐ/ngày |
Vé tháng | - Vé để sử dụng trong một tháng. - Khi hết hiệu lực sẽ không được gia hạn mà phải đổi lại vé mới. - Vé chỉ được bán cho các đối tượng thuộc dạng ưu tiên như: Sinh viên (Không tính hệ đào tạo vừa học vừa làm), học sinh trung học, công nhân. | 100.000 VNĐ/vé (Giá vé thông thường) 140.000 VNĐ/vé (Khi mua từ 30 người trở lên) 200.000 VNĐ/vé (Áp dụng cho các đối tượng không ưu tiên) |
Vé miễn phí | - Được cấp tại quầy bán vé - Đối tượng được áp dụng: Người trên 60 tuổi, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo | 0 VNĐ |
2Review tất tần tật cách đi tàu điện cho người đi lần đầu
2.1 Nắm rõ lộ trình tàu điện Cát Linh Hà Đông tuyến 2A
Điểm khởi đầu là nút giao cắt đường Cát Linh và Giảng Võ, sau đó tàu sẽ đi dọc theo con đường Hào Nam để qua phố Hoàng Cầu, đường Láng và chạy ngang qua sông Tô Lịch. Tàu tiếp tục chạy dọc trên các tuyến đường Nguyễn Trãi, Trần Phú, Quang Trung và kết thúc tại ga Yên Nghĩa (bến xe Yên Nghĩa, Hà Đông).
Tuyến đường tàu điện Cát Linh Hà Đông kết nối được nhiều cơ quan nhà nước, khối doanh nghiệp văn phòng, khu dân cư và các trường đại học, đi qua các ga Cát Linh, La Thành, Thái Hà, Láng, Thượng Đình, Vành Đai 3, Phùng Khoang, Văn Quán, Hà Đông, La Khê, Văn Khê, Yên Nghĩa.
2.2 Hướng dẫn cách mua vé
Đối với các trường hợp mua vé lượt, vé ngày và vé tháng thì bạn có thể tiến hành mua và thanh toán trực tiếp tại quầy, riêng trường hợp mua vé lượt thì bạn có thể mua tại máy bán vé tự động mà không cần đến quầy, lúc này bạn cần chuẩn bị tiền với mệnh giá nhỏ hơn 100.000 VNĐ và không bị nhàu nát.
Trường hợp bạn là đối tượng ưu tiên khi mua vé tháng thì cần phải xuất trình các loại giấy tờ tùy thân để chứng minh mình thuộc đối tượng ưu tiên, ví dụ như thẻ học sinh, thẻ sinh viên còn hạn hoặc giấy xác nhận của nhà trường (nếu bạn là học sinh, sinh viên), giấy xác nhận đang là người lao động ở các khu công nghiệp (nếu bạn là công nhân), xuất trình danh sách các nhân viên, cán bộ có sự xác nhận của thủ trưởng đơn vị (nếu bạn mua theo tập thể từ 30 người trở lên).
Đối với thẻ miễn phí, cần mang thẻ miễn phí hợp lệ sau đó đến quầy bán vé để nhận vé 0 VNĐ, loại thẻ miễn phí này thường được cấp bởi Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội (HPTC).
2.3 Một số điểm gửi xe gần nhà ga
Bạn có thể tham khảo một số điểm giữ xe xung quanh các nhà ga của chuyến tàu điện Cát Linh hà Đông sau đây:
- Nhà ga Cát Linh: Ngõ 168 Hoàng Cầu, Thành phố Hà Nội.
- Nhà ga La Thành: Tòa nhà Viam, số 12 Hoàng Cầu, Thành phố Hà Nội.
- Nhà ga Thái Hà: Trung tâm Thể dục thể thao Đống Đa, số 102 Đặng Tiến Đông, Thành phố Hà Nội.
- Nhà ga Láng: Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, số 220 Đường Láng, Thành phố Hà Nội.
- Nhà ga Thượng Đình: Chợ Xanh Thượng Đình, Thành phố Hà Nội.
- Nhà ga Vành Đai 3: Viện Công nghệ thực phẩm, số 301 Nguyễn Trãi, Thành phố Hà Nội.
- Nhà ga Phùng Khoang: Học viện Y dược học cổ truyền, Thành phố Hà Nội.
- Nhà gà Văn Quán: Tòa nhà SDU, số 143 Trần Phú , Thành phố Hà Nội.
- Nhà ga Hà Đông: Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, số 02 Bế Văn Đàn, Thành phố Hà Nội.
- Nhà ga La Khê: Trường Trung học cơ sở Văn Khê, số 35 Phan Đình Giót, Thành phố Hà Nội.
- Nhà ga Văn Khê: Cây xăng Văn Khê (bên cạnh Ga Văn Khê), Thành phố Hà Nội.
- Nhà ga Yên Nghĩa: Cổng số 01 Bến xe Yên Nghĩa, Thành phố Hà Nội.
2.4 Cần lưu ý gì khi đi tàu điện Cát Linh Hà Đông?
Khi đi tàu điện Cát Linh Hà Đông, bạn cần lưu ý và thực hiện những điều sau: :
- Giữ vệ sinh và trật tự.
- Hạn chế làm ồn, giữ điện thoại ở chế độ im lặng để không gây phiền toái cho người khác.
- Nhường ghế cho những đối tượng ưu tiên như phụ nữ mang thai, người khuyết tật, người già và trẻ em.
- Không sử dụng thiết bị chiếu sáng hoặc chụp ảnh có đèn flash vì an toàn của lái tàu.
- Người khuyết tật dùng xe lăn và mẹ có em bé đi kèm nên yêu cầu sự trợ giúp của nhân viên nhà ga khi cần thiết.
- Tránh xô đẩy ở khu vực chờ tàu, không cố gắng lên tàu khi cửa đang đóng và không dùng điện thoại khi đang lên tàu.
- Tuân thủ hướng dẫn của nhân viên nhà ga.
- Không mang theo các đồ vật hoặc hành lý cấm.
- Không hút thuốc trong suốt quá trình di chuyển trên tàu.
3 Một số hình ảnh sống ảo tại nhà ga
4Kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về chuyến tàu điện Cát Linh Hà Đông mà bạn có thể tham khảo. Khi đến với Hà Nội thì đây chắc chắn là một địa điểm tham quan bạn không nên bỏ lỡ vì sự thú vị khi ngắm bình minh và cảnh quan Thủ đô qua những ô cửa sổ trên tàu. Hy vọng qua bài viết trên của cẩm nang du lịch MIA.vn sẽ giúp bạn “bỏ túi” thêm những kinh nghiệm để đi tàu thuận tiện và an toàn.