Khi nhắc đến các lễ hội Vĩnh Long, bạn muốn tham dự cái nào nhất? Lễ hội Kỳ Yên ở Vĩnh Long, Lễ hội Lăng Ông Trà Ôn hay Tết Chol Chnam Thmay,... mỗi cái đều có những nét độc đáo riêng nên bạn sẽ có những trải nghiệm khác nhau. Đặc biệt, đối với Tết Chol Chnam Thmay lại mang ý nghĩa cho năm mới sẽ được suôn sẻ, thể hiện lòng biết ơn và đây còn là sợi dây gắn kết 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa.
1 Câu chuyện về sự ra đời của Tết Chol Chnam Thmay
Tết Chol Chnam Thmay chính là ngày lễ được tổ chức bởi người dân tộc Khmer. Nó mang ý nghĩa chào mừng năm mới, gửi gắm những mong cầu về một mùa màng bội thu, chấm dứt khô hạn, nắng gắt. Theo lịch Khmer, buổi lễ được diễn ra trong 3 ngày vào giữa tháng Tư Dương lịch và không có ngày cố định.
Tết Chol Chnam Thmay có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và tín ngưỡng của người dân nơi đây nói riêng và Phật giáo Nam tông nói chung. Khác với Tết cổ truyền của chúng ta, tùy vào từng năm mà thời khắc giao thừa của Tết Chol Chnam Thmay lại diễn ra vào một thời gian khác nhau, có thể là buổi sáng, trưa, chiều hay tối để hoàn thành chu kỳ là 365 ngày. Trong đêm giao thừa, nhà nhà người người cùng nhau đốt đèn, thắp hương và làm lễ đưa Têvôđa năm cũ đi rước cái mới đến. Người Khmer Nam Bộ tin rằng Têvôđa là một vị tiên được trời phái xuống trần gian để chăm lo cho dân chúng. Vì buổi lễ hội Vĩnh Long này là ngày mở đầu năm mới, bắt đầu thời vụ, nên người dân ai nấy cũng đều hạnh phúc tươi vui.
Theo quan niệm của người bản địa, lúc chuẩn bị kết thúc mùa nắng và chuyển bước sang mùa mưa. Chính là thời điểm của trời đất giao hòa, muôn cây xanh tốt, đâm chồi nảy lộc. Vì thế, chính thời khắc tuyệt vời ấy được người Khmer chọn làm lễ để tạo nên sự khởi đầu cho một năm mới được suôn sẻ và trọn vẹn.
Xem thêm: Lễ hội Lăng Ông Trà Ôn, thống nhất trong đa dạng của nghệ thuật dân gian
2 Thời gian và địa điểm tổ chức Tết Chol Chnam Thmay
Thời gian: Từ ngày 14,15 và 16 tháng 4 dương lịch.
Theo Phật lịch: 2557 của Phật giáo Nam tông Khmer (tức đầu tháng Chét là khoảng 15/4 dương lịch hằng năm)
Địa điểm: Các Chùa Phật giáo Nam tông Khmer.
Đây chính là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tôn nghiêm của cả cộng đồng. Nên bất kỳ hoạt động buổi lễ hội Vĩnh Long, hay tết của đồng bào dân tộc Khmer cũng đều được tổ chức tại chùa.
3 Tết Chol Chnam Thmay có gì đặc sắc?
Tết Chol Chnam Thmay hay còn được gọi với cái tên thân thương hơn là “chịu tuổi”. Thông thường, vào những ngày diễn ra tết này thì người Khmer tập trung tại chùa. Bởi vì nơi đây có các vị Chư tăng tổ chức lễ với những nghi lễ, ý nghĩa khác nhau. Ngày thứ nhất với tên gọi Sang-kran có nghĩa là “bước đi, tiến tới”. Ngày thứ 2 Wana-bot được dịch ra là“thiếu hoặc thừa”. Ngày thứ ba là Lơn-sắtk “tiến lên, tăng lên”. Trước khi ngày tết đến thì các vị chức việc của các chùa Phật giáo Nam tông Khmer sẽ đến, Phật tử quy tụ. Họ cùng Chư tăng dọn dẹp, sơn phết lại cho các ngôi chùa Vĩnh Long ấy với nhiều màu sắc sặc sỡ.
Còn các hộ gia đình thì tập trung ăn mặc chỉn chu, sửa sang nhà cửa, quét dọn, trang trí, chuẩn bị mâm cỗ, thức uống, bánh trái, hoa quả, cá thịt đủ cả… để sẵn sàng đầy đủ cho những ngày tết đến. Ở đây, dù giàu hay nghèo thì cũng đều phải có bánh tét (Num-Chrụt), bánh ít (Num-tean) và bánh gừng (Num-Kha-Nhây)… Những loại bánh này tượng trưng cho sự no ấm, thịnh vượng, được mùa nên được dùng để dâng lên ông bà, tổ tiên hay nhằm cúng lễ vật, đi chùa và tiếp khách trong ngày tết.
Đêm giao thừa diễn ra không cố định ngày và thời gian nhưng nghi thức thì vẫn được giữ nguyên vẹn. Gia đình thắp nhang, đèn, ly nước ướp hương hoa, trái cây, … cúng trên bàn thờ trước sân nhà để tiễn và rước Têvôđa mới về tiếp tục cai quản đất đai, thổ trạch. Đồng bào dân tộc Khmer ngưỡng mộ, sùng bái vị thần này nên trong đêm giao thừa mọi người ngồi xếp bằng trước bàn thờ và khấn vái để được người ban phước lành cho cả gia đình trong năm.
Sáng ngày thứ nhất - Chôl Sang-kran Thmây, người dân cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc trang trọng, đem theo vật phẩm đến chùa làm lễ Ma-ha-sang-kran (rước đại lịch). Maha sang-kran được trong khay sơn son thếp vàng đặt trên kiệu khiêng. Đi theo sự hướng dẫn của Ban quản trị, các Phật tử Khmer xếp thành hàng rồi đi quanh chánh điện ba vòng. Tiếp đến, bạn bước vào trong chánh điện để Tụng kinh lễ bái Tam bảo và chào mừng năm mới. Khi màn đêm buông xuống những người Phật tử lớn tuổi sẽ vân tập trong ngôi giảng đường để nghe Chư tăng thuyết pháp, còn ai trẻ tuổi hơn thì ra sân chùa tổ chức các trò chơi dân gian và xem văn nghệ truyền thống như múa Rom vong, Du kê, Rô băm.
Đến ngày tết thứ 2 - Wanabot, buổi sáng họ sẽ làm lễ dâng huê ẩm thực đến các Chư tăng, còn chiều thì đắp núi cát Puôn-Panum-Khsách theo 8 hướng và 1 cái ở giữa để tượng trưng cho sự bền vững của vũ trụ. Sau đó, các Phật tử thắp hương để cầu cho mưa thuận gió hòa và những mong ước khác tùy theo mỗi người. Nghi thức kỳ lạ này bắt đầu từ tích truyện lâu đời.
Ngày tết thứ 3 - Lơn-sắtk, vào buổi sáng dân làng lại tiếp tục đến chùa dâng huê ẩm thực đến các thầy. Nhưng sau đó nghi thức có sự khác biệt, giữa trưa Chư tăng cùng những tín đồ tôn giáo tắm cho tượng Phật. Ban quản trị sẽ đại diện Phật tử dân tộc Khmer cung thỉnh Chư tăng về để làm lễ Băng-Sa-Kôl (cầu siêu) để hồi hướng vong linh cho những người thân đã qua đời và các bậc tiền nhân có công tạo lập, các vị sư quá cố, anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc. Đến chiều, những ai tham gia lễ sẽ cùng cung thỉnh Chư tăng đến từng gia đình Tụng kinh cầu siêu cho bàn thờ tổ tiên và những mộ phạm vi gia tộc mình thể hiện sự tri ân sâu sắc đến tổ tiên, ông bà đã mất trong năm vừa qua. Thỉnh thoảng sẽ có sự góp mặt của Đoàn Nghệ thuật Tổng hợp Khmer Bạc Liêu đến diễn xuất các tuồng cổ truyền thống để phục vụ. Còn thông thường thì các chùa sẽ tổ chức tiết mục văn nghệ hay trò chơi dân gian để cho nam nữ trong vùng cũng nô đùa thỏa thích. Đây cũng là dịp để những thanh niên đến tuổi cập kê tìm hiểu, hò hẹn và bày tỏ tình cảm và nhiều đôi đã nên duyên vợ chồng.
Có thể nói, Tết Chôl Chnăm Thmây không chỉ thể hiện chu kỳ chuyển năm, mà còn là một cách giáo dục con người về tấm lòng hiếu thảo, gắn bó, đoàn kết thương yêu lẫn nhau. Đây cũng là dịp để bạn bè tứ phương gặp gỡ thăm hỏi, chúc mừng, trao đổi kinh nghiệm. Những ngày tết Chôl Chnăm Thmây này đã làm cho 3 dân tộc, Kinh, Khmer, Hoa thêm gắn kết tình làng nghĩa xóm, tinh thần cộng đồng được nâng cao. Bên cạnh đó, Tết Chôl Chnăm Thmây còn là dịp để đồng bào dân tộc Khmer gửi gắm ước mơ hạnh phúc, hoài bão của mình trong năm sắp đến.
4 Hình ảnh đặc sắc về Tết Chol Chnam Thmay
Đã từ rất lâu, phong tục Tết Chol Chnam Thmay đã đi sâu vào trong đời sống của người dân nơi đây. Nó vừa là niềm tự hào vừa là sự tin yêu vào một tương lai tương đẹp đang chờ phía trước. Nét đẹp văn hóa truyền thống này hiện vẫn còn được lưu giữ đến tận ngày hôm nay. Vì thế, bạn còn ngần ngại gì mà không lưu dịp đặc biệt này vào cẩm nang du lịch để tham dự nhỉ?