Mỗi vùng đất đều sẽ có những lễ hội truyền thống riêng biệt. Vì lễ hội sẽ chỉ được lưu truyền chứ không bắt chước nơi nào cả. Trong đó, vùng đất Vĩnh Long là một trong những nơi có nền văn hóa lễ hội đặc sắc với nhiều hoạt động thú vị bậc nhất. Nên hãy cùng MIA.vn tìm hiểu xem những lễ hội Vĩnh Long có gì hấp dẫn nhé!

Địa điểm: Ấp Mỹ Hòa, Thiện Mỹ, Vĩnh Long.

Lăng Ông Trà Ôn là nơi chôn cất và thờ phụng. Lễ hội Lăng Ông Trà Ôn diễn ra để tri ân công đức của Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn. Lăng mộ này cách thị trấn Trà Ôn khoảng 2km nên cũng tiện cho bạn di chuyển. Lễ hội Vĩnh Long này chính là niềm tự hào của người dân Vĩnh Long vì vào năm 1996, nó đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích văn hóa.

Ông Nguyễn Văn Tồn đã có công giúp nhà Nguyễn dẹp loạn ngoại xâm, nội phản và giúp người dân nơi đây khai hoang, thành lập xóm làng. Với những chiến công hiển hách cùng đời sống gắn bó với dân làng như vậy nên ông được nhiều người kính trọng. Khi ông mất, người dân đã lấy ngày giỗ làm Lễ hội Lăng Ông Trà Ôn. Đầu tháng Giêng hằng năm chính là thời điểm diễn ra buổi lễ nên cùng lúc đó đã thu hút không ít bạn bè gần xa đến tham dự. Ngoài dâng lên Ông nén hương tưởng nhớ, bạn còn được chiêm ngưỡng phong cảnh tuyệt mỹ xung quanh. Để buổi lễ được trọn vẹn thì bạn nên tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian hấp dẫn diễn ra tại đó.

Những lễ hội Vĩnh Long truyền thống giúp đời sống tâm linh thêm màu sắc 2

Dòng người tấp nập khi tham gia lễ hội Vĩnh Long tiêu biểu này

Xem thêm: Tết Chol Chnam Thmay sợi dây gắn kết 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa

Lễ cúng Miễu Vĩnh Long mang ý nghĩa thể hiện sự tri ân đối với thế hệ đi trước và còn là nét đẹp trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng. Đây cũng là dịp để người dân cũng như các tín đồ tôn giáo gần xa đến đây cùng chung vui, giải trí và thắt chặt tính cộng đồng. Lễ cúng Miễu được chia thành 3 loại: Lễ cúng miễu Ông, Lễ cúng miếu Bà và Lễ cúng miếu Cô Hồn. Lễ cúng miễu Ông được tổ chức khá cầu kỳ và trang trọng với các nghi thức tế lễ đoan trang như: Thỉnh tro, Lễ Tiền Vãng, cúng Tiền Yết, lễ Chánh Cúng... Lễ cúng miếu Bà thì được thực hiện tại nhiều địa điểm khác nhau như miếu thờ Ngũ Hành Nương Nương, Thất Thánh Nương Nương, Thiên Hậu Thánh Mẫu,… Khi diễn ra bất kỳ nghi lễ nào cũng đều có dàn nhạc đi kèm và một số phần đặc biệt còn có múa bóng rỗi. Lễ cúng cô hồn sẽ diễn ra vào ngày 15 -16/1 tháng 1, 10 và 7 âm lịch hằng năm. Vào thời gian đó, các sư cùng người dân tụng kinh và cầu siêu cho các vong hồn lưu lạc. Nét độc đáo mà bạn không thể bỏ qua khi tham gia lễ hội Vĩnh Long này chính là chương trình nghệ thuật. Nhờ vào hình thức diễn xướng nên đã thu hút người dân địa phương và bạn bè gần xa trên khắp mọi nơi đến tham dự tạo nên bầu không khí sôi nổi.

Đây là nghi lễ có mặt tại nhiều địa phương khác nhau. Vẫn với mục đích cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhà nhà no ấm. Thường diễn ra trong hai ngày một đêm với các nghi lễ như thỉnh sắc thần, lễ tế Thần Nông, lễ Túc yết,… Nhưng với Lễ hội Kỳ Yên ở Vĩnh Long thì lại có chút đặc biệt hơn. Đó chính là lễ cúng Tiền hiền, Hậu hiền, các bậc tiền nhân có công với xóm làng nơi đây.

Những nghi thức được thực hiện giống nhau giữa các nơi như dâng rượu, hương, trà… Tiếp đến sẽ có người đại diện đọc văn tế, kèm theo đó là âm thanh vang lên hùng hồn từ dàn nhạc cụ gồm chiêng, mõ, chuông, trống. Sau khi hoàn tất phần lễ là đến phần hội. Các đoàn nghệ thuật trong vùng sẽ trổ tài hát hò, cải lương, diễn tuồng… hay các tham gia ở cuộc thi trang trí trái cây nhằm giới thiệu các loại trái cây độc đáo của từng vùng miền. Nhờ các hoạt động trên mà mọi người có dịp cùng nhau tụ họp và trò chuyện. Qua đó, tình làng nghĩa xóm cũng được gắn kết chặt chẽ hơn bao giờ hết.

Những lễ hội Vĩnh Long truyền thống giúp đời sống tâm linh thêm màu sắc 3

Không khí trang nghiêm, trịnh trọng với sự góp mặt của nhiều tín đồ tôn giáo. 

Lễ Sen Dolta được người dân gọi với cái tên thân thương hơn là Lễ cúng ông bà. Đây chính là 1 trong những ngày lễ lớn của đồng bào Khmer. Thời gian diễn ra lễ hội này từ ngày 29/7 - 2/8 âm lịch hằng năm với nhiều nghi thức phức tạp. Lễ Sen Dolta đã được người dân bản địa lưu truyền từ nhiều đời nhưng vẫn giữ được trọn vẹn nét đẹp truyền thống hiếu kính với tổ tiên ông bà. Đồng thời, đây cũng là dịp để bạn và những người tham gia bày tỏ lòng biết ơn đối với những người có công lao với đất nước. Tuy nói ngày bắt đầu là 29/7 nhưng trước khi diễn ra lễ thi không khí vui tươi đã tràn ngập hết cả nơi đây. Các hộ gia đình sẽ chuẩn bị tươm tất từ việc trang trí nhà cửa, dọn dẹp bàn thờ tổ tiên, làm các loại bánh để cúng ông bà và thể hiện lòng biết ơn, hiếu thảo.

Theo nghi thức truyền thống, buổi lễ hội Vĩnh Long này sẽ có 4 nghi thức chính là: Lễ đặt cơm vắt, Lễ cúng ông bà, Lễ rước ông bà và Lễ đưa tiễn ông bà. Nếu có cơ hội tham dự, bạn sẽ được thả mình trong không gian trang nghiêm. Ngoài ra, nhân cơ hội này bạn sẽ hiểu thêm về nét độc đáo trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào Khmer. Nhờ vào việc người dân địa phương luôn cố gắng bảo tồn mà Lễ Sen Dolta luôn được gìn giữ và phát huy. Từ đó, góp phần tạo thêm nét đặc sắc trong nền văn hóa của các dân tộc. Qua những thông tin trên thì bạn cũng có thể thấy có thể thấy lễ hội Dolta là sự kết hợp hài hòa giữa nghi thức nông nghiệp, việc cúng tổ tiên và lễ xá tội vong nhân của đạo Phật. Sự hợp nhất ấy đã làm cho lễ hội này có tầm quan trọng trong cộng đồng của người Khmer. Đối với đời sống tinh thần của người dân nơi đây, những lễ hội Vĩnh Long này được xem như sợi dây gắn kết họ lại với nhau.

Những lễ hội Vĩnh Long truyền thống giúp đời sống tâm linh thêm màu sắc 4

Nhiều Chư tăng tham gia vào lễ hội Vĩnh Long để tiến hành thực hiện các nghi thức

Lễ Chol Chnam Thmay là dịp Tết cổ truyền của cộng đồng người dân tộc Khmer sinh sống tại Vĩnh Long và cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tết Chol Chnam Thmay diễn ra không có ngày cố định nào cả mà dựa vào lịch Khmer để tổ chức. Không khí diễn ra lễ hội Vĩnh Long này rất tưng bừng, náo nhiệt tại các chùa. Thời khắc chuyển giao năm mới này, ai cũng đều chọn cho mình những trang phục màu sắc rực rỡ; cùng tâm trạng vui tươi, bưng những mâm lễ vật đến chùa. Ban ngày, sẽ có các trò chơi dân gian thú vị như đẩy gậy, đấu bóng chuyền, đua thuyền, bóng đá, kéo co. Khi màn đêm buông xuống sẽ có liên hoan văn nghệ với các tiết mục nghệ thuật như múa apsara, lâm thôn, rô băm,… Tết Chol Chnam Thmay kéo dài đến 3 ngày với những tên gọi thú vị khác nhau tượng trưng cho mong ước, điều tốt lành sẽ đến trong năm mới. Ngày thứ nhất gọi là “sangkran” khi đọc nguyên chữ sẽ là Maha sangkran (rước quyển Đại lịch). Nghi thức này gắn liền với thần thoại Thomabal và Kabil Maha Prum nên mới có cái tên như thế. Ngày thứ 2 là “wonbot”, dân làng sẽ dâng những vật phẩm để cúng lên Phật, mang thức ăn cho các sư thầy. Ngày thứ 3 được gọi là “Lơn sak”, vào buổi trưa các tín đồ sẽ cùng sư thầy thực hiện nghi thức chính là cầu siêu và tắm tượng Phật.

Những lễ hội Vĩnh Long truyền thống giúp đời sống tâm linh thêm màu sắc 5

Không khí náo nhiệt của buổi lễ

Như bạn có thể thấy, với mỗi lễ hội Vĩnh Long sẽ đều thể hiện những nét văn hóa, ý nghĩa, nghi thức,... riêng biệt. Thông qua hoạt động này, bạn sẽ hiểu thêm về đời sống tinh thần, tín ngưỡng và sinh hoạt của người dân nơi đây. Đừng quên mang theo cẩm nang du lịch để ghi chép lại những phát hiện thú vị khi tham gia lễ hội nhé!