1 Lễ hội Dinh Thầy Thím
Lễ hội Dinh Thầy Thím được tổ chức mỗi năm hai lần, lễ tảo mộ vào ngày 5/1 âm lịch và lễ Tế Thu vào ngày 14 và 15/9 âm lịch. Lễ hội được tổ chức với rất nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn, cũng là dịp để người dân nơi đây quây quần bên nhau, cùng tham gia hoạt động chuẩn bị và tổ chức Lễ hội Phan Thiết này.
Trong khuôn khổ lễ hội Dinh Thầy Thím, các nghi thức nghinh thần, nhập điện an vị, thỉnh sanh, giỗ Tiền hiền, cúng gia binh, thí thực phát lộc… sẽ được tổ chức với không khí rất trang trọng, thành kính. Người dân từ những địa phận lân cận cũng đổ về đây để dâng hương kính lễ, cầu nguyện bình an.
Sau khi hoàn tất các nghi lễ sẽ là chương trình văn nghệ với những tiết mục như chèo bả trạo, diễn xướng tích thầy, các màn biểu diễn võ thuật, lân múa đẹp mắt, người dân cùng phóng sinh thả chim về rừng, thả cá về nước, rước xe hoa trang trí quanh đường làng Tam Tân v.v. Tất cả những hoạt động này nhằm tưởng nhớ công ơn của Thầy Thím - hai nhân vật được người dân truyền miệng, gắn liền với rất nhiều những câu chuyện truyền thuyết mang đậm tính nhân văn.
Xem thêm: Những Lễ hội truyền thống Phan Thiết thu hút đông đảo du khách nhất
2 Lễ hội Phan Thiết Nghinh Ông
Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội truyền thống của đồng bào người Hoa sinh sống tại Phan Thiết nói riêng và khu vực Nam Trung Bộ nói chung. Lễ hội Phan Thiết này nhằm tưởng nhớ đến Quan Thánh Đế Quân hay còn gọi là Quan Công, một nhân vật mang ý nghĩa rất quan trọng trong văn hóa dân gian người Hoa, là vị thần bảo hộ cho sự bình an, hạnh phúc và cuộc sống ấm no của cả cộng đồng.
Lễ hội nghinh ông Phan Thiết được tổ chức mỗi hai năm một lần, tại Chùa Ông ở ngay khu vực trung tâm thành phố. Lễ hội mang trên mình những giá trị văn hóa cổ truyền với “tuổi đời” gần 200 năm gắn liền cùng mảnh đất và con người nơi đây. Lễ hội thu hút rất đông đảo đồng bào người Hoa từ các tỉnh thành miền Nam đổ về tham gia tế bái.
Đặc biệt là hoạt động diễu hành được chia theo 4 bang hội của người Hoa: Phúc Kiến, Quảng Châu, Hải Nam và Triều Châu. Những người lớn tuổi sẽ mặc những trang phục truyền thống, hóa thân thành các nhân vật quan trọng trong tín ngưỡng và đức tin của người Hoa như Quan Công, Trương Phi, Bát Tiên, Tiên Nữ, Quan Thế Âm Bồ Tát v.v. Còn trẻ nhỏ thì sẽ mặc trang phục truyền thống với màu sắc rực rỡ, dẫn đầu đoàn rước đi qua những cung đường đông đúc nhất của Phan Thiết
3 Lễ hội Trung thu
Ngày lễ Trung thu là lễ lớn truyền thống của Việt Nam, được tổ chức vào ngày 14/8 âm lịch, gắn liền với những câu chuyện về chú Cuội, chị Hằng, Thỏ Ngọc. Tại Phan Thiết, lễ hội sẽ được tổ chức tại trung tâm thành phố, với rất nhiều hoạt động thú vị, thu hút sự tham gia của rất đông người dân, đặc biệt là các bạn nhỏ.
Không khí Lễ hội Phan Thiết này vô cùng hoành tráng với muôn màu sắc lung linh rực rỡ, hàng ngàn đèn lồng được treo lên, những đoàn diễu hành của các em thiếu niên xuyên qua những con đường ở trung tâm Phan Thiết. Đặc biệt, lễ hội Trung thu Phan thiết đã được kỷ lịch Guiness Việt Nam công nhận là lễ hội Trung thu lớn nhất tại nước ta, thu hút rất đông đảo du khách và cả người dân địa phương cùng tham gia.
4 Lễ hội Đua thuyền
Lễ hội Đua thuyền thường được tổ chức định kỳ hàng năm vào ngày mùng 2 Tết Nguyên đán trên sông Cà Ty tại thành phố Phan Thiết. Đây được coi là Lễ hội Phan Thiết để ăn mừng ngày tết, cũng là hoạt động thể thao lâu đời, gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của người dân Bình Thuận mỗi dịp xuân về.
Trong không khí mùa xuân tưng bừng và náo nhiệt, hàng ngàn người sẽ tập trung hai bên bờ sông, chuẩn bị cổ vũ các đội đua thuyền. Những thanh niên trai tráng sẽ vững tay chèo, chuẩn bị tinh thần để tranh đua về đích. Những chiếc thuyền nhỏ sẽ lao nhanh như mũi giáo, xé nước mạnh mẽ trong tiếng hò reo cổ vũ, tạo nên một Lễ hội Phan Thiết với không khí sôi nổi, rộn ràng, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó và sức mạnh của cộng đồng.
Bên cạnh hoạt động đua thuyền, Lễ hội Bình Thuận này còn tổ chức rất nhiều những hoạt động thú vị khác như các tiết mục văn nghệ, các trò chơi dân gian v.v. Tham gia lễ hội Đua thuyền chắc chắn bạn sẽ vô cùng hào hứng trước sự tưng bừng, nhộn nhịp tại đây.
5 Lễ hội Katê
Lễ hội Katê là Lễ hội đặc sắc ở Phan Thiết, thường được tổ chức vào ngày 1/7 Chăm lịch hàng năm (khoảng từ ngày 25/9 đến 5/10 dương lịch). Đây là lễ hội truyền thống của cộng đồng người Chăm, diễn ra tại các đền, tháp, hoặc những địa điểm tập trung đông đúc người Chăm sinh sống. Đây lễ hội quan trọng và có quy mô lớn nhất của cộng đồng dân tộc này, tương tự như Tết Nguyên đán của người Kinh. Lễ hội Katê kéo dài trong khoảng 5 ngày, là nét đặc trưng theo tín ngưỡng Bà La Môn.
Lễ hội Phan Thiết này sẽ bắt đầu vào buổi tối trước ngày chính hội, bao gồm các nghi lễ trình y phục được thực hiện với sự trang trọng, thành kính, cùng các tiết mục trình diễn nhạc cụ dân tộc và những điệu vũ cổ truyền. Đến trưa ngày chính hội, người dân sẽ làm lễ dâng cúng và lễ rước thần, sau đó là lễ tắm tượng, mặc áo, đội mũ cho tượng Bà. Đến chiều là kết thúc nghi lễ, người dân sẽ cùng nhau thụ lộc và tham gia các trò chơi thú vị như ngâm thơ, múa hát, các trò chơi dân gian v.v.
Lễ hội Katê là Lễ hội Phan Thiết thu hút rất đông khách du lịch đổ về tham gia mỗi năm. Lễ hội này cũng nhận được sự quan tâm của các Ban ngành, nhằm bảo tồn và quảng bá văn hóa truyền thống độc đáo của cộng đồng người Chăm ở Bình Thuận đến với bạn bè gần xa.
6 Lễ hội Cầu Ngư
Cuối cùng trong danh sách Lễ hội Phan Thiết sẽ là lễ hội Cầu Ngư được tổ chức tại dinh Vạn Thủy Tú, ngay trung tâm thành phố Phan Thiết. Lễ hội này diễn ra vào ngày 20/6 âm lịch, trở thành nét văn hóa truyền thống của người dân Bình Thuận. Lễ hội Cầu Ngư gắn liền với tín ngưỡng của ngư dân sinh sống ven biển, họ tin tưởng việc thờ cúng Cá Ông - Vị thần của biển cả, sẽ giúp họ có được những chuyến đi biển thuận lợi, an toàn, thu hoạch đầy cá tôm.
Lễ hội Cầu Ngư đã tái hiện lại một cách sinh động những phong tục truyền thống và nét văn hóa dân gian của các thế hệ cha ông ta. Trong khuôn khổ lễ hội, bà con nhân dân sẽ tổ chức các nghi thức cúng tế trang trọng, đặc biệt là phần hội với những tiết mục chèo Bả Trạo, hát Bội vô cùng thú vị. Ngoài ra bạn còn có cơ hội tham gia các trò chơi dân gian quen thuộc của ngư dân miền biển như chơi hát bài chòi, đua thuyền, lắc thuyền thúng v.v.
Trên đây là danh sách những Lễ hội Phan Thiết mà cẩm nang du lịch MIA.vn muốn gợi ý đến bạn. Hi vọng bạn sẽ có cơ hội tham gia tất cả những lễ hội này để hiểu hơn về văn hóa và con người nơi đây nhé.