Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An (Ping An IFC, 平安国际金融中心) có 115 tầng và cao 555 m đến mái, sau khi khánh thành đã trở thành một điểm tham quan nổi bật và cũng là tòa nhà cao nhất ở Thâm Quyến. Tòa nhà này tọa lạc trong khu Trung tâm Thương mại Thâm Quyến tại Phúc Điền, một số thông số nổi bật như sau:

Chiều cao đến mái: 555 m, gồm 115 tầng trên mặt đất và 5 tầng ngầm.

Chiều cao tổng cộng: có một ăng ten cao 45 m làm cho tổng chiều cao là 600 m.

Hoàn thành: năm 2016.

Chi phí: khoảng 678 triệu USD.

Đặc điểm nổi bật:

- Tòa nhà cao thứ 5 thế giới.

- Tòa nhà cao thứ 2 tại Trung Quốc.

- Đài quan sát đẳng cấp thế giới ở độ cao 550 m.

- Từ các tầng cao, khách du lịch Trung Quốc có thể ngắm cảnh đêm và hoàng hôn tuyệt đẹp, nhưng vào ngày mưa và nhiều sương mù, tầm nhìn sẽ bị hạn chế.

Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An biểu tượng chọc trời Thâm Quyến 2

Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An là một tòa nhà trung tâm mang tính biểu tượng tại khu Trung tâm Thương mại Thâm Quyến tại Phúc Điền đang phát triển. Ảnh: © Tim Griffith

Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An biểu tượng chọc trời Thâm Quyến 3

Tòa nhà được xây dựng với mục đích phát triển thành một khu phức hợp thương mại lớn, bao gồm trung tâm mua sắm, văn phòng và khách sạn. Ảnh: © Tim Griffith

Địa chỉ: Giao lộ giữa đường Fuhua và Yitian, khu CBD Phúc Điền, Thâm Quyến.

Theo kinh nghiệm du lịch, để di chuyển đến Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An bạn có thể đi bằng tàu điện ngầm. Hãy đi tuyến số 1 (罗宝线) từ cửa khẩu La Hồ đến Gouwu Gongyuan 购物公园 (lối ra D) để đến tháp Bình An.

Đài quan sát cao hàng đầu thế giới: Khách du lịch Trung Quốc đến đây có thể chiêm ngưỡng cảnh quan từ tầng 114 và 115. Đài quan sát ở tầng 115 nằm trên độ cao 550 m, chỉ thấp hơn Burj Khalifa 5 m và thấp hơn tháp Thượng Hải 11 m, nhưng cao hơn 123 m so với đài quan sát của KK100 (427 m).

Tòa nhà cao nhất Thâm Quyến: Tòa nhà Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An vượt xa KK100 (442 m) – từng là tòa cao nhất Thâm Quyến cho đến năm 2015. Nó cũng cao hơn 108 m so với Trung tâm Tài chính Thế giới Thượng Hải và Taipei 101.

Khách sạn cao thứ hai thế giới: Khách du lịch Thâm Quyến có thể trải nghiệm khách sạn sang trọng ở các tầng trên cùng. Tính đến năm 2016, chỉ có khách sạn Ritz Carlton ở ICC Tower Hồng Kông (484 m) là cao hơn.

Khu phức hợp tháp đôi khổng lồ: Bên cạnh tháp chính, một tòa tháp 47 tầng khác được xây dựng và sẽ kết nối với tòa chính bằng cầu ở các tầng thấp, nơi có trung tâm mua sắm.

Trung tâm mua sắm sang trọng: Ngoài tháp chính, một trung tâm thương mại 5 tầng sẽ kết nối các cửa hàng trong tháp Nam thấp hơn với tháp chính.

Thang máy đẳng cấp thế giới: 80 thang máy hai tầng Schindler 7000 được lắp đặt trong Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An.

Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An biểu tượng chọc trời Thâm Quyến 4

Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An là tòa nhà cao thứ 5 trên thế giới và cao nhất ở Thâm Quyến. Ảnh: © Tim Griffith

Khu phức hợp Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An được thiết kế bởi Kohn Pedersen Fox. Việc xây dựng tháp chính bắt đầu năm 2009 và tháp nhỏ hơn vào năm 2014. Ban đầu, nó dự kiến là tòa nhà cao nhất Trung Quốc, cao hơn tháp Thượng Hải. Tuy nhiên, kế hoạch chiều cao đã bị cắt giảm vì ảnh hưởng đến đường bay, khiến ăng-ten trên đỉnh bị loại bỏ.

Khu đất xây dựng được chọn nằm tại khu trung tâm thương mại Phúc Điền, Thâm Quyến, ở góc tây nam giao lộ giữa đường Fuhua và Yitian, gần công viên mua sắm và đối diện Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Thâm Quyến. Trong quy hoạch, diện tích dành cho khu thương mại là từ 47.000 đến 59.000 m2, còn diện tích cho văn phòng và khách sạn là từ 255.900 đến 319.600 m2. Ngoài ra, một vụ bê bối về việc sử dụng cát biển cho bê tông vào năm 2013 đã khiến việc thi công Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An bị trì hoãn một thời gian. Công trình được tiến hành nhanh chóng vào năm 2014 với mỗi 4 ngày sẽ có 1 tầng hoàn thành.

Tòa nhà Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An được xây dựng theo kỹ thuật tiên tiến với lõi bê tông dày thay vì khung thép truyền thống. Ngoài lõi trung tâm dày thì còn có 8 cột siêu lớn để gia cố khung. Bởi đặc điểm khí hậu của Thâm Quyến nằm trong khu vực dễ chịu ảnh hưởng của bão, các công trình tại đây phải được thiết kế để chịu được gió mạnh. Tòa tháp này là minh chứng cho kỹ thuật xây dựng thế kỷ 21 và được hoàn thành với chi phí tương đối thấp. Tổng chi phí khoảng 700 triệu USD, thấp hơn nhiều so với KK100 và rất hợp lý so với 2,4 tỷ USD của tháp Thượng Hải.

Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An biểu tượng chọc trời Thâm Quyến 5

Khi lên đến đỉnh tòa nhà, mặt tiền tòa nhà bắt đầu thu hẹp lại, tạo thành hình nón, mang đến vẻ đẹp như lăng kính. Ảnh: © 平安国际金融中心

Tháp chính của Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An chủ yếu phục vụ cho các công ty con và văn phòng của Tập đoàn Bình An, chiếm ít nhất 60% diện tích sàn. Dưới đây là phân bổ các tầng:

- Trụ sở Tập đoàn Bình An: Tầng 47-48, 109-112

- Ping An Securities: Tầng 61-64

- Ping An OneConnect: Tầng 55

- Sở Giao dịch Tài sản Tài chính Tiền Hải Thâm Quyến: Tầng 53

- Ping An Life: Tầng 14-16, 44-46

- Ping An Property & Casualty: Tầng 12-13, 38-40

- Bộ phận Tài chính Sáng tạo: Tầng 37

- Ping An Fund: Tầng 34

- Ping An Trust: Tầng 27 (một phần), tầng 29, phòng 3120 và 3122, tầng 32-33

- Ping An Real Estate: Tầng 27 (một phần) và 28

- Ping An Equity Investment: Tầng 24

- Ping An Technology: Tầng 21, 23

- Ping An Integrated Financial Services: Tầng 4-5 và một phần tầng 11

- Ping An Health: Một phần tầng 11

Ngoài ra, tòa nhà còn cho thuê văn phòng cho nhiều công ty và tổ chức lớn khác như:

- Google

- Dun & Bradstreet

- China Government Securities Depository Trust & Clearing Co., Ltd (Tầng 80)

- Peking University Law Firm (Tầng 107)

- Hyatt Group Park Hyatt Hotel (Tầng 32 trở lên)

Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An biểu tượng chọc trời Thâm Quyến 6

Tháp chính là trụ sở của các công ty con và văn phòng của Tập đoàn Bình An. Ảnh: Tim Griffith

Phần lớn diện tích tháp phụ từ tầng 11 đến 31 dành cho văn phòng, trong đó Ngân hàng Ping An đã thuê toàn bộ (trừ tầng 13, tạm thời cho Ping An Property & Casualty sử dụng cho đến khi tòa nhà riêng của họ hoàn thành). Khách sạn Park Hyatt của Tập đoàn Hyatt khai trương tại đây vào ngày 29 tháng 7 năm 2019, chiếm các tầng từ 32 trở lên.

Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An biểu tượng chọc trời Thâm Quyến 7

Tháp Nam của Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An. Ảnh: Tim Griffith

Ping An Financial Center Mall (PAFC Mall) nằm giữa tháp chính và tháp phụ, gồm 10 tầng (9 tầng trên mặt đất và 1 tầng hầm), có bãi đậu xe ngầm. Trung tâm này mở cửa vào tháng 3 năm 2018, với các thương hiệu như Tonkatsu King, Putian, và One Wellness.

Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An biểu tượng chọc trời Thâm Quyến 8

PAFC Mall tọa lạc ngay giữa hai tháp chính và tháp phụ. Ảnh: yicai

Đài quan sát này nằm trên tầng 116 (cao 547,6 m) với lối vào từ tầng B1 và khai trương vào ngày 8/3/2018. Từ đây, bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Thâm Quyến, sông Thâm Quyến, cửa khẩu Phúc Điền và Hoàng Cương, cũng như các khu vực phía bắc Hồng Kông như Tai Po và Sha Tin.

Giá vé:

- Người lớn: khoảng 200 CNY.

- Trẻ em từ 6 tuổi trở xuống có chiều cao từ 1,2m trở xuống: miễn phí.

- Người già 65 tuổi trở lên, trẻ em cao từ 1,2 đến 1,5 m: được mua vé nửa giá 100 CNY/người.

- Người khuyết tật được công nhận trên toàn quốc có thể mua vé nửa giá khi có giấy tờ hợp lệ.

- Học sinh cao trên 1,5 mét có thể mua vé học sinh giá 160 CNY bằng thẻ học sinh.

- Ngoài ra còn có gói vé + VR với giá 310 CNY/vé.

Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An biểu tượng chọc trời Thâm Quyến 9

Chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Thâm Quyến từ đài quan sát Cloud Observation Deck. Ảnh: hk01

Có thể nói Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An là điểm đến không thể bỏ lỡ nơi chúng ta có thể thấy được tiềm lực kinh tế cũng như khung cảnh ấn tượng của thành phố Thâm Quyến. Hy vọng với những thông tin hữu ích đã được MIA.vn cung cấp bạn sẽ có được một chuyến đi thật nhiều ý nghĩa ở Trung Quốc.