1Đôi nét về rừng dừa Bến Tre
“Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ
Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ
Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió
Tôi hỏi nội tôi: "Dừa có tự bao giờ?"
Nội nói: "Lúc nội còn con gái
Đã thấy bóng dừa mát rượi trước sân
Đất này xưa đầm lầy chua mặn
Đời đói nghèo cay đắng quanh năm"
Những câu thơ trong bài “Dừa ơi” của tác giả Lê Xuân Anh đã phần nào cho chúng ta thấy ý nghĩa của cây dừa trong đời sống người dân Bến Tre. Không ai rõ vì sao cây dừa lại mọc nhiều ở địa phương này như vậy. Một cách rất tự nhiên, giờ đây chỉ cần nhắc đến Bến Tre là chúng ta sẽ nghĩ ngay đến cây dừa và ngược lại.
Trong những năm tháng kháng chiến, cây dừa Bến Tre đã cùng người dân chống giặc giặc ngoại xâm, trở thành loại vũ khí lợi hại để đánh đuổi kẻ thù. Hình ảnh đội quân tóc dài chiến đấu trong phong trào Đồng Khởi năm 1960, hiên ngang với bó đuốc lá dừa cùng những mỏ tre sắc nhọn trên tay đã khiến kẻ thù khiếp sợ, trở thành huyền thoại của Bến Tre.
Đến tận ngày nay, dù kinh tế, xã hội tại đây đã có nhiều đổi khác nhưng rừng dừa Bến Tre vẫn luôn có ý nghĩa vô cùng to lớn trong đời sống người dân. Những thân dừa cao vút, hương vị ngọt lành của nước dừa cũng chính là tấm lòng hồn hậu, chân thành của con người nơi đây.
Xem thêm: Miệt vườn Bến Tre và những trải nghiệm bạn không thể bỏ lỡ
Bến Tre thuộc miền Tây Nam Bộ với khí hậu ôn hòa, nóng ẩm quanh năm. Hiện nay, nơi đây đang có trên 70 nghìn hecta rừng dừa Bến Tre, chủ yếu ven những dòng sông lớn chảy qua địa phận tỉnh. Những rặng dừa cao vút tạo nên vẻ đẹp riêng biệt của xứ dừa so với những tỉnh thành miền Tây khác.
Hiện nay, tỉnh Bến Tre đang có hơn 200.000 hộ dân trồng dừa, chiếm khoảng 2/3 tổng số dân toàn tỉnh. Nếu lần đầu tiên có dịp trải nghiệm ở Bến Tre, bạn chắc chắn sẽ bất ngờ khi dừa mọc lên khắp mọi nơi. Đẹp nhất phải kể đến những hàng dừa trải dài và uốn lượn theo dòng sông xanh mát ở xã ấp Bàu Dơi, Hưng Nhượng, Giồng Trôm.
Hiện nay, Bến Tre đang có khoảng 30 giống dừa phổ biến như: dừa xiêm xanh, dừa xiêm đỏ, dừa dứa, dừa tam quan, dừa ta, dừa dâu, dừa sáp, dừa Mã Lai, dừa chùm v.v. Ngoài diện tích tự nhiên, người dân còn chăm sóc và tôn tạo để hình thành những rừng dừa Bến Tre kiểu mẫu, phục vụ hoạt động tham quan, du lịch.
2Giá trị của Rừng dừa Bến Tre trong đời sống và du lịch
Để ngắm nhìn những rừng dừa Bến Tre rộng lớn, bạn nên đến huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Châu Thành, Giồng Trôm. Ngoài ra, các khu du lịch sinh thái tại cồn Phụng, cồn Quy, quanh khu vực sông Tiền, sông Hàm Luông cũng trồng rất nhiều dừa.
Tất cả những bộ phận trên cây dừa đều được người dân Bến Tre tận dụng, tạo thành nhiều sản phẩm hữu ích như: thân dừa làm khung nhà, làm cầu khỉ qua kênh rạch; lá dừa dùng làm mái tranh, làm chổi; cơm dừa là nguyên liệu làm thức ăn, làm bánh, kẹo dừa Bến Tre; nước dừa vừa để giải khát, làm nước cốt, pha trộn với nhiều loại nguyên liệu khác tại ra đồ uống thơm ngon; gáo dừa làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo. Khi trở về, bạn có thể tha hồ chọn những loại đặc sản này để mua tặng cho người thân, bạn bè nhé.
3Kết luận
Trên đây là những thông tin về rừng dừa Bến Tre mà cẩm nang du lịch MIA.vn muốn giới thiệu đến bạn. Nếu có dịp đến với nơi đây thì bạn đừng bỏ lỡ cơ hội ngắm nhìn những rặng dừa xanh mướt này nhé. Ngoài ra, Bến Tre còn có rất nhiều điều thú vị chờ bạn khám phá đấy, lên kế hoạch chuyến đi ngay thôi nào.