Một điều thú vị mà bạn nhận được khi thuê xe máy Sóc Trăng chính là cơ hội đi đó đây và tận mắt thấy quy trình làm việc của các làng nghề truyền thống. MIA.vn biết rằng bạn cũng khá hứng thú với các làng nghề truyền thống ở Sóc Trăng nên đã tổng hợp chúng lại trong bài viết sau đây.
1 Những làng nghề truyền thống của Sóc Trăng khiến bạn trầm trồ
Làng nghề đan đát tại Sóc Trăng thường tập trung tại một số địa điểm nhất định như Phước Quới, xã Phú Tân. Khi du lịch tại đây, bạn sẽ có thể tham quan những hộ gia đình đang thực hiện công việc đan đát thường ngày. Nhờ đó, bạn cũng hiểu thêm về nghệ thuật về làng nghề truyền thống ở Sóc Trăng này. Vì quá nổi tiếng nên nơi đây còn được nhiều người biết đến với danh xưng Làng nghề đan đát Phước Quới.
Nhìn thành phẩm thì có vẻ đơn giản, nhưng thật ra, để tạo dựng được những hình dạng chuẩn chỉnh như thế đòi hỏi nghệ nhân phải thật sự lành nghề cùng với đôi bàn tay khéo léo, tinh tế và tài hoa. Những sản phẩm vô cùng đa dạng và phong phú đến nỗi khiến bạn choáng ngợp như: Thúng, xà ngom, rổ, xà neng, cần xé nhỏ, bội nhốt gà và nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác như chiếc ghe, khay đựng trầu,… cũng được làm bằng nguyên liệu chủ yếu là tre, trúc.
Vào năm 2006, Nhà nước đã đầu tư kinh phí nhằm mở rộng cơ sở và thành lập hợp tác xã cho làng nghề truyền thống ở Sóc Trăng với 126 hộ đều là người Khmer. Ngoài ra, làng nghề đan đát tại Phú Tân cũng đang được triển khai xây dựng với tổng diện tích 5ha nhằm phát triển các sản phẩm thủ công để phục vụ khách thập phương về tham quan, mua hàng lưu niệm. Từ đó, làng nghề đan đát này đã góp phần tăng thu nhập cho người dân bản địa. Hiện nay, do sự phát triển của khoa học công nghệ đã khiến làng nghề truyền thống ở Sóc Trăng ngày nay đang dần bị mai một.
Xem thêm: Khám phá làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, nét đẹp truyền thống tại xứ dừa
Cốm dẹp là đặc sản của Sóc Trăng nói riêng và đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ nói chung. Vì thế, món ăn này được xem như lễ vật quan trọng trong mỗi dịp Lễ cúng Trăng. Theo lời của các nghệ nhân nơi đây cho biết, đây là một trong những nghề đã xuất hiện từ rất sớm của đồng bào Khmer. May mắn rằng nét đẹp văn hóa này vẫn còn được duy trì và phát triển cho đến nay. Vì thời điểm hình thành món cốm này đã quá lâu nên không ai tìm thấy bất cứ tài liệu nào ghi chép cụ thể về làng nghề truyền thống ở Sóc Trăng này. Việc giữ lửa nghề từ đời này sang đời khác chủ yếu là hướng dẫn làm trực tiếp theo dạng "cha truyền con nối". Ngày xưa, việc đâm, giã cốm dẹp đã là một công việc truyền thống của người Khmer, nhất là làng nghề tại xã Phú Tân. Theo thời gian, mùi thơm của nếp mới cùng với vị ngon ngọt đã bước ra khỏi lũy tre của phum, sóc, và mở rộng quy mô danh tiếng hơn để trở thành món ăn lạ miệng được công nhận trên thị trường. Để gắn bó với ngành nghề này, đòi hỏi sự khéo léo lẫn tình yêu công việc bởi đây là làm cốm bạn phải thức khuya, dậy sớm và tốn nhiều công sức.
Nghề này tuy đòi hỏi nhiều công sức, vất vả, sự chỉn chu. Những gia đình gắn bó với làng nghề truyền thống ở Sóc Trăng từ lâu đời thường tự tạo lập và xây dựng cơ sở sản xuất cốm dẹp với 4 lò rang lúa nếp, 2 cối quết và có từ 4 - 6 nhân công. Tuy cùng một món nhưng mỗi nơi lại có bí quyết và phương thức chế biến riêng nên hương vị cũng có phần khác biệt.
Bánh pía xuất hiện từ thế kỷ XVII và nguồn gốc của món ăn này từ những người Hán di cư đến phương Nam. Chiếc bánh này khi đó được người Hán sử dụng làm lương thực bí mật giúp họ thoát khỏi những ngày khó khăn. Mãi đến sau này, món bánh đã được chế biến lại dựa trên khẩu vị của người Việt. Do được sự yêu mến từ thực khách nên dần dần món ăn này đã trở thành đặc sản của tỉnh và hình thành làng nghề bánh Pía Vũng Thơm.
Người phương xa khi ghé thăm mảnh đất Sóc Trăng bao giờ cũng mua vài phần về làm quà cho gia đình. Nhờ vậy, bạn có thể mang theo hương vị ngọt ngào, chân chất của vùng quê Nam Bộ. Ngày nay, làng nghề bánh pía đã dần phát triển theo hướng hiện đại hóa. Lò bánh có quy mô lớn hơn và được đầu tư dây chuyền máy móc chỉn chu, phù hợp tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhờ đó, thực khách ngày càng tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm.
Vẽ tranh trên kiếng là làng nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa nghệ thuật. Khi đặt chân đến vùng đất Phú Tân, bạn có thể chứng kiến những bức tranh vẽ trên kiếng vô cùng điệu nghệ được các nghệ nhân phơi đầy trước cửa nhà. Nhưng đó là khoảng thời gian trước, còn giờ đây thì nơi này chỉ còn vài hộ gia đình còn gắn bó với công việc.
Để hoàn thành một bức tranh trên kiếng không phải chuyện đơn giản, bạn cần trải qua nhiều công đoạn khó nhằn, đòi hỏi sự khéo léo trong từng nét bút, tay nghề cao, mắt thẩm mỹ trong việc chọn lựa và phối màu nhằm giúp tranh có hồn. Đề tài vẽ tranh cũng khá phong phú, đặc biệt thể loại được ưa chuộng chính là tái hiện câu chuyện kể về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca, tả lại phong cảnh chùa hay những địa danh nổi tiếng,...
Tuy đòi hỏi công phu là thế nhưng mỗi bức tranh chỉ được bán với giá dao động từ 50.000 - 200.000 VND. Dù số tiền ít ỏi nhưng những người trong làng nghề truyền thống ở Sóc Trăng này đều hạnh phúc và có cuộc sống ổn định hơn nhờ vào nguồn thu nhập này.
Sau khi tìm hiểu top 4 làng nghề truyền thống ở Sóc Trăng trên, bạn muốn ghé thăm nơi nào nhất? Hãy lưu lại những làng nghề thú vị trên vào cẩm nang du lịch để chuẩn bị cho chuyến đi Sóc Trăng sắp tới của bạn nhé!