Nếu xiên nướng Kim tiền kê Sóc Trăng là món không thể thiếu trong ngày Tết của người Hoa, thì đối với cộng đồng người Việt bánh in là thứ nhất định phải có trong các nghi lễ truyền thống. Bạn có thể tìm mua bánh in tại khắp nơi ở miền Tây, nhưng nổi tiếng nhất phải nhắc đến đặc sản bánh in Cổ Cò Sóc Trăng tại huyện Mỹ Xuyên.
1 Đôi nét về bánh in Cổ Cò Sóc Trăng
Bánh in Cổ Cò Sóc Trăng là một trong những đặc sản nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ, được dùng nhiều trong các trong dịp lễ Tết, kỵ nhật hoặc dâng lên cúng Phật. Đây là loại bánh khá phổ biến nhờ giá thành rẻ, cách làm đơn giản lại hợp khẩu vị của nhiều người. Tại Sóc Trăng, nơi đâu bạn cũng sẽ bắt gặp hình ảnh những chiếc bánh in với nhiều hình dáng, thương hiệu được bày bán trong các chợ, siêu thị hay cửa hàng tiện lợi. Trong các loại bánh in tại đây, dẻo xốp và thơm mềm nhất vẫn là bánh in Cổ Cò Sóc Trăng đặc sản nổi tiếng của xã Ngọc Tố huyện Mỹ Xuyên.
Nếu bạn có dịp ghé thăm các gia đình ở Sóc Trăng, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp món đặc sản này trên bàn thờ Phật, ông Địa và cả gia tiên. Ngày xưa, bánh in Cổ Cò Sóc Trăng truyền thống chỉ có hình vuông hoặc tròn được làm từ bột nếp, đậu xanh, đường và không có nhân. Ngày nay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, bánh in Cổ Cò Sóc Trăng được chế biến đa dạng hương vị hơn như bánh in nhân đậu xanh, sầu riêng, dừa… cho bạn dễ dàng lựa chọn.
Bánh in Cổ Cò Sóc Trăng được sản xuất theo lối truyền thống, không sử dụng chất bảo quản nên hạn sử dụng chỉ khoảng 10-15 ngày. Cùng với chè Ỷ Sóc Trăng, bánh in Cổ Cò được nhiều người tìm mua nhất vào các dịp ngày Tết Trung thu và Tết Nguyên đán.
Xem thêm: Thưởng thức mì sụa Sóc Trăng, món ăn Trung Hoa thơm ngon khó cưỡng
2 Bánh in Cổ Cò Sóc Trăng – Đặc sản dân dã miền Tây
Để làm ra được chiếc bánh in Cổ Cò Sóc Trăng thơm ngon, đòi hỏi người thợ làm bánh phải chú trọng từ khâu chọn nguyên liệu đến các công đoạn chế biến. Nguyên liệu chính để làm bánh in Cổ Cò Sóc Trăng là bột nếp rang, đậu xanh, đường cát và được tạo hình tinh xảo trong những khuôn gỗ.
Đặc trưng của bánh in Cổ Cò Sóc Trăng là phần nhân dẻo thơm được làm từ sầu riêng và đậu xanh. Vỏ bánh in Cổ Cò Sóc Trăng được làm từ bột nếp rang, phần nếp phải là gạo nếp mùa có thời gian sinh trưởng từ sáu đến tám tháng. Cầu kỳ, tỉ mỉ nhất phải nhắc đến công đoạn tạo hình cho bánh in Cổ Cò Sóc Trăng. Đầu tiên, người thợ làm bánh đổ một lớp bột vào khuôn, cán đều rồi đặt phần nhân lên tiếp tục cán mỏng. Tiếp đó, cho thêm lớp bột vào phía trên để phần nhân bánh được bao bọc giữa hai lớp bột. Sau cùng, bánh sẽ được nén chặt trong khuôn tạo hình rồi áo thêm một ít bột khô để chúng không dính vào nhau rồi đem sấy trên lò than.
Trong quá trình sấy, người thợ làm bánh phải canh đúng độ lửa, đảm bảo cho bánh in Cổ Cò Sóc Trăng không chỉ đẹp về hình thức mà còn thơm ngon về hương vị. Bằng đôi bàn tay thuần thục cùng kinh nghiệm truyền thừa qua bao đời, người dân Cổ Cò đã tạo nên chiếc bánh in mang hương vị thơm ngon, được nhiều tín đồ du lịch gần xa yêu thích.
Bên cạnh bánh Pía Sóc Trăng, bánh in Cổ Cò tạo một chỗ đứng vững chắc trên thị trường nhờ hương vị thơm ngon và giá cả hợp lý. Ngoài các loại bánh truyền thống, người dân Cổ Cò còn phát triển đa dạng về hương vị, mẫu mã, chủng loại để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Không chỉ giới hạn ở 2 loại nhân sầu riêng và đậu xanh, hiện nay bánh in Cổ Cò Sóc Trăng còn có thêm nhiều loại nhân khoai môn, cacao, dừa đậu… hấp dẫn những tín đồ du lịch về chất lượng lẫn hình thức.
Mặc dù trên thị trường có rất nhiều loại bánh ngon hấp dẫn, song bánh in Cổ Cò Sóc Trăng với hương vị quê hương, dân dã vẫn chinh phục được mọi tín đồ ẩm thực, cho dù là người khó tính nhất.
Chiếc bánh in Cổ Cò Sóc Trăng dẻo thơm hương nếp, hòa quyện cùng vị đậu xanh và sầu riêng ngọt ngào là món đặc sản mà chẳng ai có thể chối từ. Bạn đừng quên lưu món ngon này vào cẩm nang du lịch của mình để thưởng thức chúng trong chuyến hành trình khám phá Sóc Trăng sắp tới nhé.