1Tổng quan sơ lược về đền thờ Trương Hán Siêu
Nhờ được thiên nhiên ưu ái cảnh sắc độc đáo, non nước hữu tình, Ninh Bình - Thành phố nằm ở cực Nam của đồng bằng sông Hồng, là đích đến nổi tiếng của các tín đồ đam mê xê dịch hiện nay. Đây cũng là mảnh đất có những khu du lịch mang đậm tính tâm linh, nào là Chùa Bái Đính, Đền thờ Đinh Tiên Hoàng, Đền vua Lê Đại Hành, nhà thờ Phát Diệm…
Trong số điểm đến ấy, có Đền thờ Trương Hán Siêu - Ngôi đền linh thiêng thờ danh nhân văn hóa đời Trần, tên Trương Hán Siêu, hút khách nổi tiếng ở mảnh đất Ninh Bình. Các “thổ địa” truyền tai nhau rằng, hầu hết khách thập phương thường kéo đến ngôi đền này để chiêm bái, cầu nguyện công danh, học vấn cho bản thân hay người thân mình đó.
Xem thêm: Đắm mình vào vẻ đẹp yên bình, thơ mộng ở Đầm Vân Long - Ninh Bình
Vị trí: cầu Non Nước, Vân Gia, phường Vân Giang, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam
Đền thờ Trương Hán Siêu có vị trí khá là đặc biệt, tọa lạc ở phía Tây Nam của núi Dục Thúy (tên gọi khác là Non Nước). Một bên tựa lưng vào núi, bên còn lại là dòng sông Đáy thơ mộng, lững lờ trôi và hiền hòa uốn lượn như một dải lụa xanh, mềm mại từ phải qua trái ôm lấy ngôi đền. Tất cả tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình đầy yên bình, nhưng không kém phần uy nghiêm.
Thật ra, núi Dục Thuý không chỉ nổi tiếng bởi thắng cảnh đẹp mê hoặc lòng người, mà từ lâu đã là một Khu di tích lịch sử cấp quốc gia, gắn liền với anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá như Lương Văn Tuy, Trương Hán Siêu, Võ Nguyên Giáp… Đây còn là một ngọn núi mang nhiều áng văn thơ cổ, hay nhất Việt Nam với hơn 100 bài vịnh và 40 bài khắc thạch của danh nhân lịch sử nước ta như Lê Thánh Tôn, Trương Hán Siêu… Đến năm 1962, núi Dục Thúy và Đền thờ Trương Hán Siêu đã được nhà nước đưa vào di tích lịch sử quốc gia.
Đền thờ Trương Hán Siêu là công trình văn hóa thể hiện lòng tôn kính của người dân Ninh Bình đối với danh nhân Trương Hán Siêu. Ông ấy là ai mà được nhiều người ca tụng? Cùng tìm hiểu thôi nào!
Theo sử sách kể lại, Trương Hán Siêu (không rõ năm sinh), tự là Thăng Phủ, người làng Phúc An, huyện Yên Ninh, phủ Trường Yên (nay thuộc thành phố Ninh Bình). Ông là vị quan dưới 4 đời vua nhà Trần, có học vấn uyên thâm được các vua tôn như bậc thầy, một người có tính tình chính trực, bài xích dị đoan, “văn võ song toàn” cùng lòng yêu nước luôn sục sôi. Ông cũng là người cố vấn chính cho Trần Hưng Đạo và tham gia lập nhiều chiến công trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.
Còn nói về sự nghiệp văn học, Trương Hán Siêu cũng là nhà văn tài ba viết nên bản thiên cổ hùng văn “Bạch Đằng Giang Phú”. Tác phẩm có ý nghĩa tổng kết chiến thắng lẫy lừng trên sông Bạch Đằng, là áng văn chan chứa niềm tự hào dân tộc, về truyền thống anh hùng bất khuất và đạo lý nhân nghĩa của Việt Nam.
Trương Hán Siêu cùng với Nguyễn Trung Ngạn là người có công lớn trong việc soạn ra bộ Hình Thư và sách Hoàng triều đại điển, đặt nền tảng cho chế độ phong kiến Việt Nam dần vận hành theo hướng pháp luật, kỷ cương. 18 năm sau khi mất, ông được vua Trần Nghệ Tông ban tước Thái Bảo, Thái Phó và được thờ tự ở Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Đến thời nhà Nguyễn, Trương Hán Siêu được thờ ở miếu Lịch Đại Đế Vương, là nơi tôn thờ các vị Đế Vương và danh tướng anh hùng. Sau đó bị chiến tranh và thời gian tàn phá, nên người dân lập Đền thờ Trương Hán Siêu tại đất Ninh Bình.
Thật ra, tín đồ cuồng chân có thể ghé thăm Đền thờ Trương Hán Siêu vào bất kỳ thời gian nào trong năm cũng được. Tuy nhiên, vào những ngày đầu xuân năm mới có nhiều lễ hội, ngôi đền sẽ tấp nập chào đón khách thập phương từ khắp nơi đổ về thắp hương tưởng niệm, cầu mong sức khỏe, bình an cho gia đình và người thân.
Ngoài ra, trong dịp đầu xuân, Đền thờ Trương Hán Siêu còn diễn ra vài hoạt động thú vị, thu hút du khách như khai bút đầu xuân, tặng chữ cho học sinh và người dân.
Từ thủ đô Hà Nội, du khách sẽ dễ dàng di chuyển đến Đền thờ Trương Hán Siêu vì tọa độ này nằm cách trung tâm tỉnh Ninh Bình khoảng 55km. Do đó, bạn có thể ghé đến đây bằng nhiều phương tiện khác nhau, như xe máy, xe khách, xe Limousine.
- Xe máy: Xuất phát từ Hà Nội, du khách di chuyển theo hướng Giải Phóng, rồi chạy thẳng xuống Thường Tín. Sau đó, bạn chạy tiếp tới Quốc Lộ 1A đi Phủ Lý Hà Nam. Với đoạn đường này, thường bạn sẽ mất tầm 3 giờ, khoảng 100km sẽ tới Ninh Bình thôi. Nếu e ngại lạc đường, bạn nên mang theo “bảo bối” Google Maps nhé!
- Xe khách: Tại thủ đô, du khách ra bến xe Giáp Bát hoặc Nước Ngầm để đón xe tới thành phố Ninh Bình. Ở đây mỗi ngày có nhiều chuyến đi với giá khá “mềm”, chỉ từ 70.000VNĐ/ người/ lượt thôi. Khi xuống bến, bạn chỉ cần bắt xe ôm hoặc gọi taxi để di chuyển ra Cầu Non Nước.
- Xe Limousine: Khi chọn di chuyển bằng phương tiện này, xe sẽ đón hoặc trả tận nơi, vừa sạch sẽ, chất lượng, lại nhanh chóng, với mức phí khoảng 300.000VNĐ/ người/ lượt. Do đó, du khách có thể thẳng đến Đền thờ Trương Hán Siêu mà không cần trả thêm chi phí xe ôm hay taxi.
2Khám phá lịch sử của Đền thờ Trương Hán Siêu
Như đã nói ở trên, Đền thờ Trương Hán Siêu trước đây bị san lấp do thời gian và chiến tranh. Sau đó, được xây dựng lại tại tỉnh Ninh Bình.
3Chiêm ngưỡng kiến trúc của đền thờ Trương Hán Siêu
Kiến trúc Đền thờ Trương Hán Siêu được xây dựng theo kiểu chữ đinh, gồm 3 gian Bái Đường và 2 gian Hậu cung, hai tầng mái lợp bằng ngói, các góc có các đầu đao cong vút. Gian bái đường ở hai bên cắm bát bửu. Gian cuối cùng của hậu cung có hương án và tượng Trương Hán Siêu được đúc bằng đồng với tỉ lệ 1:1.
Nhìn bán diện rìa mái cuộn lên ở hai đầu như hình ảnh một chiếc thuyền rồng ngoạn mục. Trên nóc đền là hai con rồng chầu mặt nguyệt.
4 Một vài kinh nghiệm du khách cần lưu ý khi đến đền thờ Trương Hán Siêu
- Vì Đền thờ Trương Hán Siêu là chốn trang nghiêm, khách thập phương tới đây nên chọn những trang phục kín đáo, giản dị. Bạn nên tránh mặc những bộ quần áo ngắn, hở hang để thể hiện lòng tôn kính với người đã khuất.
- Bạn cần phải nghiêm túc, trật tự, tránh cười giỡn, đùa cợt khi đến chiêm bái đền thờ Trương Hán Siêu.
- Bạn không cần phải mua vé tham quan khi vào ngôi đền.
- Không hút thuốc, mang theo gậy gộc, hung khí vào đền thờ Trương Hán Siêu.
Nếu muốn tìm hiểu thêm về cội nguồn lịch sử dân tộc, thì còn chờ gì mà không ghé Đền thờ Trương Hán Siêu khi có dịp du hí ở Ninh Bình phải không nào?