Đình làng Vĩnh Long với kiến trúc tiêu biểu của làng quê Nam Bộ là nơi thờ Thành hoàng và diễn ra các hoạt động văn hóa cộng đồng của mỗi làng xã.
1Đôi nét về đình làng Vĩnh Long
Lập làng ở đâu thì dựng đình ở đó, điều này đã trở thành luật bất thành văn của những lưu dân đến Nam Bộ từ buổi đầu khai hoang. Tại Vĩnh Long có rất nhiều ngôi đình xây dựng từ thế kỷ XVIII, nằm rải rác tại khắp tỉnh như đình Tân Hoa, đình Long Thanh, Đình Tân Ngãi… là nơi gắn liền với sự hình thành và phát triển của tín ngưỡng dân gian địa phương từ thời nhà Nguyễn cho đến hiện tại.
Đình làng Vĩnh Long đóng vai trò quan trọng đối với người dân địa phương, là nơi cho họ gửi gắm niềm tin về một cuộc sống tốt đẹp, cầu mong tai qua nạn khỏi, mưa thuận gió hòa để yên tâm làm ăn sinh sống. Bên cạnh thờ tự Thành hoàng Bổn cảnh, danh nhân lịch sử và các bậc tiền nhân có công trong việc khai hoang mở cõi, đình làng Vĩnh Long còn thờ những bậc thần linh trong tín ngưỡng dân gian như thần tài, Ngũ hành nương nương, Cửu thiên huyền nữ, Quan Công v.v…
Xem thêm: Khám phá chùa Phù Ly với kiến trúc độc đáo, đặc trưng của người Khmer
Nhìn chung, những ngôi đình làng Vĩnh Long đều được xây dựng theo kiểu đình Nam Bộ truyền thống với các kiến trúc đi từ ngoài vào trong lần lượt gồm: Cổng đình; bình phong nằm phía trước ngay giữa sân; sân đình thường có đàn thờ Xã Tắc (tức bàn thờ Thần Nông); nhà trong đình là kiểu hình vuông, xây theo dạng tứ trụ; phần mái đình thường được lợp ngói âm dương hoặc ngói vảy cá v.v… Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi đình làng Vĩnh Long sẽ có cách phân chia gian thờ tự khác nhau, nhưng đại để gồm 3 gian chính là vỏ ca, vỏ qui và chánh điện. Trong đó, vỏ ca vỏ qui lần lượt là gian trước và gian sau dành làm nơi xây chầu, hát tuồng trong mỗi dịp lễ hội kỳ yên ở Vĩnh Long diễn ra. Chánh điện nằm ở gian cuối là nơi được đầu tư xây dựng nhất ở mỗi đình làng Vĩnh Long, dùng để thờ Thành Hoàng làng. Ngoài ra, tại mỗi đình làng Vĩnh Long khác nhau còn thờ thêm Tả ban, Hữu Ban, Tiên sư, Tiền hiền, Hậu hiền, Ông Tà... tùy theo diện tích mà trong các ngôi đình còn xây dựng thêm nhà hậu, nhà bếp và nhà ở của ông Từ giữ đình.
2Những đình làng Vĩnh Long tiêu biểu tại địa phương
Địa chỉ: Phường 5, Vĩnh Long, Vĩnh Long
Đình Long Thanh là một trong số các đình làng Vĩnh Long được xây dựng sớm nhất và có niên đại lâu nhất trong khu vực tỉnh. Ban đầu, ngôi đình được năm dòng Mai, Hồ, Mạc, Võ, Đoàn và nhiều lưu dân khác xây dựng vào giữa thế kỷ 18, cùng thời điểm lập thôn Long Thanh. Đình Long Thanh trải qua một lần thay đổi vị trí xây dựng, từ vàm Bùng Binh dời về sở đất sát bờ sông Long Hồ do một người dân trong làng hiến cúng. Đến năm Tự Đức thứ năm 1853, ngôi đình đã được triều đình Huế cấp sắc Bổn cảnh Thành Hoàng tương tự như các đình làng Vĩnh Long ở địa phương khác. Tính đến thời điểm này, đình Long Thanh đã có niên đại hơn 100 năm là một trong số ít các đình làng Vĩnh Long được bảo quản tôn tạo tốt, trở thành nơi tập trung sinh hoạt văn hóa, lễ hội cộng đồng cư dân. Ngôi đình niên đại hơn một thế kỷ này đã được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia vào năm 1991.
Địa chỉ: ấp Tân Xuân, xã Tân Ngãi, Tp. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
Đình Tân Ngãi là một trong những ngôi đình làng Vĩnh Long được công nhận là di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh vào năm 2008. Ngôi đình tọa lạc bên cạnh dòng sông Cái Côn, nằm cách không xa Chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long là công trình mang dáng dấp tiêu biểu cho kiến trúc đình làng Vĩnh Long. Được biết, ngôi đình Tân Ngãi được xây dựng lần đầu tiên vào khoảng đầu thế kỉ thứ 19 bằng các vật liệu đơn sơ như nhiều đình làng Vĩnh Long thời bấy giờ, trên một khu vực rộng 11.000m² do ông Trịnh Đạo Thiện hiến cúng. Sau đó, ngôi đình được nhân dân góp sức người, sức của để xây dựng lại khang trang hơn. Đến thời Tự Đức thứ năm, đình Tân Ngãi cùng nhiều đình làng Vĩnh Long khác đã được triều đình phong sắc Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh.
Cũng giống như nhiều đình làng Vĩnh Long khác trong thời kháng chiến, đình Tân Ngãi được dùng làm cơ sở hoạt động cách mạng và bị ảnh hưởng nặng nề do hậu quả chiến tranh. Trải qua nhiều lần trùng tu không liên tục kéo dài từ năm 1954 đến 1970, sau đó đình Tân Ngãi được trưng dụng làm cơ quan và kho lúa của tỉnh Vĩnh Long, mãi đến năm 1990 mới được trải về cho nhân dân làm nơi thờ tự.
Địa chỉ: Thuận Thới, Trà Ôn, Vĩnh Long
Huyện Trà Ôn không chỉ nổi tiếng với địa danh Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát, vào những năm đầu thế kỷ 20 nơi đây còn được biết đến nhờ đình Vĩnh Thuận – ngôi đình có kiến trúc đẹp nhất xứ Vĩnh Long thời bấy giờ.
Cùng với những đình làng Vĩnh Long khác, ngôi đình được xây dựng vào đầu thế kỉ 19 và được vua Khải Định sắc phong Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh vào năm 1917. Đình Vĩnh Thuận được nhân dân trong huyện đóng góp trùng tu nhiều lần, với đầy đủ những đặc trưng của đình làng Nam Bộ truyền thống như võ quy, võ ca, chánh điện. Thời bấy giờ, đình Vĩnh Thuận được xem là một trong những đình làng Vĩnh Long có kiến trúc đẹp nhất, thu hút người dân địa phương đến chiêm ngưỡng, cúng bái hằng năm.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đình Vĩnh Thuận cùng nhiều đình làng Vĩnh Long khác được chính quyền cách mạng chọn làm căn cứ hoạt động, sản xuất vũ khí, súng ống nhằm phục vụ cho phong trào chống giặc cứu nước. Đến năm 1951, đình Vĩnh Thuận bị nhân dân phá bỏ nhằm thủ tiêu âm mưu đàn áp phong trào cách mạng của phe địch. Đến năm 2007, đình Vĩnh Thuận được nhà nước đầu tư kinh phí xây dựng lại ngôi đình mới, rộng rãi và khang trang như hiện nay.
Địa chỉ: QL 53, Trung Hiệp, Vũng Liêm, Vĩnh Long
Đình Bình Phụng tọa lạc tại huyện Vũng Liêm, nằm cách không xa Chùa Hạnh Phúc Tăng (Chùa Sanghamangala) của đồng bào Khmer Vĩnh Long. Ngôi đình được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 là thời gian khá muộn so với các đình làng Vĩnh Long khác. Bên cạnh thờ Thành Hoàng bổn cảnh và tiền hiền, hậu hiền, đình Bình Phụng còn thêm ông Tà theo tín ngưỡng dân gian Khmer.
Đình Bình Phụng là một trong những đình làng Vĩnh Long liên quan đến phong trào khởi nghĩa Nam Kỳ của dân ta thời bấy giờ. Mặc dù ngôi đình từng bị phá hủy bởi thực dân Pháp và di dời địa điểm thờ cúng, nhưng hiện nay đình Bình Phụng đã được trùng tu, xây mới lại khang trang, rộng lớn hơn ở vị trí ban đầu. Khi đến tham quan đình Bình Phụng, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy một tấm bia kỷ niệm sự kiện Nam Kỳ khởi nghĩa năm 1940 làm bằng đá hoa cương nguyên khối do cựu nghĩa quân Phan Văn Hòa (Võ Văn Kiệt) phụng lập.
Đình làng Vĩnh Long không chỉ nổi bật bởi lối kiến trúc Nam Bộ đặc trưng, nó còn ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa, lịch sử gắn liền với sự phát triển của cộng đồng cư dân bản địa từ bao đời. Nếu bạn có dự định đến Vĩnh Long trong thời gian tới, đừng quên cùng cẩm nang du lịch MIA.vn ghé thăm các ngôi đình tại đây nhé!