Bức tranh văn hóa Nhật Bản luôn ẩn chứa nhiều sắc màu độc đáo. Một trong những nét đẹp văn hóa nổi bật tại đây chính là Kendo (hay còn được biết đến là kiếm đạo). Bộ môn võ thuật ấn tượng này đã trở nên rộng rãi, phổ biến trên khắp thế giới. Vậy bộ môn võ thuật này có gì đặc sắc mà thu hút đến thế, tìm hiểu cùng MIA.vn bạn nhé!

Kendo (剣道, Kiếm đạo) còn có nghĩa là “đạo dùng kiếm”. Đây là một trong những bộ môn võ thuật truyền thống nổi tiếng của Nhật Bản. Trước đây, Kendo chỉ phù hợp với lối sống của samurai cùng các chiến binh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Kendo được hiện đại hóa và trở thành bộ môn thể thao không thể thiếu trong đời sống người Nhật.

Kendo có nguồn gốc từ kenjutsu (kiếm thuật cổ truyền Nhật Bản), có sử dụng kiếm tre (shinai) cùng áo giáp bảo vệ (bōgu). Những người tập chuyên bộ môn kiếm đạo Nhật Bản này còn được gọi là “Kendoka”.

Bộ môn Kendo vốn tập trung cao về sự liên kết giữa nhiều yếu tố như tinh thần, thể chất lẫn tư tưởng nhằm tạo nên mô hình giao tiếp. Qua việc rèn luyện Kendo, người tập sẽ nâng cao được năng lực tập trung cũng như có thể hòa nhập với xã hội tốt hơn.

Tinh hoa võ thuật Kendo sáng bừng văn hóa xứ Phù Tang 2

Kendo còn được biết đến là đạo dùng kiếm. Ảnh: Anna Saveleva

Kendo được bắt nguồn từ bộ môn Nihonto, hay còn gọi là kiếm thuật Nhật Bản trong thời Heian (794 - 118). Bộ môn kiếm thuật ban đầu được tập trung vào kỹ năng chiến đấu. Tuy nhiên, khi đến thời Edo, nó được chuyển sang việc rèn luyện nhân cách cũng như nhấn mạnh vào tính kỷ luật.

Kiếm đạo trải qua thời gian dài phát triển gần như trở thành một bộ môn nghệ thuật hài hòa với tính kỷ luật cao. Tuy nhiên, đến thời Minh Trị Duy Tân (1868), kiếm đạo đã bị cấm trong một khoảng thời gian dài. Sau này, kiếm đạo được khôi phục và chuẩn hóa hơn với việc thành lập Nihon Kendo Kata vào năm 1912.

Trong thời kỳ Nhật Bản bị chiếm đóng, Kendo lại tiếp tục bị cấm vì được xem là bộ môn thực hành quân sự. Khi hòa bình lập lại, bộ môn này được tiếp tục khôi phục một lần nữa. Năm 1952, Liên đoàn Kiếm đạo Nhật Bản được thành lập và chính thức được công nhận vào năm 1954.

Đến năm 1970, Liên đoàn Kiếm đạo Quốc tế được thành lập tại Nhật. Trong cùng năm đó, Giải vô địch Kiếm đạo Thế giới lần đầu tiên được tổ chức tại Tokyo. Cho đến thời điểm hiện tại, giải vô địch này đã có đến hơn 50 quốc gia tham gia. Hiện nay, cuộc thi này được tổ chức 3 năm một lần tại các địa điểm khác trên toàn thế giới.

Tinh hoa võ thuật Kendo sáng bừng văn hóa xứ Phù Tang 3

Kendo đã có lịch sử phát triển lâu đời. Ảnh: tinhhoavothuat

Kendo không chỉ đơn thuần là một bộ môn võ thuật mà còn là phương pháp rèn luyện nhân cách toàn diện của người Nhật. Liên đoàn Kiếm đạo Nhật Bản đã đặc biệt chú trọng đến việc phát triển tinh thần mạnh mẽ, lòng chân thành cũng như sự phát triển toàn diện của bản thân. Ngoài ra, các yếu tố như danh dự, lễ nghĩa cũng được đề cao.

Triết lý quan trọng của Kendo chính là “tâm lý lực hợp nhất”. Sự hợp nhất vai trò giữa tinh thần, năng lượng, sức mạnh sẽ đóng vai trò then chốt trong việc luyện tập bộ môn này. Để đạt được tinh thần này, người tập chỉ sử dụng kiếm tre và tôn trọng tuyệt đối các quy tắc, lễ nghi. Lễ nghi tại đây không chỉ là sự xã giao mà còn thể hiện ở phép tôn trọng đối thủ và sự khiêm tốn.

Ngoài ra, tinh thần của Kendo còn thể hiện qua sự “giao kiếm trí ái” (hiểu biết lẫn nhau qua đấu kiếm). Thông qua việc tập luyện, con người sẽ đạt đến sự thấu hiểu và tiến bộ chung. Những kỹ năng và phẩm chất được người tập rèn luyện có thể được áp dụng trong nhiều khía cạnh cuộc sống.

Tinh hoa võ thuật Kendo sáng bừng văn hóa xứ Phù Tang 4

Kendo hướng đến tinh thần rèn luyện nhân cách toàn diện. Ảnh: Arthur Yao

Để tập luyện và thi đấu bộ môn Kendo, bạn phải nắm rõ quy tắc cũng như luật chơi của bộ môn võ thuật này. Một vài quy định về cách thức thi đấu của Kendo sẽ được Cẩm nang du lịch MIA.vn tổng hợp như sau.

Nghi thức trận đấu

Nghi thức được xem là yếu tố ưu tiên hàng đầu của bộ môn Kendo. Bộ môn này thường bắt đầu bằng nghi thức chào đón, nghiêng mình cúi đầu về phía trọng tài, đối thủ.

Đòn tấn công ghi điểm

Đòn tấn công để ghi điểm trong Kendo là phần đầu kiếm phải chạm được vào vị trí quy định trên áo giáp đối thủ. Phần đầu kiếm được quy định từ đỉnh mũi kiếm đến một phần ba thanh kiếm. Khi ra đòn, người tập phải đóng dấu fumikomu và hô hào lấy thanh thế mới đạt được điểm.

Cách tính điểm

Thông thường, điểm trong Kendo sẽ được tổ trọng tài xem xét và phân định. Mỗi trận đấu thường sẽ có 3 trọng tài và họ sẽ sử dụng cờ màu để biểu thị số điểm họ muốn trao. Số điểm chỉ được trao chính thức khi có 2 trên 3 thành viên của tổ trọng tài đồng ý.

Tinh hoa võ thuật Kendo sáng bừng văn hóa xứ Phù Tang 5

Kendo có cách thức thi đấu tương đối khó. Ảnh: Anna Saveleva

Kendo dù mang tính nghệ thuật cao nhưng vẫn là một bộ môn thi đấu với cấp độ và danh hiệu được quy định sẵn. Mời bạn cùng MIA.vn khám phá thêm những góc đặc biệt này của bộ môn võ thuật Kendo nhé!

Học viên bộ môn Kendo sẽ được phân cấp từ lớp thấp nhất. Đó chính là “kyu” thứ 5, sau đó dần tiến lên 4, 3, 2, 1 dựa vào kỹ thuật và cách tiếp cận.

Ngoài ra, Kendo còn có cách phân cấp bằng “dan”, đếm từ 1 và tăng dần đến 10. Trong thang điểm này, các kỹ năng về mặt thể chất thường sẽ có số điểm tối đa là 8. Để đạt được mức cao hơn, người tập phải tập trung hoàn toàn vào phương pháp bồi dưỡng tinh thần. Ngoài ra, “dan” thứ 1 chỉ dành cho người trên 13 tuổi và “dan” thứ 8 chỉ dành cho những người trên 46 tuổi.

Tinh hoa võ thuật Kendo sáng bừng văn hóa xứ Phù Tang 6

Người tập Kendo được chia thành nhiều cấp độ. Ảnh: Ceyne Febina Kembaren

Mỗi người tập và thi đấu Kendo khi đạt đến một cấp độ nhất định sẽ bắt đầu được xem xét danh hiệu. Trong đó, tiêu chuẩn để người tập Kendo được xem xét danh hiệu sẽ được quy định như sau:

- Renshi - Người hướng dẫn: cần có cấp độ “dan” thứ 6 trở lên cùng năng lực hướng dẫn tốt.

- Kyoshi - Giáo sĩ: Renshi trình độ từ “dan” thứ 7 trở lên mới được xem xét.

- Hanshi - Phạm sĩ: người có cấp độ “dan” thứ 8 trở lên và có kinh nghiệm trên cả Kyoshi.

Tinh hoa võ thuật Kendo sáng bừng văn hóa xứ Phù Tang 7

Người tập Kendo đạt đến cấp độ nhất định sẽ được xem xét danh hiệu tương ứng. Ảnh: Tanvietco

Để tập luyện và thi đấu Kendo, bạn phải trang bị đầy đủ dụng cụ và vật dụng cần thiết theo quy định chung. Hai vật dụng quan trọng nhất của bộ môn này mà bạn cần biết chính là kiếm tre shinai và áo giáp bảo vệ bogu.

Shinai được ghép lại từ da và thanh tre, vốn là một trong những dụng cụ không thể thiếu của bộ môn Kendo. Kích thước của kiếm tre được quy định tùy theo độ tuổi, cân nặng, chiều cao cũng như cuộc thi mà bạn tham gia. Thông thường trong Kendo, người tập sẽ sử dụng 1 thanh kiếm, tuy nhiên, cũng có người lựa chọn sử dụng song kiếm. Nghệ thuật sử dụng song kiếm thường thấy ở trường phái Kendo Hyoho Niten Ichiryu.

Tinh hoa võ thuật Kendo sáng bừng văn hóa xứ Phù Tang 8

Kiếm tre là công cụ bắt buộc khi tham gia Kendo. Ảnh: Ceyne Febina Kembaren

Dù kiếm tre shinai được sử dụng để giảm thiểu chấn thương, song người tham gia cần được trang bị thêm áo giáp bảo vệ. Phần đầu của áo giáp được bảo vệ bằng mũ Men. Đây là loại mũ được thiết kế chắc chắn với tấm lưới kim loại giúp người đội có thể dễ dàng quan sát. Ngoài ra, mũ còn có các mảnh da xòe ra phía trước để bảo vệ cổ cùng phần đệm bảo vệ hai vai.

Phần tay của người thi đấu Kendo được bảo vệ bởi loại găng tay dài, có đậm, còn phần thân được bao bọc bởi áo giáp Do. Riêng phần eo và khu vực phía trước sẽ được che chắn bằng vảy tare. Trang phục bên trong của người thi đấu thường là quần ống rộng hakama đơn giản và áo kendogi.

Tinh hoa võ thuật Kendo sáng bừng văn hóa xứ Phù Tang 9

Áo giáp của bộ môn Kendo khá cầu kỳ. Ảnh: Tong Su

Hiện nay, các thành phố phát triển du lịch tại Nhật như Tokyo, Osaka, Nara… đều có tour trải nghiệm bộ môn Kendo. Dịch vụ này thích hợp cho cả người mới tập lần đầu hay trẻ nhỏ đến tham dự. Bạn sẽ được trải nghiệm mặc áo giáp thi đấu thực sự và được hướng dẫn bởi những võ sư nhiều năm kinh nghiệm.

Tinh hoa võ thuật Kendo sáng bừng văn hóa xứ Phù Tang 10

Các công ty Nhật Bản có tổ chức trải nghiệm kendo cho tín đồ du lịch quốc tế. Ảnh: Sport4tomorrow.jpnsport

Kendo đã từ lâu đi vào tiềm thức và trở thành một dấu ấn văn hóa rực rỡ của người Nhật. Bộ môn thể thao mang đậm tính triết lý, nghệ thuật này ngày càng được nhiều tín đồ du lịch yêu thích và mong muốn được trải nghiệm.

Nếu muốn được tận mắt chứng kiến cũng như luyện thử môn võ thuật này, bạn có thể du hành đến xứ sở mặt trời mọc để cùng các võ sư trải nghiệm. Để hành trình thêm phần thuận tiện hơn, còn ngần ngại gì mà bạn không ghé qua MIA.vn để tậu ngay cho mình một chiếc vali xinh xắn?