Khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính nằm trong quần thể danh thắng Tràng An thuộc địa bàn xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn. Nằm cách thành phố Ninh Bình khoảng 18km và cách thủ đô Hà Nội khoảng 100 km, gồm chùa Bái Đính cổ và khu chùa mới. Chùa Bái Đính là quần thể nổi tiếng với nhiều kỷ lục lớn trong và ngoài nước, Đây là ngôi chùa có quy mô lớn nhất Việt Nam. 

Quần thể chùa Bái Đính có tổng diện tích khoảng 1700 héc ta, được chia làm 2 khu vực gồm: chùa Bái Đính cổ và chùa Bái Đính mới. Trên thực tế, chùa Bái Đính mới được xây dựng trên nền của chùa Bái Đính cổ - Nơi lưu giữ nghìn năm lịch sử của chùa. 

Đến chùa Bái Đính mới bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ như: điện Phật Bà, điện Tam Thế, tháp chuông, hành lang La Hán, tượng phật Di Lặc hay tháp xá lợi Phật… đều được làm từ những vật liệu địa phương như đá xanh hay gỗ tứ thiết.

Điện Phật Bà, điện Tam Thế và điện Pháp Chủ là ba điện nổi bật nhất chùa Bái Đính với quy mô lớn, bề thế. Điện Phật Bà được xây bằng gỗ, bên trong điện được chia làm 7 gian, giữa điện chính là bức tượng Quan Thế  m cao 10m, nặng 80 tấn được dát vàng. Điện Tam Thế là nơi đặt 3 pho tượng Tam Thế Phạt nhằm tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Điện Pháp Chủ được làm bằng chất liệu giả gỗ, gồm 2 tầng với tổng diện tích 1945m. Bên trong Điện Pháp Chủ được đặt tượng Thích Ca Mâu Ni trên tòa sen đúc đồng lớn nhất Việt Nam với khối lượng lên đến 100 tấn, cao 9,5 m. MIA.vn tin chắc rằng khi được chiêm ngưỡng ba điện thờ này bạn sẽ có cảm giác bị choáng ngợp bởi sự uy nghi của các pho tượng ở đây.

Đã đến chùa Bái Đính mới thì nhất định bạn phải tận mắt chứng kiến tháp chuông bằng đồng lớn nhất Việt Nam với khối lượng lên đến 36 tấn, cao 5.5m và đường kính rộng 3.5m. Trên tượng đồng này được trang trí các hình rồng nổi và nhiều mảng chạm khắc cổ bằng chữ Hán vô cùng tinh xảo và sống động. Tháp chuông có hình dạng tựa bông hoa sen là một nét kiến trúc đặc sắc của quần thể du lịch tâm linh này. 

Đến điểm du lịch tâm linh này bạn sẽ được bắt gặp Hành lang La Hán dài nhất Việt Nam. Với kiểu kết cấu chiêng chồng rường con nhị mái chèo, dọc hai hành lang tả còn được đặt 500 pho tượng La Hán bằng đá nguyên khối. Đặc biệt, tại đây còn có tượng Phật Di Lặc lớn nhất Đông Nam Á được đặt trên đỉnh đồi, cao hơn 100m so với sân chùa. Ngoài ra còn có tháp xá lợi Phật cao nhất châu Á với 72 bậc leo, 13 tầng và có chiều cao 100m. Đây là nơi được chọn để trưng bày xá lợi Phật từ Ấn Độ. Phải nói rằng bảo tháp sẽ vô cùng lung linh huyền ảo về đêm, do đó bạn đừng bỏ lỡ những nét kiến trúc độc đáo này khi ghé qua đây nhé. 

Kinh nghiệm khi đi lễ chùa Bái Đính mà ai cũng nên biết 2

Hình ảnh chùa Bái Đính khi nhìn từ bên ngoài vào trong

Khu chùa Bái Đính cổ nằm cách 800m so với chùa Bái Đính mới về phía Nam. Đây là ngôi chùa cổ được sáng lập bởi Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không, theo tương truyền kể lại khi vào vùng núi nơi đây tìm thuốc chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông đã phát hiện được vẻ đẹp được các hang động ở nơi đây nên đã dựng chùa thờ Phật xây dựng nên chùa Bái Đính.

Để đến được Bái Đính cổ tự thì bạn phải vượt qua 300 bậc đá, qua cổng Tam Quan ở lưng chừng núi. Lên đến hết dốc là tới ngã ba đền thờ Thánh Nguyễn. Bên phải chính là Hang Sáng thờ Phật và Thần, bên tay trái là động tối thờ Mẫu và Tiên. Hang sâu khoảng 25m, cao tầm 2m và rộng 15m. Phía bên trong mỗi hang được bố trí đèn, tạo nên khung cảnh hết sức lung linh, huyền ảo. Chính vì thế mà mỗi hang động ở đây đều mang một sự tích và huyền thoại riêng tạo nên nét kỳ bí và linh thiêng ở nơi này. 

Hơn thế, bên dưới chân núi Bái Đính còn có Giếng Ngọc. Giếng có hình mặt nguyệt rất rộng, đường kính giếng lên đến 30m, độ sâu nước 6m và không bao giờ cạn nước. 

Kinh nghiệm khi đi lễ chùa Bái Đính mà ai cũng nên biết 3

Chùa Bái Đính cổ  với nét mộc mạc, đơn sơ vốn có

Để đến được chùa Bái Đính thì bạn có thể lựa chọn nhiều loại phương tiện khác nhau như: xe khách, tàu hỏa hoặc xe máy. Nếu bạn lựa chọn di chuyển bằng tàu hỏa hoặc xe khách thì sau khi xuống bến xe, ga Ninh Bình bạn cần bắt taxi, thuê xe máy để chạy đến chùa. Còn nếu bạn đi phượt bằng xe máy thì bạn chỉ cần đến trung tâm thành phố Ninh Bình và di chuyển theo hai hướng:

- Một là, chạy theo đường vào khu đền Đinh Lê, đến cuối đường rẽ phải rồi tiếp tục đi thêm một đoạn thì bạn sẽ thấy chùa Bái Đính. 

- Hai là, từ núi Kỳ Lân bạn men theo con đường bê tông, sau đó rẽ phải và đi thẳng là đến nơi rồi đấy nhé. 

- Một lưu ý nhỏ cho bạn là lễ hội chùa Bái Đính thường diễn ra từ chiều mùng 1 Tết, khai mạc vào ngày mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3. Ngoài thời gian trên thì bạn sẽ không được thăm thú và tham gia vào các hoạt động văn hóa ở đây nên bạn hãy đặc biệt cân nhắc để sắp xếp lịch trình cho phù hợp nhé

- Khi đi chùa thì bạn nên mang theo bản đồ để tránh lạc đường trong quá trình di chuyển bởi chùa Bái Đính có diện tích tương đối rộng.

- Vì đây là khu du lịch tâm linh nên khi đi tham quan, lễ chùa bạn nên ăn mặc lịch sự, kín đáo. Vì đường đi khá dài nên bạn hãy mang những đôi giày bệt hoặc già thể thao thoải mái thay gì giày cao gót sẽ gây sưng tấy, đau chân.

Kinh nghiệm khi đi lễ chùa Bái Đính mà ai cũng nên biết 4

Lễ hội chùa Bái Đính mừng Xuân về

Kinh nghiệm khi đi lễ chùa Bái Đính mà ai cũng nên biết 5

Chùa Bái Đính luôn thu hút đông đảo du khách tham quan đặc biệt là vào các dịp lễ

Kinh nghiệm khi đi lễ chùa Bái Đính mà ai cũng nên biết 6

Các hoạt động văn nghệ, thể thao được diễn ra sôi nổi

Vùng đất cố đô Ninh Bình nổi tiếng từ xưa đến nay bởi nhiều món ăn ngon nức tiếng, chính vì thế khi đi lễ chùa Bái Đính bạn cũng sẽ có cơ hội được thưởng thức rất nhiều món ăn ngon vô cùng hấp dẫn như: thịt dê núi, cơm cháy sốt dê, mắm tép Gia Viễn… cùng nhiều món ngon đặc sản khác. 

Vậy là những chia sẻ đi khi lễ chùa Bái Đính của MIA.vn cũng đã khép lại bài viết này. MIA.vn mong muốn bạn sẽ có một lịch trình khám phá Ninh Bình thật thú vị.