Hôn nhân luôn được xem là ngày trọng đại nhất trong cuộc đời mỗi người. Tùy theo vùng dân cư cũng như dân tộc mà sẽ có những chi tiết khác nhau trong lễ cưới. Theo truyền thống của người Khmer một lễ cưới sẽ bao gồm những nghi lễ sau: lễ nhập gia, nghi thức mở rào, nghi lễ cúng tổ tiên, nghi thức dâng lễ vật, tiếp theo là lễ cắt hoa cau và lễ cột chỉ tay. Mỗi nghi thức có những yêu cầu và vai trò khác nhau nhưng lễ cắt hoa cau vẫn được xem là nghi thức quan trọng nhất. 

Hoa cau mang ý nghĩa tâm linh, người ta tin rằng khi hoa cau còn nguyên vẹn thì đó là điềm báo về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của các cặp vợ chồng. Những chùm hoa cau được bó thành 3 bình khác nhau, mỗi bình mang một ý nghĩa riêng. Bình hoa cao nhất, gồm 21 nụ hoa thể hiện cho lòng biết ơn cha. Bình hoa thứ 2 nhỏ hơn bình thứ nhất, gồm 12 nụ hoa thể hiện lòng biết ơn mẹ. Bình hoa nhỏ nhất với 3 nụ hoa thể hiện lòng biết ơn người anh. Nghi Lễ cắt hoa cau với ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn đối với công lao dưỡng dục của cha mẹ, anh em trong nhà. 

Lễ cắt hoa cau cực độc đáo của người dân Khmer ở Sóc Trăng 2

Nghi thức trao đổi lễ vật được diễn ra trước khi thực hiện Lễ cắt hoa cau

Tên gọi của Lễ cắt hoa cau bắt nguồn từ những thành phần không thể thiếu trong lễ hội cũng như ý nghĩa của loài hoa này. Mục đích chính của Lễ cắt hoa cau cũng chính là cho phép đôi trai gái trở thành vợ chồng. 

Thông thường, Lễ cắt hoa cau sẽ diễn ra vào buổi sáng tại nhà cô dâu. Nếu bạn có dịp du lịch Sóc Trăng thì hãy thử một lần tham gia vào lễ hội này nhé. 

Xem thêm: Hòa mình vào Lễ Nhập hạ Sóc Trăng cực vui tươi, nhộn nhịp

Lễ cắt hoa cau được diễn ra khá nhanh chóng với các giai đoạn đơn giản. Sau khi ông Achar thắp nhang và đọc kinh cầu mong ban phước lành cho cặp đôi, ông Maha sẽ múa điệu “Rom bơk bai sây” để mọi người đều biết là hai bên gia đình đã cho phép hai người kết hôn. Tiếp đó, ông Maha sẽ dùng cái dao nhỏ trên mâm, cắt lấy bông hoa cau trắng đặt trên ba đĩa gần các lễ vật. Lúc này, chú rể sẽ kính cẩn lạy mọi người, cúi đầu chạm gối và nhận chùm hoa cau thứ nhất để tặng cho cô dâu, chùm thứ hai tặng mẹ vợ, chùm thứ ba tặng cho em vợ. Kế tiếp là nghi thức chuyển nến quanh đôi tân hôn, ông Achar chuyển cho người ngồi bên trái, người ngồi tiếp chuyền cho đủ 19 vòng thì tắt nến. Cuối cùng, ông Achar lấy hoa cau lên người tân lang, tân nương để chúc phúc cho đôi uyên ương. 

Dưới đây là kinh nghiệm tham gia vào Lễ cắt hoa cau mà bạn cần biết.

- Bạn nên ăn mặc trang phục phù hợp trong lễ hội ở Sóc Trăng

- Nhớ gửi lời chúc tốt đẹp đến cô dâu, chú rể theo đúng phong tục

- Không được gây mất trật tự trong quá trình làm lễ 

- Nếu bạn muốn thuê xe máy Sóc Trăng để dễ dàng tham quan các địa danh đẹp thì hãy lựa chọn địa chỉ uy tín, giá hợp lí

- Bạn cũng đừng quên dành thời gian khám phá thêm Nghệ thuật Rô băm của người Khmer Sóc Trăng nhé


Lễ cắt hoa cau cực độc đáo của người dân Khmer ở Sóc Trăng 3

Thầy cúng đang đọc kinh và làm lễ 

Lễ cắt hoa cau cực độc đáo của người dân Khmer ở Sóc Trăng 4

Lễ cắt hoa cau chính thức bắt

Lễ cắt hoa cau cực độc đáo của người dân Khmer ở Sóc Trăng 5

Cô dâu chú rể trông thật xinh đẹp trong lễ cưới

Lễ cắt hoa cau cực độc đáo của người dân Khmer ở Sóc Trăng 6

Sau khi hoàn thành Lễ cắt hoa cau cô dâu chú rể chỉ còn một vài nghi thức nữa là chính thức thành vợ chồng

Vậy là Cẩm nang du lịch vừa gửi đến bạn những thông tin hữu ích về Lễ cắt hoa cau. Mong rằng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn có một trải nghiệm thật thú vị trong quá trình du hí tại Sóc Trăng. Team MIA.vn chúc bạn có một hành trình thuận lợi, may mắn và bình an.