Nếu bạn muốn khám phá Vĩnh Long mà muốn chuyến đi thú vị và đầy màu sắc, thì nên đến đây vào lúc nào? Thời điểm diễn ra Lễ cúng Miễu Vĩnh Long chính là lúc thích hợp nhất nhé! Những hoạt động độc đáo được tổ chức sẽ giúp bạn mở mang tầm mắt cho mà xem.

Đây thực chất là một chương trình được thu gọn của Lễ hội kỳ yên ở Vĩnh Long. Trước đây, việc tổ chức các lễ tế phải được đảm nhận bởi đàn ông trong khi phụ nữ không được tham gia vào. Nhưng đối với Lễ cúng Miễu Vĩnh Long thì từ già, trẻ, trai, gái đều có thể đến tổ chức, cúng bái. Thêm vào đó, lễ hội này cũng không có nhiều quy định khắt khe và các vật cúng kiếng đều là biểu hiện cho tấm lòng của người dân địa phương. Với những hoạt động thú vị như trên, bạn có thể thấy đây là lễ hội Vĩnh Long mang tính dân gian rất cao đối với người Nam Bộ.  

Lễ cúng Miễu Vĩnh Long là một nét tín ngưỡng tốt đẹp được người dân giữ gìn và phát huy trong những năm qua. Đây là dịp để người dân Vĩnh Long bày tỏ tấm lòng tri ân của mình cũng như có cơ hội giao lưu, thắt chặt tình làng nghĩa xóm.

Xem thêm: Tết Chol Chnam Thmay sợi dây gắn kết 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa

Tại Lễ cúng Miễu Vĩnh Long, hoạt động độc đáo nhất chính là chương trình diễn xướng thu hút rất đông người trên khắp mọi vùng miền đến tham gia. Diễn xướng vừa đóng vai trò quan trọng trong nghi lễ lại vừa có chức năng nghệ thuật, đáp ứng yêu cầu hội hè của mọi người đến tham dự.

Tùy theo đối tượng khác nhau mà mỗi miếu thờ phụng lễ cúng được chia làm 3 loại là lễ cúng miễu Ông, lễ cúng miễu Cô Hồn, lễ cúng miễu Bà. Ngoài ra, mỗi dịp lễ sẽ được tổ chức tại một ngôi chùa Vĩnh Long khác nhau.

Thuộc tín ngưỡng Nho giáo, gồm các nghi lễ: Thỉnh lư hương về miếu hay còn gọi là Thỉnh Tro, cúng Tiền Yết, Chánh Cúng, cúng Tiên Sư, Tiền Vãng (tức cúng những bậc đàn anh có công lập miếu). Ở những địa phương có điều kiện nghi lễ này còn sử dụng các hình thức tế với lễ sanh, nhạc lễ,... thay vì chỉ cúng vái như thông lệ.

Miễu Ông thờ các vị Quan Công, Thần Nông, Thổ Địa. Những nơi có Quan Công sẽ phải vía trong 3 ngày: 13/1 âm lịch, 13/5, 23/6. Đối với miếu thờ Thần Nông hoặc Thổ Địa thì vía trong 2 ngày và ngày cụ thể sẽ do mỗi địa phương quy định. Thông thường thì vào các ngày lễ xuân tế (lễ thu tế), lễ Hạ Điền và lễ Thượng Điền. 

Lễ cúng miễu Cô Hồn diễn ra hằng năm vào 3 dịp đó là: rằm và 16/1, rằm và 16/10, rằm và 16/7 âm lịch. Ngoài ra trong lễ cúng miễu Cô Hồn sẽ phải mời các nhà sư đến để cầu siêu cho Cô Hồn. 

Lễ cúng miễu Bà gồm rất nhiều nghi thức: lễ cúng Tiên Sư, lễ thỉnh Đất và Nước, Tiền Vãng, lễ Tiền Yết, lễ Chánh Cúng, tất cả đều có dàn nhạc lễ diễu đầu. Trước kia còn có tục mời bà bóng đến múa dâng lễ do nữ thần Thiên Y Ana thuộc tín ngưỡng Chăm. 

Lễ cúng Miễu Vĩnh Long, nét độc đáo trong tín ngưỡng của người dân nơi đây 2

Lễ cúng Miễu Vĩnh Long chính là sợi dây gắn kết tình cảm của người dân nơi đây

Lễ cúng Miễu Vĩnh Long, nét độc đáo trong tín ngưỡng của người dân nơi đây 3

Miễu Ông thờ các vị Quan Công quyền uy nên xung quanh cũng toát lên sự trang nghiêm

Nếu có dịp đến với mảnh đất phía tây Tổ quốc này, hãy thử trải nghiệm Lễ cúng Miễu Vĩnh Long nhé! Tại đây bạn vừa có thể tham gia vào những hoạt động thú vị vừa có thể hiểu thêm về một nét tín ngưỡng độc đáo của người dân Vĩnh Long. Hy vọng những chia sẻ của MIA.vn về những lễ hội độc đáo của đất nước sẽ giúp bạn có thêm những địa điểm thú vị để bỏ vào cẩm nang du lịch của mình.