Là ngày lễ hội mang đậm đà màu sắc văn hóa của người Tày cổ, Lễ hội đình làng Dọc được tổ chức đều đặn 2 lần một năm tại đình làng Dọc, thuộc địa phận làng Dọc, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Xem thêm: Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ - Cột mốc quan trọng của người vùng cao

Đình làng Dọc đã được người đồng bào dân tộc xây dựng trong khoảng thời gian đầu thế kỷ 19.Đây là nơi người dân dùng để thờ phượng và bày tỏ lòng biết ơn thành kính đối với các bậc tiền nhân, tổ tiên cha ông đã có công khai hoang mở đất, trồng cấy và dựng làng, biến chốn này từ một nơi núi rừng hoang vu hẻo lánh trở thành bản làng trù phú với những hoạt động văn hóa và lễ hội đặc sắc. Ngoài thờ phượng ông tổ họ Phạm cùng sáu dòng tộc có công khai khẩn ra vùng đất Việt Hồng vào những năm thế kỷ 18, đình làng còn là nơi thờ các vị thần linh, thành Hoàng làng theo tín ngưỡng tâm linh của người đồng bào dân tộc.

Trải qua bao biến động thăng trầm của thời gian, đình làng Dọc vẫn hiên ngang đứng vững mặc cho đã hứng chịu vô số làn mưa bom bão đạn trong những năm tháng kháng chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc. Vốn trước kia, đình làng còn được vua Khải Định cùng các triều vua trước ban các sắc phong nhưng đáng tiếc đã bị đốt cháy, hiện chỉ còn sót lại duy nhất một bản mà thôi. Mãi đến năm 1944, đình mới được xây dựng lại khang trang hơn và tồn tại cho đến tận ngày nay, trở thành địa điểm để người đồng bào dân tộc sinh sống quanh vùng tề tựu tổ chức Lễ hội đình làng Dọc đều đặn hai lần trong năm.

Lễ hội đình làng Dọc - Ngày hội đậm đà màu sắc của người Tày cổ 2

Lễ hội đình làng Dọc được tổ chức tại đình làng Dọc - nơi được các vua triều đại phong kiến ban sắc phong

Trái ngược hoàn toàn với những ngày lễ hội khác tại vùng cao Yên Bái, ví dụ như Lễ hội Xên Mường của đồng bào Thái – Mường Lò hay Lễ hội Lồng Tồng của người Tày ở Kiến Thành, Lễ hội đình làng Dọc được tổ chức đều đặn hai kỳ một năm. 

Lễ hội đình làng Dọc được tổ chức lần đầu vào tháng Giêng âm lịch, rơi vào hai ngày mồng Ba và mồng Bốn, được gọi là Lễ hạ điền. Trong khi đó, kỳ hai của Lễ hội đình làng Dọc sẽ được tổ chức vào hai ngày 13 và 14 tháng Bảy âm lịch hàng năm, hay còn gọi là Lễ hội cầu Thần Nông. Trong những ngày diễn ra lễ hội, đông đảo các đồng bào dân tộc Tày, Kinh, Thái, Mường sinh sống quanh 17 mường và 14 bản của xã Việt Hồng và xã Đại Lịch sẽ rủ nhau nô nức về dự lễ cũng như tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí khác mang đậm đà bản sắc truyền thống dân tộc.

Không chỉ là dịp để người đồng bào dân tộc sinh sống quanh những bản làng nơi hai xã Việt Hồng và Đại Lịch bày tỏ lòng biết ơn thành kính đến các vị tổ tiên, cha ông đã có công khai khẩn và dựng nên vùng đất trù phú này, Lễ hội đình làng Dọc còn là dịp để mọi người quây quần lại sau một năm bôn ba, vất vả.  Chính vì thế nên Lễ hội đình làng Dọc không chỉ là lễ hội mang đậm đà màu sắc văn hóa của người Tày cổ với những nét đẹp và giá trị đặc sắc của truyền thống nơi đây, lễ hội còn là dịp dạy dỗ con cháu phải luôn đoàn kết, gắn bó và thắt chặt tình làng nghĩa xóm. Chính vì ý nghĩa nhân văn này nên dẫu ở xa đến đâu thì vào những ngày tổ chức Lễ hội đình làng Dọc, những người con của núi rừng Tây Bắc vẫn sẽ luôn cố gắng tề tựu về đông đủ bên gia đình, người thân, chòm xóm láng giềng để chia nhau chung rượu cần, miếng thịt béo và gửi đến nhau những lời chúc phúc chân thành nhất.

Lễ hội đình làng Dọc được tổ chức với hai phần riêng biệt, gồm phần Lễ và phần Hội với những nét đặc sắc riêng. Cùng tìm hiểu với MIA.vn nhé!

Trước ngày diễn ra phần lễ của Lễ hội đình làng Dọc, người đồng bào dân tộc sẽ cùng nhau chuẩn bị những mâm cỗ với bốn mâm chay và hai mươi bảy mâm mặn. Đặc biệt hơn, trong ngày lễ diễn ra vào tháng Bảy âm lịch thì phần mâm cỗ sẽ có thêm cả thịt trâu hoặc thịt dê béo nữa.

Phần lễ của Lễ hội đình làng Dọc được tổ chức đậm đà màu sắc trong văn hóa truyền thống của người Tày cổ và cả người Kinh nên rất thú vị. Trong ngày này, phần lễ Đình sẽ đuọc tổ chức một cách trịnh trọng, trang nghiêm và tiết kiệm, không tổ chức các hình thức mua thần bán thánh, mê tín dị đoan.

Trong ngày diễn ra phần lễ của Lễ hội đình làng Dọc, nếu may mắn có dịp tham dự, bạn sẽ được dịp tận hưởng bầu không khí lễ hội đa sắc màu. Phần lễ là sự kết hợp hài hòa giữa những nghi thức tế lễ truyền thống của người Kinh cùng với những điệu múa xòe then đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày. Trong phần lễ cúng Thành hoàng, tổ tiên và các bậc tiền nhân có công khai khẩn vùng đất này, người đồng bào dân tộc sẽ luôn chú ý giữ được sự tiết kiệm cần thiết và dâng lên những lời cảm tạ và cầu mong một mùa màng tươi tốt, ấm no với cuộc sống sung túc, đủ đầy trong cả năm.

Lễ hội đình làng Dọc - Ngày hội đậm đà màu sắc của người Tày cổ 3

Phần lễ của Lễ hội đình làng Dọc được tổ chức một cách trịnh trọng, trang nghiêm

Lễ hội đình làng Dọc - Ngày hội đậm đà màu sắc của người Tày cổ 4

Nghi thức rước kiệu trong ngày diễn ra Lễ hội đình làng Dọc

Nếu như phần lễ của Lễ hội đình làng Dọc được tổ chức một cách trịnh trọng, trang nghiêm với đầy đủ những nghi thức thờ phượng, phần hội sẽ được tổ chức đa dạng và phong phú hơn cả. Trong ngày hội của Lễ hội đình làng Dọc, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm một loạt những trò chơi truyền thống văn hóa của người đồng bào dân tộc như hội chơi đu, hội còn, hội yến, hội hát đối, v.v. Ngoài ra, trong ngày này, các bà, các chị và các thiếu nữ Tày còn biểu diễn những điệu xòe then duyên dáng truyền thống của dân tộc mình nữa đó.

Lễ hội đình làng Dọc - Ngày hội đậm đà màu sắc của người Tày cổ 5

Phần hội sôi động với một loạt những trò chơi dân gian truyền thống

Trải qua bao thăng trầm biến động của dòng thời gian, đình làng Dọc vẫn hiên ngang đứng vững. Và tất nhiên, Lễ hội đình làng Dọc cũng luôn đồng hành cùng năm tháng, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc sinh sống quanh vùng đất này. Nếu có dịp đến với vùng cao Yên Bái, nhất định phải một lần hòa mình vào bầu không khí sôi nổi, rộn ràng đa sắc màu nơi Lễ hội đình làng Dọc với một loạt những hoạt động vui chơi thú vị đang chờ đợi bạn nhé.