1Giới thiệu về địa danh Hoàng Su Phì
Địa danh Hoàng Su Phì nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Giang. Nằm ở tuyến du lịch nối liền 3 tỉnh Lào Cai - Hà Giang - Cao Bằng. Cùng với điều kiện khí hậu tự nhiên rất đặc biệt, thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ cùng với nét đặc trưng vô cùng choáng ngợp những tín đồ mê “xê dịch” là những ruộng bậc thang vô cùng rộng lớn, những con sông khe suối bắt ngang cánh rừng nguyên sinh càng làm cho bức tranh nơi đây càng thêm phần lộng lẫy, Có nhiều di tích, di sản được xếp hạng cùng hàng ngàn cảnh đẹp tự nhiên thơ mộng đang đợi chờ các bạn đến khám phá tạo tiền đề phát triển du lịch nơi đây đặc biệt là du lịch sinh thái, văn hóa cộng đồng.
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được công nhận là Di tích danh thắng quốc gia tháng 11/2011, trải dài trên địa bàn 6 xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty và Thông Nguyên. Năm 2016 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận bổ sung 5 xã Nậm Khòa, Tả Sử Choóng, Pố Lồ, Bản Nhùng, Thàng Tín.
Hoàng Su Phì là huyện vùng cao, với khí hậu của vùng này rất đặc biệt là vì địa hình chia cắt nên sẽ có nhiều vùng khí hậu khác nhau, đất thổ nhưỡng và các cảnh quan thiên nhiên vô cùng khác nhau mỗi nơi một vẻ đẹp có khả năng làm cho khách du lịch phải “thơ thẩn” khi nhìn thấy cảnh đẹp tại Hoàng Su Phì.
Xem thêm: Di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì - Kiệt tác đất Hà Giang
2Các thời gian diễn ra lễ hội Hoàng Su Phì
Mùa Xuân là thời điểm diễn ra các lễ hội độc đáo ở Hoàng Su Phì. Khoảng thời gian tháng 2, khi huyện Hoàng Su Phì bước vào thời điểm tươi trẻ đầy sức sống, ở khắp các bản làng hoa đào, hoa mận, hoa cải nở rộ đua nhau khoe sắc dưới cái nắng mùa xuân len lỏi qua những ngọn núi cao xa xa, chiếu nhè nhẹ xuống những ruộng bậc thang đầy mê mẫn. Cái giá lạnh tê tái không còn tràn ngập trên Hoàng Su Phì thay vào đó là không khí xuân đang tràn về, ấm áp hơn, thời tiết cũng dịu dàng hơn.
Khi thời tiết giao mùa giữa tháng 4 đến tháng 6 sẽ đến mùa cấy lúa ở những ruộng bậc thang của Hoàng Su Phì. Bạn đến đây vào thời điểm này sẽ được chiêm ngưỡng được nét đẹp lao động sản xuất của những dân tộc thiểu số tại đây. Đến vụ cấy, người dân trong bản sẽ cùng nhau tập trung lại cấy lúa cho những thửa ruộng xa bản trước sẽ đi từ ngoài vào trong bản làng. Mỗi người một việc, đàn ông cày ruộng, phụ nữ sẽ xoay quanh công việc làm sạch mạ và cấy lúa. Mỗi người mỗi việc tiếng cười nói rôm rả trải từ ngoài đồng đến tận trong thôn.
Đến tháng 9 hằng năm đây chính là thời điểm mùa lúa ở những ruộng bậc thang sẽ đổi màu chính vàng. Tầm này thì Lễ hội Hoàng Su Phì cũng sẽ được diễn ra, thu hút nhiều khách đến chụp ảnh các thửa ruộng bậc thang trải dài trên các sườn núi trông đẹp mắt cực kì. Đây được xem là tháng đặc sắc nhất trong tuần Lễ hội Hoàng Su Phì.
Cuối năm, khi bước sang mùa đông miền Bắc. Nếu không ngại cái lạnh, các bạn có thể lên Hoàng Su Phì khám phá Tây Côn Lĩnh, Chiêu Lầu Thi để săn mây, săn tuyết. Cảm giác rất đáng để trải nghiệm.
Xem thêm: Mùa vàng Hoàng Su Phì - Nét đẹp bình yên giữa chốn cao nguyên
3Nét đặc sắc trong Lễ hội Hoàng Su Phì
Lễ hội Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang được tổ chức thường niên từ năm 2015, sẽ bắt đầu vào tháng 9 hằng năm vì đây là thời điểm lúa chín vàng ươm, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến một khung cảnh vô cùng mãn nhãn cùng mùi thơm lúa chín thoang thoảng trong gió. Đây cũng là thời điểm “vàng” ở Hoàng Su Phì. Vàng vì đồng lúa đã đến mùa thu hoạch, vàng vì đây cũng là lúc mà nhiều du khách tìm về với cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, mang đến cảm giác bình yên với tuyệt tác thiên nhiên ban tặng. Sự kiện được trải dài trên địa bàn 12 xã, thị trấn của huyện Hoàng Su Phì. Mỗi nơi sẽ có những hình thức tổ chức riêng với nội dung phong phú từ văn hóa đến ẩm thực, phong cảnh thiên nhiên.
Xem thêm: Khám phá Hoàng Su Phì mùa nước đổ với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp
Lễ hội Hoàng Su Phì được diễn ra ở huyện Hoàng Su Phì cách Thành phố Hà Giang khoảng 110km. Mùa lễ hội Hoàng Su Phì chính thức được diễn ra khi mùa lúa chín đã về trên khắp bản làng. Bạn sẽ được mãn nhãn với cảnh vật xung quanh như một tấm thảm trải dài của màu vàng óng ả, mùi thơm lúa mới thoảng qua trong gió khiến mình cảm thấy nhẹ nhõm tâm hồn, Bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước sự chứng kiến của cảnh vật bao la, ngắm nhìn vô số thửa ruộng bậc thang uốn lượn quay co những sườn đồi, lưng núi.
Nguồn gốc của Lễ hội Hoàng Su Phì được ra đời là khi năm 2012, sau khi 760 ha ruộng bậc thang ở khắp các bản làng và nhiều lễ hội khác của người Dao Đỏ được công nhận là Di sản Thiên nhiên và Văn hóa Quốc gia thì nhiều sự kiện đã được nối đuôi tổ chức nhằm tôn vinh những di sản độc đáo, đáng được nhắc đến khi nói về vùng “đất đỏ vỏ cây vàng” Hoàng Su Phì này.
Trong Lễ hội Hoàng Su Phì thì sẽ được diễn ra lễ hội Quyá Hiéng của dân tộc Dao được chia thành 2 phần là phần lễ và phần hội. Các vị thầy cúng còn được gọi là “Sài ông” cùng gia đình lập 3 đàn lễ gọi là: Bứa Hiéng (tức bàn thờ tổ tiên tông tộc); Đàn lễ: Sáng Chà Phin (tức đàn cúng thế giới thần linh và các Ma là tổ tiên của nghề thầy cúng gọi là Sài Tía) và Đàn lễ thứ 3 gọi là: Sám Háng (tức là mâm cúng các Ma là linh hồn của những người khi sống không nhà không cửa). Lễ vật dâng cúng là những sản vật nông, lâm nghiệp được chính các hộ gia đình nuôi trồng chế biến như: thịt gà, cơm, rượu, các loại bánh, hương, tiền, đèn, nến….. như một lời tạ ơn với tổ tiên, trời đất.
Ngoài những nghi lễ truyền thống có trong Lễ hội Hoàng Su Phì như là tế lễ, cảm tạ thần linh trời đất, cầu bái cho thiên hạ thái bình, mua bán được thuận lợi, gia đình đầm ấm, mùa màng thuận lợi,... thì du khách có thể tìm hiểu những nét văn hóa địa phương đặc sắc. Được tham gia các trò chơi dân gian, các buổi biểu diễn nhảy lửa, chọi dê,.... hoặc bạn có thể thử trò chơi mạo hiểm mới mẻ ở Hoàng Su Phì như bay dù lượn để ngắm nhìn tuyệt tác thiên nhiên kì vĩ. Đảm bảo bạn đi một lần là sẽ nhớ hoài.
Khi đã đến tham gia Lễ hội Hoàng Su Phì ở Hà Giang bạn cũng nên tham quan những địa điểm khác làm nên sự nổi tiếng của Hà Giang như là Dinh thự Vua Mèo, hang Nà Luồng được đánh giá là hang động đẹp, rộng và sâu nhất ở Hà Giang. Còn có thể đến Cao nguyên đá Đồng Văn, còn có nhiều nơi là thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những ngọn núi đá cực kì hiểm trở có nét đẹp riêng biệt được nằm ngổn ngang. Còn có những bản làng ngày đêm khói lửa, những ngôi nhà nằm xen kẽ le lỏi qua những đồng ruộng, những cánh rừng xa tít. Khám phá những làng nghề truyền thống ở Hà Giang như dệt lanh thổ cẩm, nghề chạm bạc của người dân tộc Mông, Làng văn hóa dân tộc Tày, hay các làng người Dao trên vùng cao.
Ngoài tìm hiểu những địa danh thắng cảnh ra thì bạn cũng nên thử những món ăn đậm nét ẩm thực miền cao: thắng cố, khâu nhục, thịt trâu khô…. Và những sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường như: Rượu thóc Nàng Đôn, Chè shan tuyết Phìn Hò Trà, ngoài ra còn có những mặt hàng thổ cẩm, mật ong rừng,.... cũng đáng để các bạn thử một lần trong đời.
Lễ hội Hoàng Su Phì chỉ xoay quanh những cánh đồng ruộng bậc thang mùa lúa chín vàng. Đây là nét đặc trưng thu hút khách du lịch về với Hoàng Su Phì tham dự lễ hội vào hằng năm. Bạn cứ thử đến đây một lần để cảm nhận được hết vẻ đẹp ở đây. Mê đắm trong không gian cảnh vật ở đây là điều mà bạn có thể cảm nhận rõ nhất. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn có chuyến đi vui và hãy chia sẻ lại khoảnh khắc đó với MIA.vn nhé !