Vị trí: số 15 Đường Trần Phú, Phường 3, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam

Nhà thờ Con Gà có tên gọi khác là nhà thờ chính tòa Đà Lạt (tên tiếng Anh là nhà thờ chính toà Thánh Nicôla Bari), được xây dựng từ năm 1931 đến năm 1942, và trải qua 3 lần thi công xây dựng. Đây là công trình công giáo lớn nhất ở thành phố mộng mơ là và điểm tham quan nhất định phải ghé ngay khi check-in Đà Lạt.

Nhà thờ Con Gà - Đắm say trước vẻ đẹp châu Âu cổ kính giữa lòng Đà Lạt 2

Mang trong mình vẻ đẹp cổ kính, nhà thờ Con Gà đã gây ấn tượng đặc biệt sâu sắc trong lòng mỗi du khách khi ghé thăm

Nhà thờ Con gà tọa lạc trên đường Trần Phú, là con đường có vị trí đắc địa trong trung tâm, tập trung nhiều khách sạn ở Đà Lạt nhất. Vì thế, du khách có thể kết hợp khám phá các điểm tham quan khác như Quảng trường Lâm Viên, chợ Đà Lạt... hay “phá đảo” các món ngon tại thành phố ngàn hoa.

Nhà thờ Con Gà - Đắm say trước vẻ đẹp châu Âu cổ kính giữa lòng Đà Lạt 3

Nhà thờ Con Gà là điểm đến vô cùng lý tưởng của nhiều du khách trong nước và quốc tế

Nếu có ai hỏi tham quan nhà thờ Con Gà có mất phí không thì MIA.vn trả lời với bạn rằng là không nhé! Đây là điểm tham quan hoàn toàn miễn phí, nên du khách cứ an tâm thỏa sức thưởng thức vẻ đẹp của nhà thờ Con Gà.

Nhà thờ Con Gà không những là nơi tôn giáo tín ngưỡng, mà còn là nơi thu hút hàng trăm khách du lịch mỗi năm, nên cánh cổng luôn luôn mở rộng cửa cho các du khách ghé thăm. Tuy nhiên, bạn nên đến nhà thờ Con Gà vào ban ngày để tha hồ tham quan, khám phá, hay thoải mái “chụp choẹt” sống ảo.

Nhà thờ Con Gà - Đắm say trước vẻ đẹp châu Âu cổ kính giữa lòng Đà Lạt 4

Điểm nổi “bần bật” của nhà thờ Con Gà này là sắc “hường thắm” rất đỗi “cute”, thu hút hội “bánh bèo” tới đây check-in thường xuyên

Nhà thờ Con Gà - Đắm say trước vẻ đẹp châu Âu cổ kính giữa lòng Đà Lạt 5

Màu hồng “background” của tường rất được lòng tín đồ yêu màu hồng đó nha

Bắt đầu từ trung tâm thành phố, ngay vòng xoay vào chợ Đà Lạt, du khách đi theo lối ra thứ 2 để qua cầu, đến được đường Lê Đại Hành. Tại đây, bạn sẽ thấy được vòng xoay, rẽ phải rồi đi thêm khoảng 100m nữa sẽ thấy ngã 3 xuất hiện trước mặt. Tiếp theo, du khách rẽ trái lên dốc, chạy khoảng 200m là tới được điểm đến tham quan nhà thờ Con Gà.

Nhà thờ Con Gà - Đắm say trước vẻ đẹp châu Âu cổ kính giữa lòng Đà Lạt 6

Khi đến với nhà thờ Con Gà, du khách sẽ bị ấn tượng bởi sắc đỏ nở rực rỡ của hoa trạng nguyên hai bên đường, xen kẽ các tòa của nhà thờ

Nhà thờ Con Gà được ví như là một “nhân chứng sống” cho thành phố Đà Lạt khi gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố sương mù. 

Vào năm 1893, bác sĩ Alexandre Yersin lần đầu tiên đặt chân và chinh phục cao nguyên lâm viên. Ít năm sau đó, những đề xuất của ông về việc xây dựng một trạm nghỉ dưỡng ở thành phố Đà Lạt được người Pháp đồng ý, và Đà Lạt cứ thế được hình thành… Đi cùng Yersin lúc này, có ông linh mục Robert thuộc Hội công giáo Paris, sau đó ông ấy trở về và kể lại cho Hội công giáo Paris nghe. Mãi cho đến năm 1917, một linh mục khác là Nicola Couveur tại Viễn Đông đã đến Đà Lạt với mục đích tìm nơi nghỉ dưỡng cho các giáo sĩ. Ông đã cho xây dựng một dưỡng viện giáo đồ. Sau đó đến cuối tháng 4/1920, giám mục Quinton đã ban hành quyết định thành lập Giáo phận Đà Lạt.

Sau cùng, nhà thờ Con Gà được khởi công xây dựng vào chủ nhật ngày 19 tháng 7 năm 1931 do giám mục Colomban Dreyer đặt viên gạch đầu tiên.

6.1. Giải mã về tên gọi nhà thờ Con Gà

Hẳn có nhiều du khách thắc mắc tại sao nhà thờ có tên là nhà thờ Con Gà đúng không? Thật ra, do trên đỉnh thánh giá của tháp chuông nhà thờ chính toà Đà Lạt có một cục thu lôi đúc hình con gà độc đáo. Chính vì lý do đó mà nhiều người dân gọi đây với cái tên dễ thương là nhà thờ Con Gà. Ngoài ra, để lý giải về hình tượng này, một số ý kiến cho rằng con gà ở đây vừa mang biểu tượng gà trống Gaulois của nước Pháp, lại vừa tượng trưng cho thánh Phêrô, và sự thức tỉnh, sám hối theo kinh Tân Ước.

Nhà thờ Con Gà - Đắm say trước vẻ đẹp châu Âu cổ kính giữa lòng Đà Lạt 7

Tượng hình con gà trên ngọn thánh giá của nhà thờ Con Gà được làm bằng hợp kim nhôm nhẹ, rỗng ở phần bên trong, dài 66cm và cao 58cm

6.2. Kiến trúc độc đáo của nhà thờ Con Gà

Một trong những lý do thu hút nhiều du khách tới tham quan nhà thờ Con Gà là vì lối kiến trúc độc đáo của nó. Nhà thờ được thiết kế mang đậm ảnh hưởng của các nhà thờ công giáo Roma ở tận trời Âu. Nhà thờ Con Gà được thiết kế tổng thể đối xứng, theo hình chữ thập, với chiều dài 65m và chiều rộng 14m, cửa chính hướng về “nóc nhà” Đà Lạt - núi Langbiang hùng vĩ. Du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của núi Langbiang tại đây. Đặc biệt hơn, nhà thờ có tháp chuông cao tận 47m, vì thế dù du khách đứng từ xa cũng có thể dễ dàng nhìn thấy nhà thờ trên bầu trời. 

Thánh đường của nhà thờ Con Gà được chia làm 3 gian bao gồm 1 gian lớn ở chính giữa và 2 gian nhỏ nằm 2 bên. Gian giữa gồm các dãy bàn ghế và chính điện, 2 gian còn lại là cá dãy bàn phụ và lối đi.

Xem thêm: Nhà thờ Domaine De Marie - Dấu ấn Châu Âu giữa lòng Đà Lạt

Nhà thờ Con Gà - Đắm say trước vẻ đẹp châu Âu cổ kính giữa lòng Đà Lạt 8

Gian lớn nằm chính giữa thánh đường của nhà thờ Con Gà 

Đặc biệt, nhà thờ Con Gà được xây dựng theo lối kiến trúc Roman, nên phần trang trí rất quan trọng và được để tâm nhất. Nếu du khách lần đầu tiên ghé thăm nhà thờ Con Gà thì chắc chắn bạn sẽ phải “mắt chữ A mồm chữ O” bởi ấn tượng với 70 tấm kính màu khác nhau do xưởng Louis Balmet ở Grenoble (Pháp) chế tạo, mang lối kiến trúc châu Âu cổ kính. Những tấm kính này vừa giúp cho thánh đường nổi bật khi mang một phong cách thẩm mỹ vô cùng độc đáo, mờ ảo và huyền bí, lại vừa có tác dụng chiếu sáng khắp mọi nơi.

Nhà thờ Con Gà - Đắm say trước vẻ đẹp châu Âu cổ kính giữa lòng Đà Lạt 9

Những tấm kính màu có tác dụng chiếu sáng các nội thất trong thánh đường, và tại không gian nơi đây thêm huyền ảo, đẹp mắt

Nhà thờ Con Gà - Đắm say trước vẻ đẹp châu Âu cổ kính giữa lòng Đà Lạt 10

Một góc hậu viện của nhà thờ mang vẻ đẹp cổ kính

Nếu là người theo đạo có nhu cầu đi lễ, thì bạn cần chú ý giờ sau đây nha. Giờ lễ của nhà thờ Con Gà cũng giống như những nhà thờ khác, được sắp xếp linh động là vào ngày thường và chủ nhật. Ngày thường sẽ có 2 giờ lễ vào lúc 5:15 và 17:15. Đặc biệt hơn vào chủ nhật có đến tận 5 giờ lễ, đó là lúc: 5:30, 7:00, 8:30, 16:00 và 18:00. Nhờ vào việc sắp xếp hợp lý đó, mà những người theo đạo đang sống ở Đà Lạt có thể chọn cho mình giờ đi lễ cho phù hợp và không phải vắng mặt buổi lễ nào.

Nhà thờ Con Gà - Đắm say trước vẻ đẹp châu Âu cổ kính giữa lòng Đà Lạt 11

Du khách nên nắm rõ thời gian lễ của nhà thờ Con Gà để tránh ảnh hưởng đến việc tham quan, chụp hình sống ảo nhé!

Nhà thờ Con Gà nằm trong trung tâm thành phố, cũng rất gần các điểm tham quan nổi tiếng của Đà Lạt. Du khách có thể tự mình “thiết kế” một tour khám phá thành phố sương mù hấp dẫn cho bản thân rồi.

Nhà thờ Con Gà - Đắm say trước vẻ đẹp châu Âu cổ kính giữa lòng Đà Lạt 12

Hồ Xuân Hương cách nhà thờ Con Gà 1.2km

Nhà thờ Con Gà - Đắm say trước vẻ đẹp châu Âu cổ kính giữa lòng Đà Lạt 13

Quảng trường Lâm Viên cách nhà thờ Con Gà 1.2km

Nhà thờ Con Gà - Đắm say trước vẻ đẹp châu Âu cổ kính giữa lòng Đà Lạt 14

Dinh Bảo Đại 3 cách nhà thờ Con Gà khoảng 1.8km

Nhà thờ Con Gà - Đắm say trước vẻ đẹp châu Âu cổ kính giữa lòng Đà Lạt 15

Nhà ga Đà Lạt cách nhà thờ Con Gà tầm 2.3km

Nhà thờ Con Gà - Đắm say trước vẻ đẹp châu Âu cổ kính giữa lòng Đà Lạt 16

Vườn hoa thành phố Đà Lạt cách nhà thờ Con Gà 2.7km

Nhà thờ Con Gà - Đắm say trước vẻ đẹp châu Âu cổ kính giữa lòng Đà Lạt 17

Thác Datanla Đà Lạt cách nhà thờ Con Gà khoảng 5.8km

Nhà thờ Con Gà - Đắm say trước vẻ đẹp châu Âu cổ kính giữa lòng Đà Lạt 18

Cáp treo Đà Lạt cách nhà thờ Con Gà khoảng 8.6km

Với những thông tin cơ bản được tổng hợp, MIA.vn hy vọng du khách sẽ nhanh chóng có buổi tham quan nhà thờ Con Gà ở Đà Lạt thật ưng ý trong thời gian sắp tới. Đừng quên MIA.vn còn có rất nhiều gợi ý lịch trình khám phá Đà Lạt tự túc để bạn tham khảo đó.